Những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời trong năm 2015

24 Tháng Năm 20157:00 CH(Xem: 11305)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 22 MAY 2015
Những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời đừng nên bỏ lỡ trong năm 2015

Đi tìm thời gian đã mất - Marcel Proust
blank
Bộ tiểu thuyết 7 tập “Đi tìm thời gian đã mất” là một trong những bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất và cũng đồ sộ nhất trong lịch sử văn học nhân loại. Chính vì vậy, không ít người yêu văn chương thường đặt ra mục tiêu cho mình cần phải đọc được bộ tiểu thuyết này, nhưng rồi hoặc không đủ can đảm để bắt đầu hoặc không đủ quyết tâm để kết thúc.
blank
Được xuất bản lần đầu trong khoảng thời gian từ 1913-1917, bộ tiểu thuyết kinh điển này gần như là một lựa chọn bắt buộc đối với những ai muốn làm giàu kiến thức và tình yêu văn học của mình trong năm mới.

Nhìn vào dung lượng của bộ tiểu thuyết, dù là những người đọc cần mẫn nhất hẳn cũng cảm thấy có chút nản lòng, nhưng một khi bạn đã đọc xong, dù chỉ là tập 1 của bộ tiểu thuyết 7 tập, bạn cũng sẽ cảm thấy mình đã nợ chính mình nếu chưa từng chạm tay vào bộ sách này. Khi đó, bạn cũng sẽ hiểu rằng, bộ sách đồ sộ hoàn toàn có lý của nó.

Ý nghĩa và giá trị của “Đi tìm thời gian đã mất” nằm ở chính kiến trúc thâm u, đồ sộ với muôn ngàn ngóc ngách; những phân tích sâu sắc, nên thơ, cảm xúc dạt dào, ẩn hiện; ở đó, có tiếng thủ thỉ tâm tình triền miên, không bao giờ dứt… “Đi tìm thời gian đã mất” là một giấc mơ vô tận của cuộc kiếm tìm cái Tôi. Bộ tiểu thuyết đã trở thành một cột mốc trong lịch sử tiểu thuyết hiện đại thế kỷ 20.

Hiện tại, ở Việt Nam mới có 2 trong 7 tập của bộ tiểu thuyết được xuất bản (gồm tập 1 - Bên phía nhà Swann và tập 2 - Dưới bóng những cô gái tuổi hoa), những tập còn lại đang được chuyển ngữ trong một dự án dịch thuật dài hơi đã được bắt đầu từ cuối năm 2013.

Emma - Jane Austen
 
Được xuất bản lần đầu năm 1815, “Emma” có chung một tác giả cùng với 3 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ra đời trước nó, như “Lý trí và tình cảm” (1784), “Kiêu hãnh và định kiến” (1797), “Trang viên Mansfield” (1814), và sau này là “Thuyết phục” (1818).

Ban đầu, khi xuất bản những cuốn tiểu thuyết đình đám và rất được độc giả yêu thích này, nữ tác gia Jane Austen đã không đề tên, mặc định là người viết vô danh, vì những thành kiến của xã hội đương thời đối với nữ nhà văn. Giờ đây, đã hơn 2 thế kỷ trôi qua, nhưng sự hấp dẫn trong văn chương của bà vẫn còn đó.

Đối với những ai say sưa tìm hiểu về tình yêu và cuộc đời, hẳn không thể bỏ qua những tiểu thuyết của Jane Austen. Nhân vật chính của “Emma” là Emma Woodhouse, một cô gái “xinh xắn, thông minh và giàu có”. Với tính thích mối lái, Emma say sưa ghép đôi cho cô bạn thân, nhưng rốt cuộc đều “xôi hỏng bỏng không”, gây ra nhiều sự trớ trêu cho cả chính mình.

Những đợt sóng - Virginia Woolf
blank
Cuốn tiểu thuyết “Những đợt sóng” (1931) là một tác phẩm mang đầy tính thể nghiệm, đầy chất thơ, và theo đuổi trường phái ấn tượng. Nếu so sánh với hội họa, cuốn sách như thể một bức tranh trừu tượng bí ẩn.

Ở đó, tác giả xây dựng cấu trúc tác phẩm thông qua tiến trình của một ngày, từ bình minh tới đêm khuya, đặt vào đó những đợt sóng và biển cả, thêm vào 6 nhân vật với 6 tiếng nói nội tâm phản ánh những cách nhìn nhận về chung - riêng, tôi - chúng ta…

Tác phẩm được ví như một áng văn viết bằng thơ, với những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và giá trị sống. Tại Việt Nam, cuốn “Những đợt sóng” chưa được chuyển ngữ, nhưng khá nhiều những tác phẩm khác của nữ tác gia Virginia Woolf đã được xuất bản.

Chuyện người tùy nữ - Margaret Atwood
blank
Cách đây 3 thập kỷ, nữ nhà văn người Canada - Margaret Atwood đã sáng tạo ra một câu chuyện lấy bối cảnh siêu thực ở nước Mỹ, bắt đầu bằng một vụ tấn công khủng bố kinh hoàng, bị cho là do những tín đồ Hồi giáo cực đoan thực hiện. Một nhà nước mới được lập nên và khôi phục chế độ gia trưởng. Những người phụ nữ trước đây vốn sống độc lập, giờ trở thành nô dịch.

Câu chuyện được kể lại thông qua góc nhìn của người tùy nữ Offred với những ký ức về cuộc sống tươi đẹp trước đây. Tác phẩm là một tiếng chuông cảnh báo về làn sóng phản nữ quyền, đi ngược lại những tiến bộ mà nữ giới cũng như toàn nhân loại đã đạt được sau nhiều thập kỷ. Tác phẩm khiến độc giả cảm thấy rùng mình trước những lời tiên tri vừa thực vừa ảo.

Jane Eyre - Charlotte Brontë
blank
Xuất bản năm 1847, “Jane Eyre” cho tới giờ vẫn là một trong những tiểu thuyết lãng mạn kinh điển. Tiểu thuyết xoay quanh Jane, một cô gái mồ côi, lớn lên đi làm gia sư cho một gia đình giàu có. Tác phẩm được kể theo phong cách tự sự do chính nhân vật Jane Eyre dẫn dắt.

“Jane Eyre” là câu chuyện cảm động về cuộc đời một người con gái nghèo, bất hạnh, vật lộn với số phận để tìm được chỗ đứng và hạnh phúc trong cuộc đời. Jane Eyre là hình tượng của những người phụ nữ “bé mọn” nhưng đã dũng cảm đứng lên phản kháng lại những bất công của số phận bằng tất cả ý chí, nghị lực và tâm hồn “nổi loạn” của mình.

Không chỉ mang đậm giá trị nhân văn, “Jane Eyre” còn là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp được vẽ nên bằng những con chữ. Từ những miêu tả trong tiểu thuyết có thể vẽ nên vô số những bức họa lớn nhỏ về cảnh sắc thiên nhiên, góp phần tạo nên bầu không khí thơ mộng cho tác phẩm.
 
The Grass is Singing (Cỏ hát) - Doris Lessing
blank
Nữ nhà văn Anh - Doris Lessing - rời khỏi Châu Phi năm 1949, mang theo bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay ở tuổi 30. “Cỏ hát” được xuất bản ngay năm sau đó và được mở đầu bằng một mẩu tin: “Mary Turner, vợ của Richard Turner, một chủ điền trang ở Ngesi, đã bị sát hại ngay tại hiên hè trang viên nhà họ sáng hôm qua. Một thanh niên làm thuê cho gia đình đã bị bắt giữ, và đã thú nhận gây ra tội ác”.
blank
Cuốn tiểu thuyết “Cỏ hát” là một bức tranh tâm lý tinh tế, sắc nhọn, khắc họa những dư chấn của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại đất nước Rhodesia - nơi có cả người da trắng và da màu cùng sinh sống. Sinh thời, Doris Lesing từng nói rằng: “Tôi ghét cuộc sống và xã hội ở nơi mà 100.000 người da trắng cai trị 500.000 người da màu”.

Khi được trao giải Nobel Văn học năm 2007, nữ nhà văn đã dược tôn vinh là “người viết sử thi với những trải nghiệm của nữ giới, đầy tính nghi hoặc, lòng nhiệt huyết và sự khôn ngoan, chín chắn”. Tại Việt Nam, những cuốn tiểu thuyết của nữ nhà văn Doris Lessing vẫn còn chưa được các dịch giả chuyển ngữ.

The Adventures of Augie March (Những cuộc phiêu lưu của Augie March) - Saul Bellow
blank
Cuốn tiểu thuyết kể về những chuyến phiêu lưu của tay giang hồ đáng mến Augie March được xuất bản năm 1953, khắc họa một cậu thanh niên trưởng thành trong thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ. Tác phẩm là một ví dụ kinh điển của những cuốn tiểu thuyết viết về quá trình từ một chàng trai mới lớn trở thành một người đàn ông thực thụ, thông qua hàng loạt những sự việc và biến cố, những công việc và các mối quan hệ…

Năm 1976, khi Saul Bellow được trao giải Nobel Văn học, Ủy ban Nobel Thụy Điển đã giới thiệu đôi dòng về sự nghiệp văn chương của ông rằng: “Văn chương Saul Bellow biểu thị sự pha trộn giữa những tiểu thuyết đậm chất giang hồ và những phân tích tinh tế về văn hóa, về những chuyến phiêu lưu thú vị, vừa mạnh mẽ vừa bi phẫn, với tiết tấu nhanh, đan xen với những đối thoại đầy triết lý nhân sinh, bằng cả sự thông thái và cái nhìn thấu hiểu từ ngoại cảnh cho tới nội tâm, để lý giải hoàn hảo cho những hành động của nhân vật”.

Tại Việt Nam, những tác phẩm của Saul Bellow còn được giới thiệu khá hạn chế, hiện tại mới có cuốn “Henderson, ông hoàng mưa” được chuyển ngữ.

Anna Karenina - Leo Tolstoy

Cuốn tiểu thuyết bi kịch của đại văn hào Tolstoy viết về tình yêu và sự phản bội, được xuất bản lần đầu thành nhiều kỳ trong khoảng thời gian từ 1873-1877. Cuốn tiểu thuyết đã đưa lại cho độc giả một cái nhìn đã trở thành kinh điển: “Mọi gia đình hạnh phúc đều giống nhau, mỗi gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo cách của riêng nó”.

“Anna Karenina” là một tác phẩm kinh điển của văn học Nga thế kỷ 19, với văn phong trang nhã và giàu cảm xúc. Tiểu thuyết lấy bối cảnh xã hội quý tộc Nga với những căn bệnh trầm kha của nó trong giai đoạn lúc bấy giờ - căn bệnh đạo đức giả và “mốt” giải trí bằng những tin đồn và sự soi mói vào đời sống riêng tư của người khác.

Tolstoy ban đầu dự định cuốn tiểu thuyết của mình sẽ chỉ đơn giản kể về chuyện ngoại tình và sự táo bạo, dám liều tất cả để có được tình yêu, nhưng càng viết, ông càng cảm thương cho số phận của nữ nhân vật chính - nàng Anna, một con người luôn khao khát hạnh phúc, và để có được hạnh phúc, nàng đánh đổi tất cả, nhưng rồi nàng gục ngã khi không thể đối chọi lại với cả một xã hội đang chống lại nàng.

Chân dung thực của Shakespeare đẹp trai như tài tử điện ảnh?

Minh Khánh (lược dịch Guardian)

10:59 - 21 tháng 5, 2015

ads by ants

Nhà sử học Mark Griffiths tuyên bố hình ảnh trên trang bìa cuốn sách "The Herball or Generall Historie of Plantes” của nhà sinh vật học nổi tiếng John Gerard là bức chân dung của đại thi hào William Shakespeare.

Theo Mark Griffiths, cuốn sách có niên đại 400 năm tuổi của John Gerard có bức chân dung duy nhất vẽ Shakespeare khi ông còn sống.
Nhà thực vật học kiêm sử gia Mark Griffiths đã giải mã được mật mã phức tạp trên bìa cuốn sách "The Herball or Generall Historie of Plantes”, được trang trí bằng hình ảnh bức trạm khắc có từ thế kỷ 16 của nhà thần học William Rogers, trong đó gồm 4 biểu tượng tượng hình.
blank
Chân dung được cho là của đại thi hào Shakespeare trên bìa cuốn sách "The Herball or Generall Historie of Plantes” của John Gerard
 
Sử gia Griffiths phát hiện ra chân dung của nhiều người nổi tiếng được tượng trưng bởi các biểu tượng tượng hình. Trong số 4 biểu tượng, có một biểu tượng được giải mã là chân dung của Shakespeare.

Theo như bức hình, đại thi hào là một anh chàng đẹp trai như tài tử điện ảnh, đang đội một vòng hoa nguyệt quế trên đầu, mặc trang phục áo dài của người La Mã xưa, có râu và ria mép, một tay giữ một trái bắp. Bức chân dung được cho là hình ảnh của nhà văn lúc 33 tuổi, thời điểm ông viết tác phẩm “Giấc mộng đêm hè” (A Midsummer Night's Dream) và sắp sửa viết “Hamlet”.

Griffths đã có phát hiện đắt giá kể trên khi nghiên cứu tiểu sử của nhà sinh vật học nổi tiếng John Gerard (1545-1612), tác giả của cuốn sách "The Herball or Generall Historie of Plantes”, dày 1.484 trang, xuất bản năm 1598.

Griffiths nói: “Tôi có ấn tượng khi nhìn vào các hình vẽ ở trang đầu và thấy một nhân vật ăn mặc giống người La Mã, dường như liên quan tới thi ca”. Ông phát hiện một số dòng chữ ghi dưới bức tranh, chứa thông tin về con người này. Sau khi tìm hiểu kỹ, ông tin rằng đó chính là William Shakespeare.
blank
Chân dung William Shakespeare vẽ sau khi ông đã qua đời

Công trình khám phá của Griffiths được đăng tải trên tuần san Country Life của Anh. Mark Hedges, chủ biên của tuần san mô tả sự phát hiện của Griffiths là "phát hiện văn học của thế kỷ”. Hedges nói: "Đây là bức chân dung mới nhất của nhà văn vĩ đại nhất của thế giới được xác nhận và xuất hiện vào thời điểm mà Shakespeare đang còn sống”.

Trong lịch sử nghiên cứu, chỉ có 2 tác phẩm vẽ chân dung được cho là giống Shakespeare nhất là bức tranh khắc in ở trang bìa các vở kịch của Shakespeare do nhà xuất bản Folio in năm 1623. Ngoài ra, còn có bức tượng bán thân tại ngôi mộ ông ở Nhà thờ Holy Trinity, Stratford-upon-Avon, Anh. Nhưng cả 2 bức chân dung đều được sáng tác khi nhà văn đã qua đời.

Tuyên bố của Griffiths, với số lượng đáng kể các bằng chứng thuyết phục được khá nhiều người tin tưởng. “Bức chân dung nào là thật, được vẽ khi Shakespeare còn sống?” là câu hỏi gây tranh cãi từ nhiều thế kỷ bởi các nhà khảo cổ và chuyên gia mỹ thuật và đây không phải là lần đầu tiên có người nhận đã phát hiện chân dung Shakespeare.

Năm 2009, bức tranh có tên gọi "chân dung Cobbe” cũng được đồn đoán là đã phác thảo chính xác chân dung của Shakespeare, và được trưng bày ở Stratford-upon-Avon. Quỹ Shakespeare Birthplace Trust, nơi thúc đẩy nghiên cứu về nhà văn, nói đây là chân dung thực, nhưng một số người không tin./
20 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1223)
19 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1161)
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1296)
03 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1992)