Việt Nam không phải "thành viên bóng tối" của bộ tứ, Trung Quốc nên lo việc khác

22 Tháng Ba 20186:22 CH(Xem: 9343)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ SÁU 23 MAR 2018


image018

Sáng 2/11/2016, chiến hạm HMAS Warramunga mang tên lửa dẫn đường Australia đã cập cảng Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm kỹ thuật Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 7/11/2016


Việt Nam không phải "thành viên bóng tối" của bộ tứ, Trung Quốc nên lo việc khác


Hồng Thủy


21/03/18


 (GDVN) - Thay vì ngồi lo một bộ tứ, bộ ngũ nào đó bao vây mình, Trung Quốc nên tìm cách hóa giải các ngón đòn chiến lược Tổng thống Donald Trump chuẩn bị giáng xuống.


Thời báo Hoàn Cầu ngày 20/3 có bài xã luận đặt vấn đề: Việt Nam có muốn gia nhập bộ tứ (Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia) không?


Nhận thấy những thông tin trong bài viết này có thể cung cấp thêm góc nhìn từ Trung Quốc về các chính sách đối ngoại, an ninh của Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc nội dung bài viết này (phần in nghiêng).


"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.


image019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malcolm Turnbull, ảnh: TTXVN.


2 Thủ tướng Việt Nam và Australia đã ra tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Australia, trong đó Biển Đông đã được đề cập, mặc dù chỉ là đề cập một cách vô hại (với Trung Quốc?).


Việt Nam thường xuyên thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế do mối quan hệ tế nhị với Trung Quốc trong vai trò một bên yêu sách ở Biển Đông, cũng như quan hệ với các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.


Với quan hệ đối tác chiến lược Việt - Úc và các hoạt động ngoại giao tích cực gần đây giữa Hà Nội với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản, một số (hãng truyền thông) đã nêu ra câu hỏi mang tính khiêu khích:


Việt Nam đang cố gắng tham gia vào bộ tứ đối thoại an ninh bao gồm Nhật Bản - Ấn Độ - Hoa Kỳ - Australia? Hay Việt Nam là "thành viên trong bóng tối" của bộ tứ?


Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đã được chú ý trong một thời gian. Nó được sử dụng như một đòn bẩy chống lại Trung Quốc. 


Nhưng không ai rõ ràng về hình thức của chiến lược này, cũng như cách một quốc gia hoặc khu vực có thể tham gia.


Ấn Độ là một phần của chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương và là thành viên của bộ tứ.


image020

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump, ảnh: AP.


Tuy nhiên không có tuyên bố chính thức nào của New Delhi nói rằng chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương hoặc bộ tứ, là nhằm vào Trung Quốc.


Thông tin cho rằng bộ tứ là một nỗ lực chung để đối đầu với Trung Quốc chỉ đơn thuần được thúc đẩy bởi các phương tiện truyền thông Ấn Độ.


Hà Nội đang phát triển quan hệ với các nước thành viên của bộ tứ, đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc.


Họ đã phát triển mối quan hệ ấm áp với các bên và hợp tác với Trung Quốc để làm dịu các tranh chấp ở Biển Đông. 


Việt Nam không khiêu khích như cách đây 2 năm, mà đã giỏi hơn trong việc cân bằng giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và các cường quốc có ảnh hưởng khác.


Australia mặc dù là đồng minh truyền thống, trung thành của Hoa Kỳ, nhưng Canberra cũng đã có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. 


Chính vì những lợi ích kinh tế mà Canberra trở nên lúng túng giữa phương Tây với Trung Quốc, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng "Bắc Kinh không phải là một mối đe dọa".


Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển thành một cường quốc ở Tây Thái Bình Dương. Lý thuyết "mối đe dọa từ Trung Quốc" là không có cơ sở.


Đối đầu với Trung Quốc không hấp dẫn bằng hợp tác với Bắc Kinh. Phục vụ Hoa Kỳ trong việc đối đầu với Trung Quốc sẽ mang lại nhiều thiệt hại hơn là lợi ích.


Do đó, các nước trong khu vực đã chọn lựa cử chỉ ngoại giao phức tạp có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau, làm cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên mơ hồ.


Hoa Kỳ và Nhật Bản thúc đẩy chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương với một mục tiêu rõ ràng là nhằm chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên Australia và Ấn Độ có nhiều điểm yếu tương đồng.


Nếu Việt Nam thực sự muốn trở thành một phần của chiến lược này, nó sẽ trở nên đa dạng hơn.


Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Australia là hợp lý, vì hai quốc gia có chủ quyền đều có quyền xác định quan hệ song phương.


Trung Quốc duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả Việt Nam lẫn Australia.


Chúng tôi không cần phải quan tâm quá nhiều vào chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và những gì xuất phát từ nó." [1]


Chúng tôi cho rằng, thông tin về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra còn rất ít để có thể hình dung bức tranh tổng thể.


Tuy nhiên, nhiều khả năng chiến lược này là để tăng cường hợp tác bảo vệ trật tự và luật pháp quốc tế đã hình thành và ổn định kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, mang lại hòa bình, ổn định và phồn vinh cho khu vực.


Lập luận về một bộ tứ chống lại Trung Quốc e rằng chỉ có trong tưởng tượng của các học giả Trung Quốc.


Bởi chính Thời báo Hoàn Cầu cũng nhận thấy, không quốc gia nào muốn đặt mình vào thế phải chọn 1 trong 2 bên, Mỹ hay Trung Quốc.


Đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trên Biển Đông, quân sự hóa và đe dọa an ninh khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi, không phải là chống lại Trung Quốc.


Bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm cả lợi ích của Trung Quốc.


Còn trong cuộc so găng tranh giành vị thế siêu cường số 1 giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, Chủ tịch Tập Cận Bình từ khi mới lên nhậm chức đã muốn "chia đôi Thái Bình Dương" với người Mỹ.


Nhưng Tổng thống Donald Trump dường như không cho phép điều ấy xảy ra. 


Về mặt an ninh, ông vừa ký đạo luật Du lịch Đài Loan, cho phép các quan chức Mỹ - Đài được "du lịch" chính thức, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương Alex Wong đã đến thăm Đài Loan tối 20/3. [2]


Nước Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ thúc đẩy việc bán vũ khí và tăng cường quan hệ với Đài Bắc theo đạo luật Quan hệ với Đài Loan.


Về mặt kinh tế, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc phải có kế hoạch giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ với Hoa Kỳ 1 tỉ USD.


Dự kiến trong vài ngày tới, ông Donald Trump sẽ tiếp tục áp mức thuế cao đối với các sản phẩm của Trung Quốc bị cho là sử dụng các công nghệ ăn cắp của Hoa Kỳ.


Các trợ lý của Tổng thống Mỹ đề xuất gói thuế trị giá 30 tỉ USD có thể áp dụng cho hàng loạt sản phẩm của Trung Quốc;


Nhưng ông Donald Trump đã chỉ đạo phải tăng gấp đôi, lên 60 tỉ USD cho hơn 100 sản phẩm ông cho là Trung Quốc đã phát triển bằng cách ăn cắp công nghệ Mỹ.


Trước Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn các vấn đề quan trọng về nhân sự, sửa đổi hiến pháp, ông Tập Cận Bình vẫn phải phái 2 ủy viên Bộ chính trị sang Washington DC để điều đình.


Đó là ông Dương Khiết Trì và ông Lưu Hạc, với nhiệm vụ làm sao hoãn được các đòn về thương mại mà ông chủ Tòa Bạch Ốc sắp giáng xuống.


Tuy nhiên dường như nhiệm vụ này đã không hoàn thành theo mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải.


Bởi vậy, bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu dường như chỉ là một phần của cuộc chiến truyền thông với New Delhi cũng như phương Tây;


Và Hoa Kỳ có nhiều công cụ để ngăn Trung Quốc phá vỡ trật tự và luật pháp quốc tế hữu hiệu hơn nhiều so với chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở.


Cho nên chúng tôi thiết nghĩ, Trung Quốc nên quan tâm nhiều hơn tới cách thức đối phó với các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hơn là việc mất thời gian để chống lại những thứ không có thật như một bộ tứ, bộ ngũ nào đấy đang bao vây mình.


Cũng xin lưu ý thêm, cái Thời báo Hoàn Cầu gọi là "khiêu khích" khi nhắc đến Việt Nam năm 2014 chính là phản ứng mạnh mẽ và chính đáng chống lại hành vi xâm lấn bất hợp pháp của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông trong sự kiện giàn khoan 981.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.globaltimes.cn/content/1094395.shtml


[2]http://www.cna.com.tw/news/firstnews/201803200404-1.aspx


[3]https://www.washingtonpost.com/business/economy/trump-prepared-to-hit-china-with-60-billion-in-annual-tariffs/2018/03/19/fd5e5874-2bb7-11e8-b0b0-f706877db618_story.html?utm_term=.3a957a693719


Hồng Thủy

19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10124)
Bắc Kinh sẽ « không bao giờ » ngưng xây dựng tại Biển Đông. Đó là tuyên bố của Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh hải quân Trung Quốc, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye cho rằng việc này là bất hợp pháp.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 11611)
"Tham vọng của Trung Quốc không chỉ là kiểm soát các đảo, đá và rạn san hô ở Biển Đông, mà Bắc Kinh còn có kế hoạch phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động rộng khắp Thái Bình Dương".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11559)
- Đây là lần đầu tiên các quan chức Campuchia được đặt chân lên một con tàu sân bay lớn và hiện đại. "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành tập trận chung ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 10192)
"Trước các sĩ quan không quân Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte bắn tín hiệu với Trung Quốc là nếu phán quyết này « thuận lợi » cho Philippines như dự kiến thì « chúng ta nên đối thoại ».
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 10016)
- Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc. - Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông). "chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 9372)
"Khi bỏ cả trứng vào một giỏ thì rủi ro rất lớn, khi Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới", bởi hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Những lời có cánh vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 21496)
Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào. (Cập nhật từ ngày 29/5/2013 đến tháng 4/2015)
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 10271)
- Ngư dân địa phương cáo buộc các tàu Trung Quốc có cảnh sát biển hỗ trợ ngăn cản họ vào khu vực bãi cạn Scarborough đánh bắt cá. - Hoa Kỳ mới đây cảnh cáo Trung Quốc về bất kỳ động thái nào thay đổi nguyên trạng khu vực này.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 9623)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa "Theo tiết lộ trên báo Nhật Bản The Diplomat, Hải Quân Trung Quốc hôm 08/06/2016, đã chính thức đưa một tàu hộ tống thế hệ mới loại 056A - thuộc lớp Giang Đảo (Jiangdao) - đến căn cứ Du Lâm ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Theo nhiều nguồn tin quân sự Trung Quốc, chiếc tàu này sẽ chủ yếu hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa. Điều đáng nói là hộ tống hạm mới được trang bị hệ thống chống tàu ngầm".
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10747)
- Việc xây dựng 2 ngọn hải đăng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập đang được đẩy nhanh tiến độ và sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2016, - Trước đó, Trung Quốc đã trái phép cho hoạt động các hải đăng trên đá Châu Viên, đá Gạc Ma và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 10374)
"Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho thấy, Mỹ muốn xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực tương tự NATO để bảo đảm an ninh khu vực".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 9841)
"Người phát ngôn Trung Quốc nói Hà Nội và Bắc Kinh có thể tự mình giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và hiệp thương". - Việt Nam kêu gọi: Hoàng Sa:"Song phương"; Trường Sa:"Đa phương"
26 Tháng Năm 2016(Xem: 10780)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nghênh đón Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại Đền Ise, ngôi đền linh thiêng nhất của Thần đạo Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo đã lần lượt đi qua một chiếc cầu dài dẫn tới ngôi đền, trước khi đứng chụp hình chung với nhau. - VN kêu gọi Hoàng Sa: "song phương'; Trường Sa "đa phương".
20 Tháng Năm 2016(Xem: 12541)
Cam Ranh: khắc tinh của “đường lưỡi bò” “Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được đề ra và phía Việt Nam có sự hiểu biết và thông cảm về vấn đề này”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Ozerov nói với Sputnik". "Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói với Sputnik rằng, Việt Nam không phản đối Nga trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh".
15 Tháng Năm 2016(Xem: 10148)
"Trả lời báo chí Nhật Bản từ Hà Nội ngày 14/05/2016, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: là một cường quốc khu vực, Tokyo cần có những nỗ lực « cụ thể » để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong các vùng biển có tranh chấp chủ quyền".