Đặng Thế Phong - sống và chết trước khi thời cơ đến (phần 1)

01 Tháng Ba 20176:23 CH(Xem: 7792)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  02  MAR  2017


Đặng Thế Phong - sống và chết trước khi thời cơ đến (phần 1)


Jason Gibbs Viết cho BBC Tiếng Việt


Đặng Thế Phong có hai mảnh đời khác nhau. Cuộc đời của ông khi bố ông còn sống, và cái thời kỳ sau khi bố ông mất độ năm 1935.


Khi bố ông còn sống gia đình của ông được hưởng cuộc sống ổn định, khá giả của một công chức của sở Trước Bạ Nam Định. Gia đình họ Đặng ở nhà số 9 Hàng Đồng là trung tâm thành phố Nam Định. Vì vậy, ông Đặng Hiển Thế, bố của Đặng Thế Phong, cho con mình được học tại các trường uy tín nhất xứ Nam Định là Trường Thành Chung (tức là École primaire superieure franco-indigène de Nam-Dinh) và trường dòng L'École St. Thomas D'Aquin. Khi bố ông mất cuộc đời của ông vào bước ngoặt mới.


image043


Image caption Quảng cáo, Học Sinh 5 tháng 5 1939, tr. 18


Nhiều nhạc sĩ Việt nổi tiếng xưa đều bị mồ côi cha sớm giống Đặng Thế Phong bao gồm Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Trần Tiến. Không biết như vậy cũng là nguyên cớ giúp các nhạc sĩ theo nghề xướng ca vô loại, là không bị bố bắt phải học kiếm bằng và lên chức. Với Đặng Thế Phong cũng như Phạm Duy thì tình thế này đã giúp hai người nổi máu giang hồ xách đàn ra đi.


Thời thanh niên của Đặng Thế Phong là rất "thanh niên." Nhà văn Phạm Cao Củng kể rằng nhạc sĩ Phong thích bơi lội và từng đi trẩy Hội Chùa Hương. Phạm Cao Củng kể về lúc hai anh em ngủ trong chùa Ngoài ngắm ánh trăng. Một điều chắc chăn nữa là Đặng Thế Phong là hướng đạo sinh hay đi cắm trại. Trong khoảng thời gian ấy Đặng Thế Phong cũng hay lên Hải Phòng ở với Phạm Cao Củng và làm quen với hai anh em Hoàng Kim Quí và Hoàng Phú (tức hai nhạc sĩ Hoàng Quý và Tô Vũ).


Giống một số nhạc sĩ tiền phong lúc bây giờ như Phạm Duy, Văn Cao, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Đức Toàn, Đặng Thế Phong học hội họa một thời tại L'École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine (Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương). So với các nhạc sĩ được nhắc đến ở trên, Đặng Thế Phong là một người anh, một người đi trước. Có nghĩa là phải cố tìm cách mưu sinh trong thời gian này khi mà tân nhạc chưa có cơ sở để giúp đỡ một người nhạc trẻ kiếm sống bằng con đường nghệ thuật của mình.


image044


Image caption "Sáng trong rừng" của Đặng Thế Phong, Học Sinh 22 tháng 6 1939, tr. 7


Các nguồn chính (primary source) về cuộc đời Đặng Thế Phong cũng hiếm, nhưng một giai đoạn của đời ông được chứng minh bằng tư liệu là thời ông làm cho báo Học Sinh ("pour la jeunesse scolaire") do Phạm Cao Củng thành lập. Học sinh là những trang phụ lục của Tiểu Thuyết Nhật Báo dành cho giới trẻ được xuất bản từ 5 tháng 5 1939. Vì cảnh nghèo Đặng Thế Phong phải bỏ dở học hành ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật để kiếm sống. Ông được cái may là được tựa vào một người anh kết nghĩa Phạm Cao Củng và ông cũng đã cho nhạc sĩ này làm cho tờ báo mình.


Tên Đặng Thế Phong xuất hiện trong số báo đầu tiên trong mục quảng cáo "những bài hát của nhạc sỹ trẻ tuổi Đặng Thế Phong đặt ra riêng cho các em nhỏ Học Sinh." Tôi cho lời đó chứng minh rằng Đặng Thế Phong là một người có kinh nghiệm tổ chức và dạy nhạc cho các em hướng đạo sinh, dạy các bài ca Pháp với lời Việt, và đã bắt đầu sáng tác ca khúc cho lứa tuổi ấy.


image045


Image caption "Sáng trăng" của Đặng Thế Phong, Học Sinh 24 tháng 8 1939, 8


Ngày 22 tháng 6 1939 bài ca "Sáng trong rừng" của Đặng Thế Phong được đăng trên trang Học Sinh. Bài ca này được "riêng tặng các bạn 'Hương đạo sinh' và Sói con'." Lời ca "Sáng trong rừng" tỏ ra nhiều xúc cảm và đắm mê bởi cảnh đẹp rực rỡ của bình minh - "Tâm hồn ai không say đắm cảnh rừng tuyệt với." Ông soạn một giai điệu có tính vui của hành khúc kèn lệnh, nhưng cũng có nét buồn của điệu rê / D thứ.


image042


Image caption Ban Kịch Học Sinh, Học Sinh 23 tháng 11 1939, tr. 14


Bài ca "Sáng trăng" được đăng trên báo Học Sinh ngày 24 tháng 8 1939. Theo nhịp "gai et rythmé" (vui vẻ và nhịp nhàng) Đặng Thế Phong soạn một ca khúc ngắn theo điệu re / D trưởng. Giai điệu này cũng có tính kèn lệnh dễ cho thiếu niên hát. Lời ca của "Sáng trăng" khuyến khích các em hướng đạo sinh vui lên để đỡ buồn nhớ khi cắm trại xa nhà.


Kèm theo các sinh hoạt tòa soạn, báo Học Sinh cũng tổ chức những buổi văn nghệ. Trên trang 13 của số báo ngày 23 tháng 11 1939 có một tấm ảnh với Ban Kịch Học Sinh vừa biểu diễn ở Chợ Phiên Thanh Niên ở Hà Nội hai hôm 18 và 19 tháng 11 1939. Trong tấm ảnh ấy có ba người lớn và bẩy em học sinh. Bên trái là "anh Đặng Thế Phong đứng đầu ban âm nhạc." Còn hai người lớn khác thực hiện dàn cảnh cho ban kịch là "chị Nga" (tức Phạm Thị Trường, vợ của của Phạm Cao Củng) và Vũ Đức Toa (một nhà văn cũng có tên bút Muỗi Sài Gòn). Có bốn người trai trẻ cầm các nhạc cụ như phong cầm, banjo, ghi ta và violon. (Một chi tiết thú vị là người đứng trước chị Nga và cầm cây đàn banjo là Hà Đình Thau sau này được biết đến với tên bút Từ Linh là bạn thân của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Người thiếu nhiên đứng bên cạnh Đặng Thế Phong và cầm kèn phong cầm tên là Hà Đình Kim, chắc là anh của Hà Đình Thau).


Báo Học Sinh không đăng nhiều thông tin về âm nhạc của ban nhạc thiếu niên này biểu diễn. Chỉ có một chi tiết là "hai em Nguyễn Bá Lộ và Hà Đình Thau đã rập ra cùng các bạn hát bài "Quay quanh, quay quanh", hòa với kèn accordéon, rất vui, như dục [giục] hết thẩy các người xem cùng đứng giậy, giắt tay nhau, ca hát và quay tròn..." Bài "Quay quanh" không biết có phải là một tác phẩm của Đặng Thế Phong sáng tác hay là một bài tây đặt lời Việt?


image046


Image caption Tấm cám, truyện của Phạm Cao Củng, tranh của Đặng Thế Phong, Học Sinh 9 tháng 5 1940, tr. 2


Tấm ảnh này chứng tỏ thêm một điều quan trọng là năm đó Đặng Thế Phong là một người nhạc sĩ có đủ trình độ để tổ chức và diễn tập một đội âm nhạc. Ông phải dạy bốn nhạc cụ cho bốn học sinh trẻ. Và trong tấm ảnh ta cũng được gặp một thanh niên đúng 20 tuổi, cao, khỏe, đẹp trai và ăn mặc lịch sự.


Từ 26 tháng 10 báo Học Sinh bắt đầu quảng cáo một bài ca mới của Đặng Thế Phong. "Đêm thu" mới được đăng trên trang Học Sinh ngày 28 tháng 12 1939 trong số báo đặc biệt dành cho "các em gái." Lời ca của bài ca này cũng vẽ cảnh đẹp của thiên nhiên như "Sáng trong rừng." Buổi sáng thì xôn xao đầy hy vọng của một ngày mới, song ban đêm thì lại "im như mắc buồn." Khác với các bài ca hướng đạo sinh ngắn, "Đêm thu" là một bài ca trọn vẹn mà cũng chuyển điệu từ sol / G thứ sang sol / G trưởng. Các nghệ sĩ biểu diễn bài ca này từ xưa đến nay hay hát đoạn điệu thứ theo nhịp chậm rồi hát đoạn trưởng nhanh hơn. Nhưng, thực ra khi ghi bài "Đêm thu" trên trang báo Học Sinh nhạc sĩ đặt ra nhịp "tempo di valse moderato" nghĩa là toàn bài ca nên biểu diễn theo nhịp valse vừa.


Khi đăng trên trang báo, "Đêm thu" đề tên hai tác giả -- "âm nhạc của Đặng Thế Phong" và "lời ca của Hoàng Thái." Hoàng Thái là ai vậy? Vai tháng sau Hoàng Thái cũng viết một bài giới thiệu mục mới của Đặng Thế Phong trên báo đầu năm 1940, như vậy Hoàng Thái là một người làm việc với báo Học Sinh. Trong Hồi Ký, thì Phạm Cao Củng cho rằng Nguyễn Trường Thọ, người chú họ của nhạc sĩ "là người đã đặt lời nhiều bản nhạc Đặng Thế Phong." Hoàng Thái có phải là Nguyễn Trường Thọ? Hay có thể Hoàng Thái chính là Phạm Cao Củng là người viết lời cho bài ca "Gắng lên chùa" mà được in trên trang tờ báo Tin Mới năm 1940.


Trong quyển Hồi ký một đời người (1993), Phạm Cao Lũy đã trích dẫn những lời kể của Nguyễn Trường Thọ về thời gian đó. Ông Thọ nói rằng lời ca của "Con thuyền không bến" được viết khi hai chú cháu ở chung trong một nhà tranh tại trại hàng hoa Ngoc Hà.'' Ông Thọ hồi tưởng rằng ông viết những lời này do một "tình cảm nặng nề" của một mối tình đầu. Nguyễn Trường Thọ cũng cho rằng lời ca của bài "Vạn cổ sầu" (được phổ biến với tên "Giọt mưa thu") là của Đặng Thế Phong loạn lời với ông Thọ góp ý một ít.


Công việc chính của Đặng Thế Phong ở báo Học Sinh sau một thời gian là vẽ tranh minh họa và tranh chuyện ký. Từ tháng 9 1939 các tranh của ông được xuất hiện trên trang báo với nhiều tên bút khác nhau như Phg, Levent (tiếng Pháp là cơn gió - tức phong), thephong, Tổng Phệ, và Khải Phong. Ông làm minh họa cho các tranh chuyện nhiều kỳ như Giặc cờ đen, Tấm Cám, và Cảnh Lâm, hồ sám (một chuyện mạo hiểm như Tarzan). Từ tháng 6 1940 thì nhiều kỳ của các tranh chuyện được ký tên Bình Phong. Không biết đây có phải là Đặng Thế Phong và họa sĩ Tạ Thúc Bình làm chung. Từ 12 tháng 9 1940 thì Tạ Thúc Bình thành người họa sĩ chính của báo Học Sinh và Đặng Thế Phong vẽ tranh ít hơn.


Nhạc sĩ Hoàng Trọng, một người đồng hương của Đặng Thế Phong, đã kể cho tôi nghe rằng Đặng Thế Phong với Bùi Công Kỳ đã mở ra một "nhà hàng vẽ" ở Nam Định độ năm 1940. Thực ra Đặng Thế Phong phải làm nghệ thuật thương mại như một thợ vẽ tranh. Nhưng nói như thế không có nghĩa là ông thiếu tài năng hội họa. Học ở trường mỹ thuật thì ông biết luật phối cảnh, biết cách in đá. Làm tranh chuyện ông cũng phải biết phát triển các nhân vật. Nếu chưa phải là xuất sắc thì nghệ thuật vẽ của Đặng Thế Phong phải coi là chuyên nghiệp./ (BBC 28/2/2017)


 Ông Jason Gibbs có bằng tiến sĩ về Lý thuyết và Sáng tác âm nhạc từ Đại học Pittsburgh, chuyên nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Bài viết gửi BBC được ông viết trực tiếp bằng tiếng Việt, mở đầu loạt bài sẽ đăng về các gương mặt nhạc sĩ Việt Nam.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 9929)
Nhân dịp năm Việt-Pháp 2014, tại Paris đang diễn ra cuộc triển lãm ảnh đặc biệt mang tên « Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ ».
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10436)
Văn đoàn Độc lập VN được dự kiến là một tổ chức xã hội dân sự độc lập, ái hữu. Một tổ chức xã hội dân sự mới thuộc lĩnh vực văn học với tên gọi ‘Bấm Văn đoàn độc lập Việt Nam’ vừa được tuyên bố vận động thành lập.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 11309)
Các cuốn Nhật ký Anne Frank bị xé ở thư viện Shinjuku City Hơn 100 bản in cuốn Nhật ký Anne Frank đã bị xé và phá trong một thư viện công ở Tokyo, Nhật Bản, theo quan chức nước này.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11699)
Đào: một bài hát mang đậm chất Ả Đào (hay Ca Trù) của Âm nhạc truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 9909)
Triển lãm "Angkor, sự khai sinh của một huyền thoại" tại bảo tàng nghệ thuật châu Á Guimet (DR)
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 9507)
Giả như Albert Camus vẫn còn sống, thì hôm 07 tháng Mười Một vừa qua, ông có lẽ đã tròn 100 tuổi. Từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, thế mà sinh nhật năm nay của đại văn hào diễn ra trong bầu không khí tĩnh lặng, “không trống, không kèn” như nhiều nhà văn lớn khác của Pháp. Kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Albert Camus chỉ gói trọn trong một cuộc triển lãm nhỏ với chủ đề “Albert Camus, công dân thế giới” tại Aix-en-Provence, một thành phố thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône, miền nam nước Pháp. Triển lãm kéo dài từ ngày 05/10/2013 cho đến hết ngày 04/01/2014.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10074)
Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.
12 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10483)
Mùng 7 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của nhà văn Albert Camus. Cho dù ông là một trong các nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất và được dịch nhiều nhất, tại Pháp không hề có một nghi lễ chính thức nào được cử hành vào dịp này. Với người Pháp, tác giả của « Kẻ xa lạ » tiếp tục gợi nên những quan điểm đối kháng.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9680)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12420)
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Thứ Bảy, 12 tháng 10 năm 2013, tại nhàng Paracel Seafood Restaurant khoảng 350 quan khách, thân hữu, một số qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, qúy văn thi hữu, các cơ quan truyền thông và đồng hương tham dự buổi ra mắt hai tác phẩm "Phận Người Vân Nước” và “Chuyện Dọc Đừờng" của người lính viết văn Phan Nhật Nam do Nhà xuất bản Sống và Tuần Báo Sống phát hành.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10406)
Đông đảo khán giả đã tới xem các vở kịch của Lưu Quang Vũ được trình diễn từ 09-15/09 nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 10131)
Nghệ sĩ Vân Ánh chơi trống và hát (Ảnh: Christine Jade)
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 12304)
Trong một bài viết: Rồi Mai Đây / Một bài thơ của Tạ Tỵ đăng trên website Newvietart.com / France-ngày 15.12.2009) - không đủ , lại tưởng là đủ?
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11187)
Chân dung Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. PHOTO: LKT 2003
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 10515)
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này, như Trường An của Tàu, Thăng Long của Việt, vẫn đang đào bới tìm tòi, ngay cổng đại học Sorbonne nhà khảo cổ còn khai quật lên dưới lòng đất cột đá dấu tích từ thời La Mã và dòng sông Seine, được vinh danh là dòng sinh mệnh, ligne de vie, của đất Pháp, sóng nước vẫn lào xào quanh chân cầu phơi bóng mặt trời vàng đục buổi chiều sũng mây.
29 Tháng Năm 2013(Xem: 17294)
Còn 24 tiếng đồng hồ nữa liên hoan Cannes công bố bảng vàng. Hôm nay, 25/05/2013, là ngày chiếu hai bộ phim cuối cùng tranh giải Cành cọ vàng. Còn tối nay, ban tổ chức vinh danh thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon, nhân xuất công chiếu phiên bản mới của bộ phim Plein Soleil.
08 Tháng Năm 2013(Xem: 10739)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà. Hồi còn ở trong nước chẳng mấy khi tôi lên ngôi Nhà Chung này.
23 Tháng Tư 2013(Xem: 11530)
21 Tháng Tư 2013(Xem: 14401)