Phán quyết PCA và cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines

06 Tháng Mười 20208:04 SA(Xem: 9409)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ BA 06 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Phán quyết PCA và cuộc tranh chấp tương lai giữa Việt Nam và Philippines


image009Hải đồ minh họa quần đảo Trường Sa trong cuộc tranh chấp tương lai giữa Việt Nam và Philippines. VĂN HÓA MAP


Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA và tác động đến Việt Nam


 05/10/2020


Thu Hằng


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thay đổi lập trường về những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông đề cao giá trị phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực là « một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài mọi thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ ».


Lời lẽ cứng rắn trong bài phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 22/09/2020 của ông Duterte khác hẳn với thái độ nhún nhường trước Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức tổng thống. Phải chăng bốn năm « hảo hảo » với Trung Quốc mà không có kết quả đã khiến ông Duterte vỡ mộng ? Hay do Hoa Kỳ dồn dập tăng sức ép với Trung Quốc trên mọi hồ sơ, đặc biệt là việc thay đổi chính sách đối với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông, theo phát biểu ngày 13/07/2020 của ngoại trưởng Mike Pompeo ?


Philippines khẳng định tuân thủ phán quyết của Tòa PCA và « kiên quyết phản đối những nỗ lực chống lại phán quyết này », vẫn theo bài diễn văn của tổng thống Duterte. Việt Nam là một trong những bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Vậy phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc có liên quan và có tác động như nào đến trường hợp của Việt Nam ?


Những hoạt động quân sự ngày càng rầm rộ với quy mô lớn mà Trung Quốc thường xuyên tiến hành ở Biển Đông từ đầu năm 2020 khiến Việt Nam, cũng như các nước trong khu vực, luôn trong thế phòng ngừa. Ngoài phản đối, lên án, liệu Hà Nội có tính đến phương án đưa vụ việc ra PCA như Manila đã làm năm 2016 ? Nếu có, đâu là những điểm lợi và thiệt ?


RFI Tiếng Việt phỏng vấn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, trường Sư Phạm Lyon, Pháp. Bài phỏng vấn được chia làm hai phần.


Tạp chí Việt Nam hôm nay, 05/10/2020, giới thiệu Phần 1: "Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông và tác động đến Việt Nam".


image010Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (T) bắt tay thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc ngày 29/09/2016. Hai bên đã thảo luận về việc phân định ranh giới biển ở Biển Đông. © AP - Hoang Dinh Nam.


*****


RFI : Tháng 07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Philippines-Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Xin ông nhắc lại một số ý chính trong phán quyết này !


Laurent Gédéon : Tòa Trọng Tài Thường Trực được Philippines viện đến để đưa ra những điểm cụ thể liên quan đến Biển Đông, như hiệu lực các quyền truyền thống, lịch sử, của Trung Quốc, « đường chín đoạn », quy chế của các đảo và đá khác nhau, những ảnh hưởng đến môi trường do việc bồi đắp một số đảo và cuối cùng là việc Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động sau khi Philippines đã nộp đơn kiện.


Về những quyền lịch sử và « đường 9 đoạn » mà Trung Quốc tự vẽ, Tòa Trọng Tài Thường Trực đã bác những yêu sách có lợi cho Trung Quốc về những « quyền lịch sử » dù là ở vùng biển trong phạm vi « đường 9 đoạn », những yêu sách về những nguồn tài nguyên sinh vật hoặc phi sinh vật trong khu vực đó, nói một cách khác là trong gần như hầu hết Biển Đông. Tòa PCA cho rằng những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào, dù Tòa không phủ nhận rằng Trung Quốc có thể đã hoạt động trong toàn bộ khu vực này từ thời xa xưa và có thể đã khai thác những nguồn tài nguyên, cũng như sử dụng nhiều hòn đảo ở đó. Tuy nhiên, Tòa Trọng Tài Thường Trực đánh giá không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã độc quyền tiến hành và không bị gián đoạn.


Liên quan đến quy chế của các đảo và đá, Tòa phán quyết rằng trong khu vực biển theo đơn kiện của Philippines có những thực thể không thể được coi là « đảo » theo luật pháp quốc tế mà chỉ được coi đơn thuần là « đá ». Những đánh giá pháp lý này có những hệ quả quan trọng, bởi vì « đảo » có thể có những khu vực biển như là lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa, trong khi « đá » không cho phép hình thành những khu vực như trên.


Về điểm này, Tòa Trọng Tài Thường Trực đã khẳng định rằng những « đá » ở Biển Đông phải được nhìn nhận đúng với thực trạng tự nhiên ban đầu của chúng. Vì thế, dù nếu có chỉnh trang, bồi đắp hay đưa dân cư đến sinh sống mà trước đó không hề có, để biến một « đá » thành « đảo », thì luật pháp quốc tế không công nhận đó là một hòn đảo, và như vậy sẽ không có những vùng lãnh hải như vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Tóm lại, theo quan điểm của luật pháp quốc tế, tất cả những công trình bồi đắp các thực thể mà chính quyền Bắc Kinh tiến hành đều vô hiệu.


Tiếp theo, liên quan đến tình trạng môi trường và môi trường biển, phán quyết của Tòa đã nêu rằng những hoạt động của Trung Quốc về mặt đánh bắt hải sản và bồi đắp các đảo đã tác động nghiêm trọng đến môi trường. Ngoài ra, Trung Quốc đã không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và bảo tồn ở Biển Đông.


Cuối cùng, Tòa Trọng Tài Thường Trực cho rằng Trung Quốc đã vi phạm những nghĩa vụ quốc tế của mình vì trong tiến trình xét xử, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động bị phản đối, lên án.


RFI : Vậy phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực tác động thế nào đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam và Philippines ?


Laurent Gédéon : Hiện tại, Việt Nam đang kiểm soát 26 đảo và đá thuộc quần đảo Trường Sa. Nhưng khi nhìn kỹ bản đồ, người ta thấy là 4/5 số đảo và đá này nằm trong phần mà Philippines đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đây chính là điểm trọng tâm tranh chấp tương lai giữa Việt Nam và Philippines trong trường hợp hai nước đối đầu về vấn đề quần đảo Trường Sa.


Nếu căn cứ vào phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016, cũng như việc áp dụng phán quyết này đối với trường hợp Việt Nam, có thể thấy Việt Nam nhất trí với Philippines chỉ ở một điểm và đối lập ở ba điểm.


Trước hết, Hà Nội và Manila nhất trí ở yêu sách « đường 9 đoạn » của Bắc Kinh, có nghĩa là hai nước cùng bác bỏ lập trường đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Ngược lại, đối với những quyền lịch sử, người ta nhận thấy là lập trường của Việt Nam tương tự với lập trường của Trung Quốc, bởi vì cả Hà Nội cũng như Bắc Kinh đều lập luận theo « nguyên tắc lịch sử lâu đời », dựa vào các hoạt động thường xuyên trong quá khứ ở những hòn đảo này và việc này được các thủy thủ, ngư dân Việt Nam hay Trung Quốc ghi chép lại.


Nhưng chúng ta đã thấy là lập luận này, nếu không có bằng chứng về « sự hiện diện thường trực » và « độc quyền quản lý » các nguồn tài nguyên kinh tế, thì sẽ không được chấp nhận về mặt pháp lý. Về điểm này, Việt Nam có lẽ phải thay đổi cách lập luận nếu muốn nhận được sự hỗ trợ pháp lý của Tòa.


Tương tự, liên quan đến quy chế các đảo - đá, Việt Nam, dù không làm mạnh như Trung Quốc, nhưng cũng tiến hành bồi đắp, như trường hợp đảo Sơn Ca (Sand Cay) ở Trường Sa. Và như đã nói ở trên, cách làm này là vô hiệu và không được công nhận. Ngoài ra, những hoạt động bồi đắp này còn gây thiệt hại cho môi trường mà Việt Nam có thể bị Tòa Trọng Tài Thường Trực lên án.


Tóm lại, về phương diện pháp lý, chúng ta thấy là phán quyết của Tòa PCA có tác động thực sự đến tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Philippines. Nếu muốn đạt được tiến triển về mặt pháp lý, Hà Nội cần phải xem lại các lập luận của mình.


RFI : Liệu Philippines có thể áp dụng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực vào trường hợp tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Việt Nam không ?


Laurent Gédéon : Trước hết phải nhắc đến một điểm lưu ý quan trọng : Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực là phán quyết mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Nói một cách khác, thủ tục trọng tài là tùy chọn, các bên không bị bắt buộc phải kiện lên Tòa, nhưng việc thi hành phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực đưa ra là điều bắt buộc. Tuy nhiên, nếu một trong các bên từ chối áp dụng phán quyết, Tòa PCA cũng không có phương tiện để bắt buộc thực hiện phán quyết đó.


Liệu Philippines có thể áp dụng phán quyết năm 2016 trong trường hợp tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông hay không ? Tôi cho rằng câu trả lời cho câu hỏi này mang tính chính trị. Phán quyết trọng tài đã trả lời cho những câu hỏi được Philippines đặt ra và liên quan đến trường hợp Trung Quốc, chứ không liên quan đến Việt Nam. Để Việt Nam cũng bị liên quan đến vấn đề này, phía Philippines phải viện đến Tòa PCA một lần nữa về trường hợp của Việt Nam và Tòa phải ra phán quyết. Tuy nhiên, nếu nhìn vào phán quyết liên quan đến Trung Quốc, có thể thấy rằng Việt Nam sẽ phản đối những lập luận pháp lý của Tòa.


Vì vậy, cũng cần xem Việt Nam có thể sẽ có lập trường như thế nào trong trường hợp Philippines viện đến Tòa, vì phía Việt Nam có thể có hai khả năng : Công nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực và chấp nhận tiến trình trọng tài của Tòa hoặc như trường hợp Trung Quốc, từ chối thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Cần nhắc lại rằng Bắc Kinh đã từ chối thẩm quyền của Tòa Trọng Tài La Haye. Ngoài ra, vào đúng vào ngày 12/07/2016 khi Tòa ra phán quyết, Trung Quốc đã ra tuyên bố, thông qua bộ Ngoại Giao nước này, rằng phán quyết của Tòa là vô hiệu, không mang tính ràng buộc đối với Trung Quốc và Bắc Kinh không công nhận, cũng như không thừa nhận phán quyết của Tòa.


Lời từ chối này đẩy Bắc Kinh vào thế khó vì Trung Quốc đã phê chuẩn Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phải theo toàn bộ công ước này. Việc từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế mang lại hình ảnh tiêu cực, cũng như ảnh hưởng đến uy tín của nước này. Trường hợp này cũng có thể đến với Việt Nam.


Trở lại với Philippines, về mặt pháp lý, lập trường của Manila được tăng cường nhờ việc phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực không công nhận các yêu sách vùng đặc quyền kinh tế của tất cả các bên tranh chấp, đối với các thực thể địa lý tại Biển Đông. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng, đó là Tòa đã không phán quyết về tình trạng của các đảo và đảo nhỏ, đặc biệt là Tòa đã không giải quyết vấn đề quyền sở hữu đối với các thực thể đó, tại vì Tòa Trọng Tài Thường Trực không có thẩm quyền ra phán quyết về vấn đề chủ quyền.


Về tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông, Philippines ở vào thế tế nhị bởi vì Manila không thể dựa vào quyết định pháp lý theo luật quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với những hòn đảo mà Philippines đang kiểm soát. Trường hợp của Việt Nam cũng tương tự. Vì thế, giải pháp còn lại đối với Philippines là mở đàm phán, kể cả với Việt Nam. Nhưng điều này đòi hỏi nhiều điều kiện, mà trước mắt là Philippines và Việt Nam phải tỏ thiện chí đạt được một giải pháp công bằng, tiếp theo cũng cần chấp nhận điều kiện là trong quá trình đàm phán, có sự tham gia của một số quốc gia khác quan tâm đến vấn đề các đảo ở Trường Sa.


RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.


*****


Tạp chí Việt Nam (12/10/2020): Phần 2 : Nếu kiện, phán quyết của Tòa PCA tác động như nào đến đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam ?


Nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédéon phân tích về những điểm lợi và thiệt đối với Việt Nam nếu Hà Nội quyết định đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye. (RFI)

08 Tháng Ba 2015(Xem: 21636)
Bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã mạnh mẽ chỉ trích việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định phát biểu trước Quốc hội Mỹ về cuộc đàm phán do Washington dẫn đầu với Iran về vấn đề hạt nhân.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 26523)
Muốn tạo bất ngờ và gây ấn tượng, một cặp đôi người Ai Cập quyết định tổ chức đám cưới mang đậm dấu ấn của Nhà nước Hồi giáo (IS) với những chiến binh bịt mặt, tay lăm lăm dao kiếm và giai điệu bài thánh ca của nhóm khủng bố.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 21687)
Ông Minh Quang Pham bị bắt tại sân bay Heathrow, London, sau khi quay lại Anh từ Yemen vào tháng Bảy 2011. Sau khi khám xét vật dụng của ông, người ra tìm thấy các file chứa đựng bằng chứng về liên hệ của ông với AQAP cũng như đạn dược có thể dùng cho súng trường Kalashnikov. Nếu bị xem là có tội, ông Minh Quang Pham có thể bị án tù cao nhất là chung thân.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 23110)
Các khác sạn "du lịch sinh con" có khách chủ yếu là phụ nữ Trung Quốc, trả tiền khoảng 15.000-50.000 USD cho các dịch vụ này. Du lịch sinh sản không nhất thiết là bất hợp pháp và nhiều cơ sở đã quảng cáo công khai dịch vụ "các trung tâm sinh nở".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 25367)
Khả năng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, và Hoa Kỳ nên nắm lấy cơ hội quan hệ ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Seoul để cùng nhau chuẩn bị đối phó với công việc thống nhất bán đảo cực kỳ gian nan.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 23025)
Tướng Moeldoko giải thích cho việc thành lập lực lượng này: “Trong tương lai, chúng tôi cho rằng Biển Đông sẽ là một khu vực nóng. Do đó, việc thành lập các đơn vị mới tên gọi Kogabwilhan sẽ đóng vai trò rất quan trọng”.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 21047)
Cô bảo: “Cảm giác như phải đến với anh ấy trước khi anh chết. Và khi anh chết như tử sĩ, tôi sẽ cùng anh lên thiên đường.”Ayesha gia nhập phe cực đoan trước khi Nhà nước Hồi giáo (IS) nổi lên. Lúc đó cô bị quyến rũ bởi al-Qaeda và al-Shabab.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20170)
Người tình của ông là một cựu sĩ quan thuộc Lực lượng Lục quân Dự Bị có quan hệ tình ái với ông Petraeus vào năm 2011 khi bà đang tìm hiểu và viết tiểu sử của ông. Ông Petraeus thừa nhận vụ ngoại tình này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20550)
Khuôn viên lâu đài Fontainebleau, miền nam Paris, Pháp Guelia Pevzner/RFI Bộ Văn hóa Pháp xác nhận tin khoảng 15 cổ vật của Châu Á được trưng bày tại bảo tàng Fontainebleau, ngoại ô phía nam Paris bị đánh cắp. Trong số đó có nhiều báu vật mà nữ hoàng Eugénie, vợ của hoàng đế Napoléon III đã sưu tập được để vinh danh nền văn hóa Trung Hoa và Thái Lan.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21652)
Các nhân viên của siêu thị sửng sốt khi biết ra thời gian qua họ làm việc trên một nghĩa trang cổ. Siêu thị đã tạm đóng cửa để các chuyên gia có thể thực hiện công cuộc khảo cứu cần được làm ngay tại hiện trường.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 23968)
Du học sinh Trung Quốc bị trục xuất khỏi các trường đại học bởi rất nhiều lý do bên cạnh cáo buộc truy cập thông tin “vì lợi ích quân sự Trung Quốc”.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 26404)
Chiến binh thường chụp hình trong các vụ giết con tin của tổ chức mang tên Nhà nước Hồi giáo được xác nhận là Mohammed Emwazi. Người này là công dân Anh ở Tây London và đã có tên trong số bị an ninh Anh Quốc theo dõi.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 20500)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa phủ quyết một dự luật có nội dung phê chuẩn việc xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL. Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế đã trình dự luật lên Tổng thống vào hôm thứ Ba.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 21215)
Cảnh sát Anh cho biết 3 nữ sinh theo học một trường ở phía Đông thủ đô London đã đáp chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ và có thể đã vào lãnh thổ Syria theo “tiếng gọi” của lực lượng khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20465)
Các phần tử chủ chiến trung thành với nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyên bố đã thực hiện vụ đánh bom tại tư gia không có người ở của đại sứ Iran ở Libya. Không xảy ra thương vong nào trong cuộc tấn công hôm Chủ nhật ở trung tâm Tripoli.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 21408)
Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS: Chuyến thăm của ông Obama không phải chỉ vì nhân lúc ông có mặt tại khu vực mà là vì nó có tầm quan trọng thiết yếu đối với quan hệ song phương Việt-Mỹ. Tổng thống Obama tới Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, một trong những quốc gia mà Mỹ đã cải thiện quan hệ đáng kể nhất dưới chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’...
23 Tháng Hai 2015(Xem: 24536)
Hợp đồng xây cầu nối Nga và bán đảo Crimea đã thuộc về tay một công ty lớn do ông Arkady Rotenberg, đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin làm chủ. Dự kiến cây cầu sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018 và có kinh phí 3 tỷ USD.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20584)
Trước khi nhận nhiệm sở, ông Carter nói với Thượng viện Mỹ rằng ông có thể tái cân nhắc các kế hoạch rút toàn bộ các binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm nay. Nhưng ông nói điều đó còn tùy thuộc vào tình hình an ninh.Ông Carter cũng nói rằng ông sẽ làm việc với các đối tác của Mỹ để bảo đảm rằng nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo sẽ không mở rộng hoạt động từ Trung Đông sang Afghanistan.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 21067)
Tổng Thống Barack Obama nói Hoa Kỳ không gây chiến với Hồi giáo. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc về cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan bạo động, nhà lãnh đạo Mỹ nói ông muốn đả phá lập luận cho rằng người Mỹ, và người Tây phương nói chung, đối đầu với người Hồi giáo.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 21702)
Mỹ: "Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết trọng tâm quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ – Việt Nam là quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước... Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nội hàm của quan hệ chứ không phải là cái tên của quan hệ".