Hoa Đông: Khu trục hạm Nhật bị thủng do "va chạm" với tàu cá TQ

01 Tháng Tư 202010:36 SA(Xem: 6258)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ TƯ 01 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Hoa Đông: Khu trục hạm Nhật bị thủng do "va chạm" với tàu cá TQ


image045


31/3/2020,


Chiến hạm Nhật va chạm tàu cá Trung Quốc, rách vỏ


Khu trục hạm JS Shimakaze của Nhật thủng một lỗ sau va chạm với tàu cá Trung Quốc trên biển Hoa Đông, không ai bị thương.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết khu trục hạm JS Shimakaze thủng một lỗ rộng khoảng một mét ở mạn trái sau sự cố va chạm xảy ra đêm qua trên biển Hoa Đông, cách đảo Yakushima của Nhật Bản khoảng 650 km về phía tây.


image045

JS Shimakaze trên Thái Bình Dương hồi năm 2019. Ảnh: Flickr/Enuarl.


 Tuy bị rách vỏ, khu trục hạm Nhật vẫn duy trì khả năng di chuyển trên biển. Thủy thủ đoàn chiến hạm Nhật Bản và tàu cá Trung Quốc đều không có người bị thương. "Chúng tôi đang điều tra chi tiết sự việc", Bộ trưởng Kono viết trên Twitter.


JS Shimakaze là một trong hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Hatakaze, được Nhật Bản biên chế hồi tháng 3/1988.  Đây là những chiến hạm đầu tiên của Nhật được trang bị động cơ turbine khí. JS Shimakaze có thể đóng vai trò kỳ hạm của nhóm tác chiến hải quân, thay thế vai trò của các khu trục hạm cỡ lớn trong trường hợp chúng đang bảo dưỡng hoặc bị hư hại trong chiến đấu.


Tàu dài 150 m, rộng 16 m và có lượng giãn nước đầy tải 6.050 tấn. Mỗi chiếc mang được 6 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 Standard, rocket chống ngầm ASROC, hai pháo đa dụng Mark 42 cỡ nòng 127 mm, hai bệ pháo phòng thủ cực gần Phalanx và ngư lôi 324 mm.


image046

Vị trí đảo Yakushima ở phía nam Nhật Bản. Đồ họa: Asahi.


Vũ Anh (Theo NHK)


image047

Va chạm với tàu cá Trung Quốc, tàu khu trục Nhật lõm vỏ


Một Thế Giới 31/03/2020

image044

Vị trí Khu trục hạm Nhật "va chạm" với tàu cá Trung Quốc bị rách vỏ. Nguồn Internet


image048

Vị trí biển Hoa Đông.Nguồn Internet


Tàu khu trục JS Shimakaze của Nhật đã va chạm với tàu cá Trung Quốc trên biển Hoa Đông, nhưng không ai bị thương hay mất tích.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng sự việc trên xảy ra vào tối 30.3, ở vị trí cách đảo Yakushima của Nhật Bản khoảng 650 km về phía tây. Vị trí xảy ra va chạm nằm ở phía bắc quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.


Vụ va chạm dẫn đến vết lõm có kích thước hơn 1 m trên đường nước của tàu khu trục JS Shimakaze. Tuy vậy, tàu khu trục của Nhật vẫn duy trì khả năng di chuyển trên biển.


Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu khu trục JS Shimakaze đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra định kỳ sau khi rời cảng Sasebo vào sáng ngày 29.3. Cơ quan này cho biết sẽ hợp tác với lực lượng cảnh sát biển để điều tra vụ việc.


"Không có thủy thủ nào bị thương, cũng như không có ai trên tàu cá Trung Quốc mất tích Chúng tôi đang điều tra chi tiết sự việc", ông Kono cho hay.


Được biết, JS Shimakaze là một trong hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Hatakaze được chế tạo cho lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản vào những năm 1980 và được đi vào hoạt động tháng 3.1988 và sử dụng đến ngày hôm nay.


Hai tàu lớp Hatakaze có chiều dài 150 m, rộng 16 m, lượng giãn nước đầy tải 6.000 tấn. Đây là những tàu chiến đầu tiên của Nhật Bản được gắn động cơ tuabin khí. Mỗi chiếc lớp Hatakaze được trang bị 6 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 Standard, rocket chống ngầm ASROC, hai pháo đa dụng Mark 42 cỡ nòng 127 mm, hai bệ pháo phòng thủ cực gần Phalanx và ngư lôi 324 mm.


Tàu khu trục JS Shimakaze có thể đóng vai trò kỳ hạm của nhóm tác chiến hải quân, thay thế vai trò của các khu trục hạm cỡ lớn trong trường hợp chúng đang bảo dưỡng hoặc bị hư hại trong chiến đấu. JS Shimakaze cũng đã được triển khai trong nhiều cuộc tập trận với hải quân Mỹ trên biển, cũng như được điều động để giá‎m sá‎t và thực hiện chụp ảnh các tàu chiến Trung Quốc đi vào vùng biển của Nhật Bản. Trang Nhung (theo Reuters, CNA)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Japanese Naval Ship Involved in Collision With Chinese Fishing Vessel in East China Sea


The incident resulted in damage to JS Shimakaze.


image049

By Ankit Panda


March 31, 2020


image050

JS Hatakaze, the lead ship of the Hatakaze-class.


Credit: OS2 John Bouvia, USN via Wikimedia Commons


A Japan Maritime Self-Defense Force (MSDF) warship was involved in a collision with a Chinese fishing vessel, the Japan Coast Guard said on Tuesday. The incident took place on Monday in international waters off the coast of Shanghai in the East China Sea.


According to Japanese authorities, no crew were injured in the incident. The Self-Defense Forces’ Joint Staff added that the incident took place at approximately 8:30 p.m. on Monday. The MSDF vessel involved was JS Shimakaze, a Hatakaze-class guided missile destroyer that has been frequently sent in recent years on deployments to the East China Sea.


According to Japanese authorities, JS Shimakaze received unspecified physical damage to its hull on the port side of the vessel. JS Shimakaze was on a regular patrol in the waters when it was involved in the collision after leaving from the port of Sasebo on Sunday, Japanese authorities said. The Japanese Ministry of Defense, MSDF, and Japan Coast Guard are investigating the incident.


Hatakaze-class destroyers in service with the MSDF are gas propulsion warships equipped with a range of advanced armaments and sensors. Weapons systems on board Hatakaze-class vessels include Standard Missile medium-range surface-to-air missiles, the RGM-84 Harpoon ship-to-ship missile, and the ASROC anti-submarine rocket. The vessel also features close-in weapon systems (CIWS) and Mark 42 guns.


The incident is the second in March to involve a Chinese fishing vessel in a collision. As The Diplomat reported last week, Taiwan’s Coast Guard Administration reported that one of its vessels was struck by a Chinese fishing vessel in waters off the Kinmen islands.


China has been criticized for using civilian fishing vessels as a “maritime militia” to exercise administrative rights by fishing and conducting other activities in disputed waters. Territorial claimant states in the South China Sea, for instance, face illegal fishing activities by Chinese fishing vessels in their claimed waters regularly.


In 2010, China and Japan entered a major diplomatic crisis after a Chinese fishing trawler collided with a Japan Coast Guard patrol boat in waters near the disputed Senkaku Islands, which are administered by Japan and claimed by China as the Diaoyu Islands. Japan arrested the captain of the Chinese vessel, sparking angry protests from China.


The incident spiraled into a major dispute and China retaliated against Japan by imposing an unofficial embargo on the transfer of Chinese rare-earth metals to Japanese firms.


Naval vessels from other countries have been involved in collisions with civilian vessels in recent years. Most prominently, two U.S. Arleigh Burke-class guided missile destroyers, USS Fitzgerald and USS John S. McCain, were involved in fatal collision incidents in 2017.

28 Tháng Hai 2016(Xem: 10164)
"Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang làm thay đổi cảnh quan ở Biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Cùng thời gian này, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Hoa Kỳ và tuyên bố các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là « hợp pháp và phù hợp ».
25 Tháng Hai 2016(Xem: 10850)
Đô đốc Harris đã xác định rõ ràng là Biển Đông là nơi mà quân đội Mỹ sẽ thực hiện các chiến dịch tuần tra : « Chúng ta phải tiếp tục hoạt động trong vùng Biển Đông để chứng minh rằng ở đấy là không phận và hải phận quốc tế ».
23 Tháng Hai 2016(Xem: 11410)
"Hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng, theo nhận định của CSIS".
18 Tháng Hai 2016(Xem: 11860)
"Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông."
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14087)
"Trung Quốc vừa cải tạo, nối dài đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm cho phép cất hạ cánh máy bay Boeing 737 có thể chở đến 200 khách. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 11453)
TNS McCain: "Tôi rất vui khi biết tin Hải quân Mỹ tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hoạt động này đã thách thức các yêu sách hàng hải quá mức, làm hạn chế các quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và nước khác theo luật pháp quốc tế.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 11233)
"Trong cuộc gặp gỡ với lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh : căn cứ trên các tài liệu lịch sử, địa lý và luật phát quốc tế, các đảo « Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa và các vùng nước chung quanh những hòn đảo này (…) đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Đài Loan ».
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 11219)
"Người biểu tình Philippines sẽ thực hiện một chuyến đi thứ hai ra quần đảo tranh chấp ở biển Đông, và lần này sẽ ở lại đó một tháng, sau khi Trung Quốc dùng máy bay đưa các du khách ra một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 13750)
"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ) đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Thắc mắc: Những người nào? "Nói cho cùng, Chiến sĩ hay Liệt sĩ đều là người Lính Việt Nam đã hy sinh mạng sống - để trở thành Tử sĩ Vị Quốc Vong Thân cho quê hương Việt Nam". (VH)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12973)
"Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm được xây để tỏ lòng thành kính, biết ơn những người con của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống trong quá trình bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng..."
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11278)
- USNI News ngày 5/1 đưa tin, sau 2 tháng Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter mới có trả lời chính thức, giải thích rõ ràng về hoạt động tự do hàng hải của tàu USS Lassen tại khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 27/10/2015. - USS Lassen 82 đã tiến sâu vào bên trong 12 hải lý các thực thể: Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân. - Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Phillipines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 12156)
"The Sydney Morning Herald ngày 7/1 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, vịnh Cam Ranh vẫn là "át chủ bài" của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông (cũng như Hoàng Sa, Trường Sa) trước một đối thủ lớn hơn nhiều, hải quân và không quân được trang bị mạnh hơn nhiều".
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 11544)
"Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11609)
"Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12935)
"Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc".