Donetsk và Luhansk trưng cầu dân ý nhập Nga; Zelensky: trò giả hiệu; Biden: trừng phạt

24 Tháng Chín 20228:21 SA(Xem: 4884)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ BẨY 24 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Donetsk và Luhansk trưng cầu dân ý nhập Nga; Zelensky: trò giả hiệu; Biden: trừng phạt


Tổng thống Mỹ: Sẽ trừng phạt “nhanh chóng và nặng nề” nếu Nga sáp nhập các lãnh thổ Ukraina


RFI 24/09/2022


image003Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Hoa Kỳ, ngày 21/09/2022. REUTERS - BRENDAN MCDERMID


Thanh Phương


Tối qua, 23/09/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế “nhanh chóng và nặng nề” đối với Nga, nếu Matxcơva sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraina thông qua các cuộc trưng cầu dân ý mà quốc tế không công nhận.


Từ hôm qua cho đến ngày 27/09, Nga đã cho tổ chức trưng cầu dân ý tại các vùng của Ukraina mà họ kiểm soát toàn bộ hoặc một phần. Đó là các vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông, Kherson và Zaporijjia ở miền nam.


Ông Biden tố cáo : "Các cuộc trưng cầu dân ý của Nga là một trò giả vờ, một cái cớ xảo trá để cố sáp nhập bằng vũ lực các vùng lãnh thổ của Ukraina." 


Trước đó, trong một thông cáo chung, các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 ( Đức, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Nhật và Anh Quốc ) cũng đã ra một thông cáo chung lên án các cuộc trưng cầu dân ý đó. Nhóm G7 kêu gọi toàn bộ các quốc gia trên thế giới “thẳng thừng bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu không có giá trị pháp lý và không chính đáng”. 


Hôm thứ năm, sau một cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng của nhóm G7 đã lên án việc Matxcơva leo thang trong cuộc chiến Ukraina, nhất là qua việc tổng thống Putin huy động quân dự bị và dọa sử dụng vũ khí nguyên tử.


Về phần tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, trong bài phát biểu thường nhật qua video tối qua, ông cũng đã kêu gọi toàn thế giới lên án cuộc trưng cầu dân ý “giả hiệu” do Nga tổ chức ở các vùng lãnh thổ của Ukraina.


'Trưng cầu dân ý gia nhập Nga': Binh lính đi từng nhà để lấy phiếu bầu


  • James Waterhouse từ Ukraine, Paul Adams và Merlyn Thomas từ London
  • BBC News


24/9/2022


image006Nguồn hình ảnh, Reuters. Nga cho phép giới truyền thông vào một số điểm bỏ phiếu, bao gồm điểm này ở Luhansk


Người dân Ukraine cho biết các binh lính có vũ trang đến từng nhà ở những vùng bị chiếm đóng để lấy phiếu bầu cho các cuộc "trưng cầu dân ý" về việc sáp nhập Nga.


"Bạn phải nói ra câu trả lời, rồi người lính sẽ đánh dấu vào phiếu bầu và giữ tờ phiếu", một phụ nữ ở Enerhodar nói với BBC.


Ở phía nam Kherson, lính Nga đứng gác một thùng phiếu ở giữa thành phố để thu thập phiếu bầu của người dân.


Truyền thông nhà nước Nga đưa tin việc đến từng nhà lấy phiếu là để đảm bảo "an ninh".


"Việc bỏ phiếu trực tiếp sẽ diễn ra duy nhất trong ngày 27/9", hãng tin Tass đưa tin. "Vào những ngày khác, phiếu bầu sẽ được thu thập từ cộng đồng và theo cách thức đến từng nhà."


Một phụ nữ ở Melitopol nói với BBC rằng hai "cộng tác viên" địa phương cùng hai binh sĩ Nga đã đến căn hộ của cha mẹ cô và đưa cho họ một lá phiếu.


"Cha tôi điền 'không' [để gia nhập Nga]," người phụ nữ nói. "Mẹ tôi đứng gần đó và hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu điền "không". Họ nói: "Không có gì".


"Mẹ tôi đang lo lắng rằng Nga sẽ đàn áp họ".


Người phụ nữ này cũng cho biết chỉ có một lá phiếu cho cả hộ gia đình, thay vì cho mỗi người.


Sự hiện diện của những binh lính có vũ trang khi tiến hành bỏ phiếu mâu thuẫn với sự khăng khăng của Moscow rằng đây là một quá trình tự do hoặc công bằng.


Các chuyên gia cho rằng các cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trong 5 ngày này sẽ cho phép Moscow tuyên bố chủ quyền - bất hợp pháp - 4 khu vực bị chiếm đóng hoặc bị chiếm đóng một phần của Ukraine là của Nga.


Việc "sáp nhập" sẽ không được quốc tế công nhận, nhưng có thể dẫn đến việc Nga tuyên bố rằng lãnh thổ của họ đang bị tấn công bởi các vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, điều có thể khiến chiến tranh leo thang hơn nữa.


Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả các cuộc trưng cầu dân ý là "một trò giả tạo", nói rằng đây là "cái cớ giả" để cố gắng sáp nhập các vùng của Ukraine bằng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế.


"Mỹ sẽ không bao giờ công nhận lãnh thổ Ukraine là bất cứ điều gì khác ngoài một phần của Ukraine", ông Biden tuyên bố.


Bộ trưởng Ngoại giao Anh, James Cleverly, cho biết Vương quốc Anh có bằng chứng cho thấy các quan chức Nga đã đặt ra các mục tiêu về "tỷ lệ người đi bầu được phát minh ra và tỷ lệ chấp thuận cho các cuộc trưng cầu giả tạo này".


Ông Cleverly cho biết Nga có kế hoạch chính thức hóa việc sáp nhập bốn khu vực - Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia - vào cuối tháng.


image007Nguồn hình ảnh, Reuters. Thùng phiếu được bảo vệ bởi những người lính có vũ trang ở Luhansk


Một nguồn tin ở Kherson nói với BBC rằng không có nỗ lực công khai nào nhằm khuyến khích việc bỏ phiếu, ngoài một thông báo trên hãng thông tấn của Nga rằng mọi người có thể bỏ phiếu tại một tòa nhà đã không được sử dụng 10 năm nay.


Một phụ nữ khác ở Kherson cho biết cô đã nhìn thấy "các binh lính có vũ trang" bên ngoài tòa nhà dường như đang diễn ra bỏ phiếu. Cô giả vờ quên hộ chiếu nên không phải bỏ phiếu.


Người phụ nữ cho biết tất cả bạn bè và gia đình cô đều phản đối cuộc trưng cầu dân ý. "Chúng tôi không biết cuộc sống của mình sẽ ra sao sau cuộc trưng cầu dân ý này. "Rất khó để hiểu họ muốn làm gì."


Kyiv nói rằng các cuộc trưng cầu dân ý sẽ không thay đổi điều gì, quân đội Ukraine sẽ tiếp tục phản công để giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ.


Trong khi đó, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin động viên thêm ít nhất 300.000 quân gần đây đã khiến nhiều người đàn ông Nga trong độ tuổi chiến đấu phải bỏ chạy.


Một thanh niên người Nga rời St Petersburg đến Kazakhstan để tránh nhập ngũ nói với chương trình Outside Source của BBC World Service rằng hầu hết bạn bè của anh ta cũng đang rời khỏi đất nước.


"Hiện giờ, tôi cảm thấy như thể hoàn toàn sụp đổ. Tôi biết chỉ có một hoặc hai người không nghĩ đến việc lưu vong lúc này", anh nói.


Người đàn ông cho biết một số người, giống như anh, đang chạy qua biên giới, trong khi những người khác đã đến những ngôi làng nhỏ của Nga để ẩn náu.


"Vấn đề lớn của Nga là chúng tôi không nghĩ về cuộc chiến ở Ukraine hồi tháng Hai như chúng tôi nghĩ về nó lúc này".


Hanna Chornous và Daria Sipigina đưa tin bổ sung từ Ukraine.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 21969)
" Hơn ai hết, cả Việt Nam và Mỹ đều hiểu và biết mình đứng ở vị trí như thế nào trong bàn cờ chính trị trên Biển Đông. Vậy trước những thách thức an ninh mới phát sinh như vậy Việt, Mỹ nên xây dựng mối quan hệ hợp tác theo hướng như thế nào để đảm bảo lợi ích cho cả hai?"
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 23640)
"Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm khá lớn, trong đó có cả các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông là có thể tạo ra một khu vực trú ẩn nước sâu, hoặc là một pháo đài dưới nước ở Biển Đông. Đáy Biển Đông có những nơi sâu hàng ngàn mét, với những hẻm núi dưới nước có thể giúp tàu ngầm dễ dàng ẩn náu, tránh bị phát hiện."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 24877)
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 19426)
"Iran đã đạt được thỏa thuận khung về hạt nhân với Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức hôm 2 tháng 4. Các bên đàm phán đang nhắm vào thỏa thuận chung quyết, trong đó Iran sẽ hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lại việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 19832)
"Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Hạ Viện Mỹ Chris Smith, cũng là người chủ tọa buổi điều trần, “chính phủ Việt Nam cần hợp tác an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam”
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19692)
"Những vụ biểu tình ở Burundi bùng ra sau khi Tổng thống Pierre Nkurunziza nói rằng ông sẽ tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19669)
"Ronald Reagan là Hàng không Mẫu hạm tối tân của Hải quân Hoa Kỳ sẽ thay thế HKMH George Washington ở Thái Bình Dương. Sắp tới, mẫu hạm này hiện nằm ở ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ sẽ được phái đến căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, theo tờ Thái Lan Bangkok Post."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 19136)
Bà Hillary Clinton, ứng viên "nặng ký" thuộc đảng Dân Chủ và cựu thống đốc bang Florida Jeb Bush, con trai và em trai của hai cựu tổng thống Mỹ, đã chính thức bước vào cuộc đua tranh cử tổng thống năm 2016. Ông Jeb Bush là nhân vật thứ 11 của Đảng Cộng hòa tuyên bố tranh cử.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 27018)
"Kênh đào Suez là một tuyến hàng hải quan trọng nối liền Âu châu với Á châu và mang lại cho Ai Cập 5 tỉ rưỡi đô la trong năm 2014. Kênh mới” là kênh cũ được nới rộng để các chiếc tàu có thể chạy cạnh nhau như trên xa lộ hai lằn, thay vì chỉ có một lằn như hiện nay." "Đô đốc Mameesh cho biết chưa đầy 10 năm nữa con kênh được nới rộng này sẽ mang lại cho Ai Cập 13 tỉ đô la mỗi năm."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19146)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng việc Hạ viện không thông qua một dự luật hỗ trợ người lao động Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định thương mại toàn cầu sẽ "gây thiệt hại trực tiếp cho khoảng 100.000 người lao động và cộng đồng của họ."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19025)
"Nhà kinh tế Spencer Dale của BP cho rằng "cuộc cách mạng đá phiến" chính là nguyên nhân khiến sản lượng dầu của Mỹ tăng đột biến, giúp các nhà sản xuất của Mỹ "đi tắt vượt mặt" Ả-rập Saudi."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 18879)
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop hôm, 11/06/2015 nói: « có thể gây căng thẳng, gây ra những tính toán hay xét đoán sai lầm để cuối cùng kết thúc bằng một hình thức xung đột nào đó ».
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 19994)
"Lần này Phạm Trường Long sẽ nói gì với Ash Carter về Biển Đông. Tháp tùng ông Long có Đô đốc Tôn Kiến Quốc, người vừa làm trưởng đoàn quân đội Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la, Ngô Xương Đức - Thượng tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tống Phổ Tuyển, Thượng tướng - Tư lệnh đại quân khu Bắc Kinh."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 20473)
- Lý do thứ nhất xuất phát từ mối lo ngại phải duy trì vị thế cường quốc năng lượng và tài nguyên của thế giới. Ông Putin đã nhận thấy sức tiêu thụ dầu và khí đốt tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ tăng rất mạnh trong 20 năm tới. - Lý do thứ hai, Nga đang bắt đầu gia tăng giao thương và hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả Đông Nam Á, nhằm củng cố ảnh hưởng chính trị. - Cuối cùng, Nga đang đặt cược rằng thế kỷ 21 là “thời của châu Á”, và Moscow cho rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia tạo ra thay đổi về trật tự trong khu vực, cũng như trên thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tàu ngầm C-Explorer 5, chuẩn bị lặn xuống Vịnh
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 18917)
"Chiến dịch quy mô do Hải quân và lực lượng tuần duyên Ý điều phối đã huy động cả tàu chiến của một số quốc gia khác như Anh, Ai Len, Đức và Tây Ban Nha trong hai ngày 06 và 07/06/2015 đã cứu hộ 14 con tàu với rất nhiều thuyên nhân đang gặp khó khăn ở ngoài khơi Libya."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 21176)
"Về mặt danh nghĩa, căn cứ Mỹ muốn thiết lập ở Campuchia là nơi đặt các thiết bị hậu cần kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ. Hiện tại do Washington và Phnom Penh chưa có bất kỳ hiệp định nào về đặt căn cứ nước này trên lãnh thổ nước kia, Mỹ đang đề xuất với Campuchia và hai bên sẽ đàm phán về vấn đề này, sau đó mới tiến hành triển khai trên thực địa."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 20379)
"Cùng với bia, xúc xích và màn biểu diễn từ những người đàn ông trong chiếc quần yếm truyền thống, Tổng thống Obama nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ thủ tướng Đức tại làng Kruen ở vùng Bavaria, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 - 7 cường quốc hàng đầu thế giới. G7 đã loại Nga ra khỏi năm 2014 sau khi Nga "thôn tính" bán đảo Crimea. Trong kỳ tranh cửa chức vụ TT Hoa Kỳ, nụ cười "hiền và tươi" của Obama đã thu hút được vô số cảm tình, vô số phiếu."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 19930)
"Đài tiếng nói Đức ngày 8 tháng 6 đưa tin, vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã đạt được đồng thuận quan trọng về mục tiêu bảo vệ khí hậu, đồng thời trong tuyên bố bế mạc quan ngại về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông. Đối với Nga, nhà lãnh đạo các nước không chỉ quyết định tiếp tục loại Nga ra khỏi ngưỡng cửa Hội nghị thượng đỉnh G7, mà còn có kế hoạch áp dụng thái độ cứng rắn hơn."
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 21809)
"Ấn Độ và Pakistan có chung một lịch sử đầy xung đột. Trước khi rút khỏi tiểu lục địa Ấn Độ vào năm 1947, người Anh đã kịp vạch ra đường ranh giới chia vùng Punjab đất đai phì nhiêu ra thành các thành phố Amritsar của Ấn độ và Lahore của Pakistan ngày nay."
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 20566)
"Đây là một phiên bản tái tạo giống thật. Tại khu vực cảng nhỏ bé Yorktown, hàng ngàn người phấn chấn tới thưởng lãm thời khắc này. Rất nhiều người trong số họ đã theo dõi quá trình xây dựng bản sao con tàu “Hermione” ngay từ lúc bắt đầu."