Đặng Thế Phong - sống và chết trước khi thời cơ đến (phần 1)

01 Tháng Ba 20176:23 CH(Xem: 7803)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  02  MAR  2017


Đặng Thế Phong - sống và chết trước khi thời cơ đến (phần 1)


Jason Gibbs Viết cho BBC Tiếng Việt


Đặng Thế Phong có hai mảnh đời khác nhau. Cuộc đời của ông khi bố ông còn sống, và cái thời kỳ sau khi bố ông mất độ năm 1935.


Khi bố ông còn sống gia đình của ông được hưởng cuộc sống ổn định, khá giả của một công chức của sở Trước Bạ Nam Định. Gia đình họ Đặng ở nhà số 9 Hàng Đồng là trung tâm thành phố Nam Định. Vì vậy, ông Đặng Hiển Thế, bố của Đặng Thế Phong, cho con mình được học tại các trường uy tín nhất xứ Nam Định là Trường Thành Chung (tức là École primaire superieure franco-indigène de Nam-Dinh) và trường dòng L'École St. Thomas D'Aquin. Khi bố ông mất cuộc đời của ông vào bước ngoặt mới.


image043


Image caption Quảng cáo, Học Sinh 5 tháng 5 1939, tr. 18


Nhiều nhạc sĩ Việt nổi tiếng xưa đều bị mồ côi cha sớm giống Đặng Thế Phong bao gồm Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Trần Tiến. Không biết như vậy cũng là nguyên cớ giúp các nhạc sĩ theo nghề xướng ca vô loại, là không bị bố bắt phải học kiếm bằng và lên chức. Với Đặng Thế Phong cũng như Phạm Duy thì tình thế này đã giúp hai người nổi máu giang hồ xách đàn ra đi.


Thời thanh niên của Đặng Thế Phong là rất "thanh niên." Nhà văn Phạm Cao Củng kể rằng nhạc sĩ Phong thích bơi lội và từng đi trẩy Hội Chùa Hương. Phạm Cao Củng kể về lúc hai anh em ngủ trong chùa Ngoài ngắm ánh trăng. Một điều chắc chăn nữa là Đặng Thế Phong là hướng đạo sinh hay đi cắm trại. Trong khoảng thời gian ấy Đặng Thế Phong cũng hay lên Hải Phòng ở với Phạm Cao Củng và làm quen với hai anh em Hoàng Kim Quí và Hoàng Phú (tức hai nhạc sĩ Hoàng Quý và Tô Vũ).


Giống một số nhạc sĩ tiền phong lúc bây giờ như Phạm Duy, Văn Cao, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Đức Toàn, Đặng Thế Phong học hội họa một thời tại L'École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine (Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương). So với các nhạc sĩ được nhắc đến ở trên, Đặng Thế Phong là một người anh, một người đi trước. Có nghĩa là phải cố tìm cách mưu sinh trong thời gian này khi mà tân nhạc chưa có cơ sở để giúp đỡ một người nhạc trẻ kiếm sống bằng con đường nghệ thuật của mình.


image044


Image caption "Sáng trong rừng" của Đặng Thế Phong, Học Sinh 22 tháng 6 1939, tr. 7


Các nguồn chính (primary source) về cuộc đời Đặng Thế Phong cũng hiếm, nhưng một giai đoạn của đời ông được chứng minh bằng tư liệu là thời ông làm cho báo Học Sinh ("pour la jeunesse scolaire") do Phạm Cao Củng thành lập. Học sinh là những trang phụ lục của Tiểu Thuyết Nhật Báo dành cho giới trẻ được xuất bản từ 5 tháng 5 1939. Vì cảnh nghèo Đặng Thế Phong phải bỏ dở học hành ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật để kiếm sống. Ông được cái may là được tựa vào một người anh kết nghĩa Phạm Cao Củng và ông cũng đã cho nhạc sĩ này làm cho tờ báo mình.


Tên Đặng Thế Phong xuất hiện trong số báo đầu tiên trong mục quảng cáo "những bài hát của nhạc sỹ trẻ tuổi Đặng Thế Phong đặt ra riêng cho các em nhỏ Học Sinh." Tôi cho lời đó chứng minh rằng Đặng Thế Phong là một người có kinh nghiệm tổ chức và dạy nhạc cho các em hướng đạo sinh, dạy các bài ca Pháp với lời Việt, và đã bắt đầu sáng tác ca khúc cho lứa tuổi ấy.


image045


Image caption "Sáng trăng" của Đặng Thế Phong, Học Sinh 24 tháng 8 1939, 8


Ngày 22 tháng 6 1939 bài ca "Sáng trong rừng" của Đặng Thế Phong được đăng trên trang Học Sinh. Bài ca này được "riêng tặng các bạn 'Hương đạo sinh' và Sói con'." Lời ca "Sáng trong rừng" tỏ ra nhiều xúc cảm và đắm mê bởi cảnh đẹp rực rỡ của bình minh - "Tâm hồn ai không say đắm cảnh rừng tuyệt với." Ông soạn một giai điệu có tính vui của hành khúc kèn lệnh, nhưng cũng có nét buồn của điệu rê / D thứ.


image042


Image caption Ban Kịch Học Sinh, Học Sinh 23 tháng 11 1939, tr. 14


Bài ca "Sáng trăng" được đăng trên báo Học Sinh ngày 24 tháng 8 1939. Theo nhịp "gai et rythmé" (vui vẻ và nhịp nhàng) Đặng Thế Phong soạn một ca khúc ngắn theo điệu re / D trưởng. Giai điệu này cũng có tính kèn lệnh dễ cho thiếu niên hát. Lời ca của "Sáng trăng" khuyến khích các em hướng đạo sinh vui lên để đỡ buồn nhớ khi cắm trại xa nhà.


Kèm theo các sinh hoạt tòa soạn, báo Học Sinh cũng tổ chức những buổi văn nghệ. Trên trang 13 của số báo ngày 23 tháng 11 1939 có một tấm ảnh với Ban Kịch Học Sinh vừa biểu diễn ở Chợ Phiên Thanh Niên ở Hà Nội hai hôm 18 và 19 tháng 11 1939. Trong tấm ảnh ấy có ba người lớn và bẩy em học sinh. Bên trái là "anh Đặng Thế Phong đứng đầu ban âm nhạc." Còn hai người lớn khác thực hiện dàn cảnh cho ban kịch là "chị Nga" (tức Phạm Thị Trường, vợ của của Phạm Cao Củng) và Vũ Đức Toa (một nhà văn cũng có tên bút Muỗi Sài Gòn). Có bốn người trai trẻ cầm các nhạc cụ như phong cầm, banjo, ghi ta và violon. (Một chi tiết thú vị là người đứng trước chị Nga và cầm cây đàn banjo là Hà Đình Thau sau này được biết đến với tên bút Từ Linh là bạn thân của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Người thiếu nhiên đứng bên cạnh Đặng Thế Phong và cầm kèn phong cầm tên là Hà Đình Kim, chắc là anh của Hà Đình Thau).


Báo Học Sinh không đăng nhiều thông tin về âm nhạc của ban nhạc thiếu niên này biểu diễn. Chỉ có một chi tiết là "hai em Nguyễn Bá Lộ và Hà Đình Thau đã rập ra cùng các bạn hát bài "Quay quanh, quay quanh", hòa với kèn accordéon, rất vui, như dục [giục] hết thẩy các người xem cùng đứng giậy, giắt tay nhau, ca hát và quay tròn..." Bài "Quay quanh" không biết có phải là một tác phẩm của Đặng Thế Phong sáng tác hay là một bài tây đặt lời Việt?


image046


Image caption Tấm cám, truyện của Phạm Cao Củng, tranh của Đặng Thế Phong, Học Sinh 9 tháng 5 1940, tr. 2


Tấm ảnh này chứng tỏ thêm một điều quan trọng là năm đó Đặng Thế Phong là một người nhạc sĩ có đủ trình độ để tổ chức và diễn tập một đội âm nhạc. Ông phải dạy bốn nhạc cụ cho bốn học sinh trẻ. Và trong tấm ảnh ta cũng được gặp một thanh niên đúng 20 tuổi, cao, khỏe, đẹp trai và ăn mặc lịch sự.


Từ 26 tháng 10 báo Học Sinh bắt đầu quảng cáo một bài ca mới của Đặng Thế Phong. "Đêm thu" mới được đăng trên trang Học Sinh ngày 28 tháng 12 1939 trong số báo đặc biệt dành cho "các em gái." Lời ca của bài ca này cũng vẽ cảnh đẹp của thiên nhiên như "Sáng trong rừng." Buổi sáng thì xôn xao đầy hy vọng của một ngày mới, song ban đêm thì lại "im như mắc buồn." Khác với các bài ca hướng đạo sinh ngắn, "Đêm thu" là một bài ca trọn vẹn mà cũng chuyển điệu từ sol / G thứ sang sol / G trưởng. Các nghệ sĩ biểu diễn bài ca này từ xưa đến nay hay hát đoạn điệu thứ theo nhịp chậm rồi hát đoạn trưởng nhanh hơn. Nhưng, thực ra khi ghi bài "Đêm thu" trên trang báo Học Sinh nhạc sĩ đặt ra nhịp "tempo di valse moderato" nghĩa là toàn bài ca nên biểu diễn theo nhịp valse vừa.


Khi đăng trên trang báo, "Đêm thu" đề tên hai tác giả -- "âm nhạc của Đặng Thế Phong" và "lời ca của Hoàng Thái." Hoàng Thái là ai vậy? Vai tháng sau Hoàng Thái cũng viết một bài giới thiệu mục mới của Đặng Thế Phong trên báo đầu năm 1940, như vậy Hoàng Thái là một người làm việc với báo Học Sinh. Trong Hồi Ký, thì Phạm Cao Củng cho rằng Nguyễn Trường Thọ, người chú họ của nhạc sĩ "là người đã đặt lời nhiều bản nhạc Đặng Thế Phong." Hoàng Thái có phải là Nguyễn Trường Thọ? Hay có thể Hoàng Thái chính là Phạm Cao Củng là người viết lời cho bài ca "Gắng lên chùa" mà được in trên trang tờ báo Tin Mới năm 1940.


Trong quyển Hồi ký một đời người (1993), Phạm Cao Lũy đã trích dẫn những lời kể của Nguyễn Trường Thọ về thời gian đó. Ông Thọ nói rằng lời ca của "Con thuyền không bến" được viết khi hai chú cháu ở chung trong một nhà tranh tại trại hàng hoa Ngoc Hà.'' Ông Thọ hồi tưởng rằng ông viết những lời này do một "tình cảm nặng nề" của một mối tình đầu. Nguyễn Trường Thọ cũng cho rằng lời ca của bài "Vạn cổ sầu" (được phổ biến với tên "Giọt mưa thu") là của Đặng Thế Phong loạn lời với ông Thọ góp ý một ít.


Công việc chính của Đặng Thế Phong ở báo Học Sinh sau một thời gian là vẽ tranh minh họa và tranh chuyện ký. Từ tháng 9 1939 các tranh của ông được xuất hiện trên trang báo với nhiều tên bút khác nhau như Phg, Levent (tiếng Pháp là cơn gió - tức phong), thephong, Tổng Phệ, và Khải Phong. Ông làm minh họa cho các tranh chuyện nhiều kỳ như Giặc cờ đen, Tấm Cám, và Cảnh Lâm, hồ sám (một chuyện mạo hiểm như Tarzan). Từ tháng 6 1940 thì nhiều kỳ của các tranh chuyện được ký tên Bình Phong. Không biết đây có phải là Đặng Thế Phong và họa sĩ Tạ Thúc Bình làm chung. Từ 12 tháng 9 1940 thì Tạ Thúc Bình thành người họa sĩ chính của báo Học Sinh và Đặng Thế Phong vẽ tranh ít hơn.


Nhạc sĩ Hoàng Trọng, một người đồng hương của Đặng Thế Phong, đã kể cho tôi nghe rằng Đặng Thế Phong với Bùi Công Kỳ đã mở ra một "nhà hàng vẽ" ở Nam Định độ năm 1940. Thực ra Đặng Thế Phong phải làm nghệ thuật thương mại như một thợ vẽ tranh. Nhưng nói như thế không có nghĩa là ông thiếu tài năng hội họa. Học ở trường mỹ thuật thì ông biết luật phối cảnh, biết cách in đá. Làm tranh chuyện ông cũng phải biết phát triển các nhân vật. Nếu chưa phải là xuất sắc thì nghệ thuật vẽ của Đặng Thế Phong phải coi là chuyên nghiệp./ (BBC 28/2/2017)


 Ông Jason Gibbs có bằng tiến sĩ về Lý thuyết và Sáng tác âm nhạc từ Đại học Pittsburgh, chuyên nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Bài viết gửi BBC được ông viết trực tiếp bằng tiếng Việt, mở đầu loạt bài sẽ đăng về các gương mặt nhạc sĩ Việt Nam.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10772)
Có tiếng điện thoại reo, từ phòng ngoài cô thư ký cho hay là có hai người cảnh sát muốn găp. Liền sau đó có tiếng gõ cửa. Vừa ngẫng mặt lên, Trọng thấy Thạch Hùng đứng chóang ngay trước cửa. Mặt anh ta hầm hầm, miệng lẩm bẩm hình như anh ta đang chửi thề với ai. Sau lưng Thạch Hùng là hai người cảnh sát Mỹ:
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12198)
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10750)
Nguyễn Hưng Quốc VOA 17.11.2014 Trong một cuộc tán gẫu về văn học quanh một bàn nhậu ở Việt Nam, dịp tôi về thăm nhà vào cuối năm 2000, một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: "Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?"
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10532)
Sau hơn ba mươi năm nghề thầy thuốc ông ta về hưu ở tuổi 69. Ông ở nhà lo cơm nước cho vợ. Chiều, vợ đi làm về, có sẵn một bữa cơm sốt canh nóng cho hai vợ chồng là tình nghĩa biết chừng nào. Đó là ước mơ và cũng là triết lý sống cuối đời của ông. Với ông, cái khó không phải là kỹ thuật nấu nướng, mà là ‘chất liệu’.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11108)
Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi”của thế kỷ trước qua cuốn phim“The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của“Chiến Tranh Việt Nam”-VietNam War
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10853)
Sau bốn mươi năm lưu vong ở hải ngoại, bây giờ cũng chưa phải là muộn để tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta ngỏ lời tri ân sâu sắc đến các quốc gia đã và đang bao dung người Việt tỵ nạn trong suốt hơn 4 thập niên qua: Úc, Mỹ, Pháp, Canada, Đức
30 Tháng Mười 2014(Xem: 12884)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 13887)
E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian Nếu như những ánh sao băng có xẹt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10717)
Trải qua một thời gian khá dài sống ở vùng rừng núi thâm u này, tuy rằng năm nào đều có bão tuyết ùa tới trắng xóa rừng núi, nhưng chưa bao giờ tệ hại tàn bạo khủng khiếp như năm nay.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 10030)
Nơi O ở là nơi ta chưa đến O bảo rằng có tuyết trắng mùa đông Và mùa hạ nắng vàng hôn hoa lá
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10555)
Nữ đạo diễn trẻ Hoàng Điệp của Việt Nam chia sẻ niềm vui và cả những gian nan sau khi bộ phim đầu tay của chị "Đập cánh giữa không trung" đoạt được giải thưởng Phim hay nhất ở Liên hoan Phim quốc tế Venice.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9858)
DUYÊN QUAN HỌ TRONG CÂU HÁT HỘI LIM
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10465)
Ở tuổi 89, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 9798)
Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, . . .
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10596)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 9844)
Kính thưa anh chị em bằng hữu bốn phương. Sáu mươi năm về trước, đêm Genève cắt đôi nước Việt ở sông Bến Hải, ngoại trưởng quốc gia Việt Nam đã từ chối ký kết hiệp định và ngồi khóc cho một Việt Nam phân chia Nam Bắc. Tại miền Bắc tiểu bang California, chúng tôi đã trải qua một đêm chan chưa ân tình.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10082)
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại. Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 11071)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.