Crimea: Mục tiêu cuộc chiến mới giữa Ukraine và Nga

21 Tháng Tám 20228:51 SA(Xem: 4598)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY – CHỦ NHẬT 21 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Crimea: Mục tiêu cuộc chiến mới giữa Ukraine và Nga

image003

Chiến tranh Ukraine: Hạm đội Biển đen của Nga ở Crimea bị tấn công bằng drone


21/8/2022


image005Nguồn hình ảnh, UCG


Quân đội Nga ở Crimea lại vừa trở thành mục tiêu của một đợt tấn công mới bằng drone.


Lãnh đạo khu vực do Nga bổ nhiệm cho biết một máy bay không người lái của Ukraine nhắm vào Hạm đội Biển Đen của Nga ở thành phố Sevastopol đã bị bắn hạ hôm thứ Bảy.


Việc này diễn ra sau một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các lực lượng và cơ sở của Nga ở bán đảo Crimea trong tháng này.


Trong khi đó, Tổng thống Ukraine đã hoan nghênh thỏa thuận cho phép các thanh sát viên của Liên Hiệp Quốc tới thăm nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia do Nga kiểm soát phía bắc.


Đầu ngày thứ Bảy, một video cho thấy khói bốc lên từ khu vực Sevastopol, nơi hạm đội Biển Đen của Nga đóng trụ sở. BBC News không thể xác minh đoạn phim này một cách độc lập.


Thống đốc do Nga bổ nhiệm, Mikhail Razvozhayev, đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ việc.


Ông cho biết hệ thống phòng không của hạm đội đã được kích hoạt và máy bay không người lái của Ukraine đã bị phá hủy. Ông này nói: "Drone rơi trên nóc trụ sở. Không có thiệt hại đáng kể và không ai bị thương."


Cuối ngày thứ Bảy, ông Razvozhayev cho biết các hệ thống phòng không đã hoạt động trở lại ở Sevastopol, nhưng không cho biết chi tiết.


Một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã được báo cáo ở Crimea trong những ngày gần đây, bao gồm một cuộc tấn công vào căn cứ không quân gần Sevastopol vào thứ Năm và một cuộc tấn công khác vào bến cảng vào thứ Sáu.


Hồi đầu tháng, chín máy bay phản lực của Nga đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Nga tại Saky, tại bờ biển phía tây của Crimea.


Video trên mạng xã hội vào thời điểm đó cho thấy các du khách Nga chạy thoát thân khỏi một khu nghỉ dưỡng gần đó.


image006Chụp lại hình ảnh. Vụ tấn công ở Saky khiến khách du lịch trên một bãi biển hoảng sợ


Crimea bị Nga xâm lược và sáp nhập vào năm 2014, và Ukraine đã tuyên bố sẽ chiếm lại nó.


Tuy nhiên, chính phủ Kyiv đã không xác nhận hoặc phủ nhận rằng họ có liên quan đến các cuộc tấn công gần đây.


Moscow đã đổ lỗi cho Ukraine liên quan tới một số vụ tấn công cho rằng một số hoạt động quân sự đặc biệt có thể là của quân đội Ukraine - hoặc những người trung thành với Kyiv.


Các quan chức phương Tây cho rằng những vụ việc này đang có tác động lớn đến hoạt động và tâm lý của quân đội Nga.


Trong một diễn biến khác, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết sự an toàn của nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia có thể bắt đầu được khôi phục với chuyến thăm của các thanh sát viên quốc tế.


Ông phát biểu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscow sẽ cho phép các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc tiếp cận cơ sở này ở phía bắc Crimea.


Điện Kremlin và Kyiv đã đổ lỗi cho nhau vì đã nã pháo vào nhà máy trong tuần qua, làm dấy lên lo ngại về một thảm họa hạt nhân.


Trong khi đó, Nga vẫn tiếp tục chiến thuật pháo kích trong đêm vào các thành phố, nhắm vào Kharkiv, Dnipro và Mykolaiv, cùng những nơi khác.


Và thị trưởng Mariupol do Nga bổ nhiệm được cho là đã sống sót sau một vụ ám sát.


image008Nguồn hình ảnh, Google maps. Vụ việc ở Mariupol được cho là xảy ra gần lối vào của vườn thú địa phương


Một phóng viên của kênh truyền hình nhà nước Nga cho biết thị trưởng, Kostyantyn Ivashchenko, đang ngồi trong ô tô thì một thiết bị nổ phát nổ ở lối vào vườn thú của thành phố.


Cũng trong ngày thứ Bảy, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã tổ chức một cuộc họp báo tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi hai tàu chở ngũ cốc khác rời Ukraine.


Ông nói rằng ông đã "vô cùng xúc động" khi chứng kiến một con tàu chở ngũ cốc hướng đến vùng Sừng châu Phi và việc này mang lại "cứu trợ khẩn cấp cho những người đang phải chịu đựng nạn đói nghiêm trọng".


Việc các tàu vận chuyển ngũ cốc có thể đi lại an toàn trở lại được thực hiện thông qua các hợp đồng do Liên Hiệp Quốc làm trung gian với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine vào tháng trước.


Ông Guterres nói thêm rằng việc cho phép vận chuyển thực phẩm và phân bón từ Nga cũng rất quan trọng khi cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt ngày càng trầm trọng. (theoBBC)


+++++++++++++++++++++++++++


Ukraina: Trụ sở Hạm Đội Biển Đen của Nga tại Crimée lại bị drone tấn công


RFI 20/08/2022


image010Thành phố Sébastopol -Crimée. © Etienne Bouche


Trọng Nghĩa


Một chiếc máy bay không người lái – còn gọi là drone - đã bị bắn rơi vào hôm 20/08/2022, ngay trên trụ sở Hạm Đội Biển Đen của Nga ở thành phố Sébastopol, vùng bán đảo Crimée của Ukraina nhưng bị Nga chiếm đóng. Vụ tấn công không thành này diễn ra trong bối cảnh hàng loạt cơ sở quân sự của Nga ở sâu đằng sau chiến tuyến bị liên tục tấn công trong những ngày gần đây.


Theo hãng tin Pháp AFP, một thông báo trên mạng telegram của thống đốc thành phố Sébastopol Mikhail Razvojaev cho biết: “Chiếc máy bay không người lái đã bị bắn hạ ngay phía trên trụ sở của Hạm Đội… rơi trên mái nhà và bốc cháy”.


Theo quan chức này, phía Ukraina là thủ phạm vụ tấn công bất thành, vốn không gây ra thiệt hại vật chất lớn hay nhân mạng nào.


Theo AFP, đây là cuộc tấn công thứ hai nhằm vào tổng hành dinh của Hạm Đội Biển Đen của Nga trong chưa đầy một tháng. Ngày 31/07, một cuộc tấn công khác cũng bằng máy bay không người lái vào sân của trụ sở hạm đội Nga đã làm 5 người bị thương, và dẫn đến việc hủy bỏ các lễ kỷ niệm đã được lên kế hoạch cho Ngày Hạm Đội của Nga.


Đây cũng là cuộc tấn công mới nhất nhằm vào các cơ sở hạ tầng quân sự của Nga ở vùng Crimée, một bán đảo trên Biển Đen của Ukraina đã bị Nga xâm chiếm và sáp nhập vào năm 2014.


Hôm qua các hệ thống phòng không đã được kích hoạt ở khu vực Evpatoria ở phía tây Crimée. Trước đó, hôm 18/08, lực lượng Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái gần một căn cứ không quân ở Sébastopol, hai ngày sau một loạt vụ nổ tại một căn cứ quân sự và kho đạn ở Crimée.


Nghiêm trọng hơn cả là các vụ nổ tại căn cứ không quân Saki ngày 09/08, đã khiến một người chết và nhiều người khác bị thương. Theo hãng tin Anh Reuters, một quan chức phương Tây khẳng định rằng các vụ nổ đó đã làm cho hơn một nửa số chiến đấu cơ mà Nga triển khai tại Crimée không còn dùng được nữa, một thiệt hại nặng nề nhất đối với Matxcơva từ ngày khởi động cuộc chiến tranh Ukraina.


Cho đến nay, Nga nhất mực phủ nhận việc máy bay của họ bị phá hủy trong vụ nổ mà Matxcơva coi là một tai nạn, bất chấp việc ảnh vệ tinh đã chụp được cảnh ít nhất là 8 chiếc phi cơ bị cháy và nhiều lỗ sâu trên mặt đất.


Các vùng bị Nga chiếm đóng ở xa chiến tuyến cũng tiếp tục bị tấn công


Ngoài Crimée, nhiều khu vực do Nga quản lý ở xa chiến tuyến đã tiếp tục bị tấn công. Reuters trích dẫn hãng thông tấn Tass của Nga cho biết là theo một quan chức địa phương, lực lượng phòng không Nga đã bắn rơi 6 máy bay không người lái của Ukraina đến tấn công thị trấn Nova Kakhovka, phía đông thành phố Kherson. Ukraina cho biết việc chiếm lại Kherson là một trong những ưu tiên chính.


Bộ Quốc Phòng Anh: Lực lượng Nga dậm chân tại chỗ ở Donbass


Đánh giá tình báo quân sự mới nhất của Anh cho biết Nga "chỉ có những thay đổi nhỏ trong việc kiểm soát lãnh thổ dọc theo chiến tuyến" trong tuần qua.


Theo bộ Quốc Phòng Anh, tại khu vực phía đông Donbass, các lực lượng Nga đã tiếp cận được vùng ngoại ô thị trấn Bakhmut, nhưng vẫn chưa đột nhập vào bên trong. Quân Nga cũng không thực hiện bất kỳ nỗ lực lớn nào để tiến công tại khu vực Zaporijjia hoặc Kharkov, trong khi ở phía tây nam, cả lực lượng Ukraina và Nga đều không đạt được bước tiến nào trên chiến tuyến Kherson.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17679)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20183)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21264)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20618)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19891)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20397)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21114)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22664)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22422)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22796)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22358)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21481)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21560)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22132)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24880)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23478)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23154)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22238)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22578)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23091)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.