Trung Quốc sắp cho hoạt động 2 hải đăng trên đá Vành Khăn, Chữ Thập

12 Tháng Sáu 201611:44 CH(Xem: 10580)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 13  JUNE 2016

Trung Quốc sắp cho hoạt động 2 hải đăng trên đá Vành Khăn, Chữ Thập

Bảo Vinh

 

 

image043

Ngọn hải đăng xây phi pháp trên đá Xu Bi đã được Trung Quốc đưa vào sử dụng. Reuters

 

Việc xây dựng 2 ngọn hải đăng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập đang được đẩy nhanh tiến độ và sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2016, theo Nhân dân Nhật báo ngày 7.6. Trung Quốc đã thực hiện hoạt động bồi đắp phi pháp với quy mô lớn trên các bãi đá này để biến chúng thành đảo nhân tạo.

 

Trung Quốc bồi đắp đến hơn 5,5 km2 tại đá Vành Khăn và xây dựng nhiều công trình như đường băng từ tháng 1.2016, theo dữ liệu của chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Mỹ.

 

Trên đá Chữ Thập, Trung Quốc bồi đắp 2,74 km2, xây đường băng dài 3.000 m và nhiều công trình ở cấp độ quân sự khác. Trước đó, Trung Quốc đã trái phép cho hoạt động các hải đăng trên đá Châu Viên, đá Gạc Ma và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


image045

Đường băng Trung Quốc xây dựng trên đá Vành Khăn CSIS

 

Nhân dân Nhật báo đưa tin rằng ngọn hải đăng được xây tại phía đông của đá Vành Khăn, cao hơn 60 m và là công trình cao nhất mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo đá ở quần đảo Trường Sa (Trung Quốc ngang nhiên đặt tên là Nam Sa). Báo này dẫn lời một lãnh đạo công ty xây dựng hải đăng nói rằng ngọn hải đăng trên đá Vành Khăn được trang bị hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc và một hệ thống tự động xác định tàu thuyền. Ánh sáng phát đi từ hải đăng này có thể chiếu xa hơn 20 hải lý (tức 37 km).

 

Zhang Jie, phó giám đốc cơ quan an toàn hàng hải Hải Nam huênh hoang với Tân Hoa xã rằng việc Trung Quốc tăng cường xây dựng các ngọn hải đăng và các cơ sở cứu hộ tại đây giúp tạo điều kiện tốt hơn cho nước này thực hiện trách nhiệm quốc tế như tìm kiếm cứu nạn trên biển, hỗ trợ thiên tai và bảo vệ hệ sinh thái đại dương, theo Nhân dân Nhật báo.

 

 image046

Trung Quốc ngang nhiên đưa vào hoạt động ngọn hải đăng phi pháp mới và vung tiền cho ngư dân xuống đóng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN.

Một số nhà quan sát tỏ ra lo ngại về việc các ngọn hải đăng được xây trái phép tại các bãi đá này có thể gia tăng sức ảnh hưởng của những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, theo Japan Times.

 

Bên cạnh việc xây dựng hải đăng, Trung Quốc còn chuẩn bị đưa vào hoạt động phi pháp một bệnh viện trên đá Chữ Thập vào cuối tháng 6. Việc xây dựng được bắt đầu từ tháng 11.2015. Bệnh viện này được cho là có nhiều phòng khoa hiện đại và có cả khu vườn rộng 4.000 m2.

Tại đá Xu Bi, Trung Quốc còn cho trồng vườn rau rộng 4.000 m2, cung cấp hơn 30 loại rau. Ngoài ra, trên đá này còn nuôi hơn 500 con gà, vịt và ngỗng, 68 con heo.

11:37 PM - 07/06/2016 Thanh Niên Online

21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10007)
- Tân Hoa Xã ngày hôm 19/07/ đưa tin, trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh vào hôm qua, tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lý và hợp pháp ». - Ảnh bên: Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc vừa xây dựng trên bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 9960)
Bắc Kinh sẽ « không bao giờ » ngưng xây dựng tại Biển Đông. Đó là tuyên bố của Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh hải quân Trung Quốc, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye cho rằng việc này là bất hợp pháp.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 11419)
"Tham vọng của Trung Quốc không chỉ là kiểm soát các đảo, đá và rạn san hô ở Biển Đông, mà Bắc Kinh còn có kế hoạch phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động rộng khắp Thái Bình Dương".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11391)
- Đây là lần đầu tiên các quan chức Campuchia được đặt chân lên một con tàu sân bay lớn và hiện đại. "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành tập trận chung ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 10036)
"Trước các sĩ quan không quân Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte bắn tín hiệu với Trung Quốc là nếu phán quyết này « thuận lợi » cho Philippines như dự kiến thì « chúng ta nên đối thoại ».
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 9886)
- Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc. - Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông). "chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 9230)
"Khi bỏ cả trứng vào một giỏ thì rủi ro rất lớn, khi Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới", bởi hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Những lời có cánh vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 21254)
Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào. (Cập nhật từ ngày 29/5/2013 đến tháng 4/2015)
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 10108)
- Ngư dân địa phương cáo buộc các tàu Trung Quốc có cảnh sát biển hỗ trợ ngăn cản họ vào khu vực bãi cạn Scarborough đánh bắt cá. - Hoa Kỳ mới đây cảnh cáo Trung Quốc về bất kỳ động thái nào thay đổi nguyên trạng khu vực này.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 9475)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa "Theo tiết lộ trên báo Nhật Bản The Diplomat, Hải Quân Trung Quốc hôm 08/06/2016, đã chính thức đưa một tàu hộ tống thế hệ mới loại 056A - thuộc lớp Giang Đảo (Jiangdao) - đến căn cứ Du Lâm ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Theo nhiều nguồn tin quân sự Trung Quốc, chiếc tàu này sẽ chủ yếu hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa. Điều đáng nói là hộ tống hạm mới được trang bị hệ thống chống tàu ngầm".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 10214)
"Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho thấy, Mỹ muốn xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực tương tự NATO để bảo đảm an ninh khu vực".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 9686)
"Người phát ngôn Trung Quốc nói Hà Nội và Bắc Kinh có thể tự mình giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và hiệp thương". - Việt Nam kêu gọi: Hoàng Sa:"Song phương"; Trường Sa:"Đa phương"
26 Tháng Năm 2016(Xem: 10620)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nghênh đón Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại Đền Ise, ngôi đền linh thiêng nhất của Thần đạo Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo đã lần lượt đi qua một chiếc cầu dài dẫn tới ngôi đền, trước khi đứng chụp hình chung với nhau. - VN kêu gọi Hoàng Sa: "song phương'; Trường Sa "đa phương".
20 Tháng Năm 2016(Xem: 12374)
Cam Ranh: khắc tinh của “đường lưỡi bò” “Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được đề ra và phía Việt Nam có sự hiểu biết và thông cảm về vấn đề này”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Ozerov nói với Sputnik". "Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói với Sputnik rằng, Việt Nam không phản đối Nga trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh".
15 Tháng Năm 2016(Xem: 10007)
"Trả lời báo chí Nhật Bản từ Hà Nội ngày 14/05/2016, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: là một cường quốc khu vực, Tokyo cần có những nỗ lực « cụ thể » để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong các vùng biển có tranh chấp chủ quyền".