Ts. Nguyễn Đình Thắng: Đòi Tài Sản

20 Tháng Mười Hai 201711:00 CH(Xem: 8127)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ LITTLE - THỨ  TƯ  20  DEC  2017


Đòi Tài Sản: người bị lấy nhà khi đi kinh tế mới hay giao nhà để đi ODP


Ngày 15 tháng 12, 2017


Ts. Nguyễn Đình Thắng


http://machsongmedia.com


Sau bài “Chương trình đòi tài sản: Hỏi & Đáp”, chúng tôi lại nhận thêm một số câu hỏi mà có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người:


(1)    Làm sao để biết được nhà, đất của tôi bị quốc hữu hoá vào thời điểm nào?


(2)    Gia đình tôi bị ép đi kinh tế mới năm 1977; nhà nước lấy mất nhà. Lúc đó tôi chưa có quốc tịch Hoa Kỳ thì có được luật pháp Hoa Kỳ can thiệp?


(3)    Tôi bị ép phải ký giấy “hiến” nhà cho nhà nước thì mới được tham gia chương trình ra đi có trật tự. Bây giờ có đòi được không?


Chúng tôi xin trả lời chung dưới đây.


Thời điểm bị quốc hữu hoá


Muốn biết chính xác thì phải truy cứu lai lịch của từng bất động sản một. Điều này không dễ, nhưng vẫn có cách làm. Tuy nhiên, thời điểm chưa phải lúc để đổ công cho việc này. Việc quan trọng lúc này là vận động Quốc Hội Hoa Kỳ đồng ý mở chương trình đòi tài sản cho người Mỹ gốc Việt. Một khi chương trình đã được mở, thì các hồ sơ cá nhân mới được cứu xét – lúc ấy mới cần chứng minh rằng tài sản bị tịch thu sau khi chủ nhân đã trở thành công dân Mỹ.


Dựa vào sự nghiên cứu của chúng tôi, đa số các tài sản để lại ở Việt Nam của công dân Mỹ gốc Việt chỉ mới bị quốc hữu hoá từ năm 2005 trở lại đây. Trước đó, nhà nước “quản lý” chúng. Theo lời giải thích của Phó Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Nguyễn Hữu Thọ trong một văn thư đề ngày 14 tháng 11, 1989, quản lý “chỉ là một biện pháp tạm thời”. Trên nguyên tắc chủ nhân sau này có thể làm đơn đòi lại.


Khu chung cư của gia định người Mỹ gốc Việt ở California và New York bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt


Năm 1991, Chính Phủ Việt Nam ban hành Quyết Định 297/QĐ-CP với ý định quốc hữu hoá các nhà, đất mà nhà nước đang quản lý từ ngày 1 tháng 7, 1991 trở về trước. Tuy nhiên, việc thực hiện nó lại khá lỏng lẻo và tuỳ tiện do có sự mâu thuẫn với Luật Hình Sự lúc ấy.


Trước tình hình đó, ngày 26 tháng 11, năm 2003 Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị Quyết 23/2003/QH11, tuyên bố rằng từ nay “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.” Đồng thời, nghị quyết này chỉ thị uỷ ban nhân dân các cấp hoàn tất thủ tục quốc hữu hoá các tài sản mà họ đang quản lý. Thời gian thực hiện từ ngày 10 tháng 10, 2005 đến ngày 30 tháng 6, 2009, áp dụng cả cho các tài sản “vắng chủ” ở miền Bắc của các người di cư năm 1954, và tài sản của những người miền Nam bị nhà nước quản lý sau ngày 30 tháng 4, 1975.


Những người Việt ở Hoa Kỳ có tài sản đặt dưới sự quản lý của nhà nước phần lớn đã đến Hoa Kỳ trong khoảng 1975-1996 và đã có quốc tịch Mỹ trước khi Nghị Quyết 23/2003/QH11 ra đời. Nghị quyết này kêu gọi họ ủng hộ chính sách của chế độ: “Quốc hội kêu gọi đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài vì lợi ích chung của toàn dân tộc, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Quốc hội, coi đây là sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp ổn định và phát triển đất nước.”


Lời kêu gọi này không hợp lý vì không nạn nhân nào lại ủng hộ việc ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của chính mình. 


Nhà ở Hóc Môn của một gia đình người Mỹ gốc Việt hiện ở Maryland


Bị lấy nhà và bắt đi kinh tế mới


Sau ngày 30 tháng 4, 1975, những thành phần bị liệt kê là  “nguỵ quân nguỵ quyền”, “ác ôn”, “phản cách mạng”… phải trình diện đi “cải tạo” còn gia đình họ thì bị đuổi đi kinh tế mới. Cán bộ hay cơ quan nhà nước đã lấy nhà cửa, đất đai của họ. Tài sản của họ bị quản lý theo Quyết Định Số 111/CP, ban hành ngày 14 tháng 4, 1977. Đây là quyết định về chính sách “quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất ở các tỉnh phía Nam”. Theo đó, nhà nước “quản lý” nhà cửa, đất đai của  (trích nguyên văn):


- Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.


- Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.


- Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.


- Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.


Ít lâu sau, Quyết Định Số 305/CP ngày 17 tháng 11, năm 1977 bổ sung 2 thành phần bị quản lý nhà cửa, đất đai (trích nguyên văn):


- Những người tham gia các tổ chức đảng phái phản động đã giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp huyện, quận trở lên thì tùy theo thái độ chính trị trước và hiện nay, tùy theo tội ác đối với nhân dân nhiều hay ít, và tùy theo nguồn gốc giá trị sử dụng nhà cửa đất đai của họ mà Nhà nước tịch thu, trưng thu, trưng dụng, trưng mua hoặc để cho họ sử dụng.


Đối với những người khác không thuộc diện Nhà nước xử lý nhà đất của họ nhưng vì thái độ chính trị của họ phản động, có nhiều nợ máu với nhân dân, quần chúng căm ghét, yêu cầu xử lý thì căn cứ vào chính sách chung mà quyết định.


Các tài sản trong trường hợp này, giống như nhà, đất “vắng chủ” của những người di cư, di tản hay vượt biên, bị quản lý chứ không bị tịch thu. Thời điểm tịch thu (quốc hữu hoá) giống như đã được giải thích ở trên.


Hiến nhà để được đi định cư Hoa Kỳ


Nhiều người cho chúng tôi biết là họ đã phải ký giấy “hiến” nhà cho nhà nước như là điều kiện để lên đường định cư Hoa Kỳ. Trường hợp này rất phổ biến trong chương trình HO, và cũng xảy ra trong những chương trình ra đi hợp pháp khác.


Thực ra, những người này đã “giao” nhà cho nhà nước tạm thời quản lý, chứ không phải là “hiến”. Giấy chứng nhận (xem ví dụ dưới đây) dùng ngôn ngữ mập mờ để tạo ngộ nhận cho chủ nhân rằng họ đã hiến nhà, đất và do đó sẽ không bao giờ nghĩ đến việc đòi lại.


Giấy chứng nhận giao nhà cho nhà nước tạm thời quản lý


Luật Việt Nam khi ấy không phép các đơn vị chính quyền nhận nhà, đất do công dân hiến tặng. Quyết Định của Thủ Tướng Chính Phủ 434/TTg, “chủ trương về việc tư nhân xin hiến tài sản cho Nhà Nước”, ngày 30 tháng 10, 1976 ghi rõ: “Đảng và Chính Phủ… không chủ trương nhận hiến một cách phổ biến, mà cần xét cụ thể từng trường hợp.” Các trường hợp được phép hiến tài sản phải là nhân sĩ trí thức, tư sản yêu nước,  tư sản có cổ phần trong xí nghiệp quốc doanh, tổ chức tôn giáo xin hiến cơ sở kinh doanh… Các thành phần “nguỵ quân nguỵ quyền”, “ác ôn”, “phản động”… không có quyền hiến tài sản.


Các tài sản được “giao” kiểu này cũng nằm trong diện nhà nước quản lý, mà thời điểm tịch thu đã được giải thích ở phần trên.


Tóm lại, những trường hợp bị đuổi nhà đi kinh tế mới và những trường hợp “giao” nhà để đi định cư cũng tương tự như trường hợp tài sản “vắng chủ” của những người di cư, di tản hay vượt biên: do nhà nước tạm thời quản lý. Đến năm 2003, Quốc Hội Việt Nam quyết định quốc hữu hoá chúng và không cho phép chủ nhân khiếu nại để đòi lại nữa.


Nhưng lúc ấy, phần lớn các chủ nhân nếu đang ở Hoa Kỳ thì đều đã là công dân Hoa kỳ. Tài sản của họ được luật Hoa Kỳ bảo vệ./


- Zara, H&M, McDonald’s tốn bao nhiêu tiền để thuê mặt bằng tại Hà Nội?

25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10552)
Từ trái: Phóng viên Hồng Vân đang phỏng vấn Tân Hoa Hậu Phu Nhân 2013 Sonya Sương Đặng (giữa) và Hoa Hậu Bích Trâm 2005 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm 24/11/2013. Ảnh Văn Hóa Magazine. Vui lòng xem toàn bộ chương trình trên đài Freevn.Net
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11138)
Hoa khôi Venezuela, Gabriela Isler, đã giành được vương miện Hoa hậu Hoàn vũ trong cuộc thi tuyển vào đêm 09/11/2013 tại Matx cơva, Nga. Buổi lễ tuyển lựa Hoa hậu còn được giành để chia sẻ với nạn nhân cơn bão Haiyan ở Philippines và làm nổi dậy vấn đề tranh cãi qua đạo luật kỳ thị giới đồng tính tại Nga được thông qua hồi tháng 6.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 20764)
Bà Nhu muốn trở lại một nơi quen thuộc khi bà chuyển đến Đà Lạt vào mùa xuân năm 1947. Bà từng ghé thăm biệt thự đồi rất thường xuyên khi còn bé, và bà đã muốn ổn định tổ ấm ở đây với chồng và con gái nhỏ, tránh xa khỏi những mối căng thẳng đang gia tăng ở các đô thành.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 51083)
Tác giả Peter Brush là một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, đã từng đóng quân ở Quảng Trị trong 2 năm 1967 và 1968. Sau chiến tranh, ông đi học trở lại và tốt nghiệp Thạc sĩ Chính trị học. Hiện nay, ông là Quản thủ Thư viện của Đại học Vanderbilt, tiểu bang Tennesse. Ông còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu giá trị khác về Việt Nam.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 13103)
Lời tưởng niệm hai vị cố vấn của MLNQVN là Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và Bác sĩ Nguyễn Tường Bách do Bác sĩ Lâm Thu Vân đọc trong dịp tiếp tân khai mạc Đại hội MLNQVN lần thứ XI CN 13 Oct, 2013
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11377)
Santa Ana (Bình Sa)- -Sáng Thứ Ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 tại phòng hội văn phòng Giám Sát Viên Janet Nguyễn một buổi tiếp tân cựu Chánh An Nguyễn Trọng Nho và phu nhân được tổ chức trước khi lễ vinh danh chính thức bắt đầu với sự tham dự của qúy vị nhân sĩ, một số qúy vị đại diện các hội đòan, đoàn thể, các cơ quan truyền thông cùng thân hữu, về quan khách
01 Tháng Mười 2013(Xem: 33480)
Từ trước đến giờ, khi đề cập đến Hoa Hậu Á Châu Thế Giới năm 2012 Bích Liên là đồng nghĩa nói tới sự gắn bó, đóng góp của Bích Liên đối với các sinh hoạt cộng đồng trong mọi lãnh vực Văn Hóa, Chính Trị,. Xã Hội, Từ Thiện... dưới chân dung là một nhà mạnh thường quân “nặng ký” cho các sinh hoạt này.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11896)
Khi bài này đến tay quý độc giả thì TT Obama và gia đình đang đi nghỉ hè trên Massachusetts. Câu chuyện bình thường vì tất cả chúng ta đều đã có dịp đi nghỉ hè cùng gia đình, có gì đáng nói?
24 Tháng Chín 2013(Xem: 19947)
Cây chuối có nhiều công dụng trong cuộc sống người dân Nam Bộ nói riêng. Dân gian có câu tục ngữ "chuối đằng sau, cau đằng trước"; bởi thường thì những ngôi nhà quê trồng hàng cau trước ngõ và bờ chuối sau nhà. Người có phận người, cây cũng có phận cây. Nếu cây tre được xem như là biểu tượng của sự vững chãi cứng rắn, mang dáng dấp người cha, thì cây chuối ngược lại luôn mềm mại, dịu dàng như người mẹ vậy!
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 14329)
Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Little Saigon sẽ được tổ chức tại thương xá Phước Lộc Thọ vào ngày thứ Bảy 15-6-2013. Nhân dịp này, phóng viên Viễn Đông đã phỏng vấn một số đồng hương có mặt lâu năm nhất tại Nam California để tìm hiểu về danh xưng “Little Saigon,” nơi có đến trên nửa triệu đồng hương đang làm ăn sinh sống. Little Saigon được coi là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11252)
[Dưới thời Gia Long- Minh Mệnh, Gia Định bao gồm tất cả các tĩnh Miền Nam từ Phan Thiết đến Cà Mau, tức là là cả vùng Dồng Nai Cửu Long ngày nay. Làm Tổng Trấn Gia Định thời đó cũng chẳng khác nào làm Thống Đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc hay Thủ Hiến Nam Việt thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1832 sau khi Dức Tả Quân Lê Văn Duyệt từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn Gia Định thành sáu tỉnh. Chữ Nam Kỳ Lục Tỉnh có từ lúc đó.]
29 Tháng Năm 2013(Xem: 16131)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Hội Đền Hùng vào lúc 11:00 giờ trưa Thứ Bảy ngày 25 tháng 5 năm 2013 Lễ Giổ Lần Thứ 44 Cựu Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Phan Khắc Sửu đã được long trọng tổ chức với sự tham dự của một số qúy vị nhân sĩ trí thức, các cựu viên chức Việt Nam Cộng Hoà, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, báo chí, quan khách
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19393)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 25861)
Lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (nhà hàng ZEN) một buổi họp thường kỳ của Phòng Thương Mại Việt Mỹ (Vietnamese American Chamber of Commerce Board of Directors Meeting) được tổ chức với sự tham dự của các thành viên trong Hội Đồng gồm có: Bác Sĩ Tâm Nguyễn, Chủ Tịch, Cô Lý Gia Nghĩa, Phó Chủ Tịch và các thành viên, Chris Trần, Phillip Hoang, Merrick Nguyễn,...