Con đường Tơ lụa hay thời vinh quang của Trung Nam Hải

18 Tháng Mười Hai 201610:37 CH(Xem: 10842)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  19   DEC  2016


image022

Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.

 


Con đường Tơ lụa hay thời vinh quang của Trung Nam Hải


Tạp chí L’Obs tuần này cũng nhìn lại lịch sử nhưng là lịch sử Trung Quốc, cũng đã có một thời kỳ vẻ vang với « Con Đường Tơ Lụa ». Tạp chí tóm lược trong phần dẫn nhập : Trung Quốc, xưởng sản xuất của thế giới, đã đầu tư hàng tỷ để củng cố các con đường thương mại. Một câu chuyện bắt đầu từ cách đây 21 thế kỷ.


Đây là đề án kinh tế- chính trị của ông Tập Cận Bình : Vạch ra những con đường thương mại to lớn, băng qua Châu Á bằng đường bộ, đánh vòng lục địa này bằng đường biển, cho nên đã được chỉ định bằng tên tiếng Anh, Obor (One Belt, vành đai trên biển) One Road (con đường trên đất liền). Báo chí Trung Quốc cũng như nước ngoài, gọi đó dưới một cái tên thơ mộng hơn « Con Đường Tơ Lụa Mới ».


Theo bài báo chương trình này được gợi lên năm 2013, và đã được nhắc đến nhiều lúc gần đây trên báo chí, thể như Bắc Kinh muốn tranh thủ tình hình lộn xộn mà tổng thống tân cử Mỹ làm dấy lên đối với ngành ngoại giao Mỹ, để đẩy các con tốt của mình.


Tác giả bài báo thử tìm hiểu xem thật ra cái tên con đường tơ lụa có ý nghĩa gì đối với người Trung Hoa. Cụm từ ‘con đường tơ lụa’ không phải là xưa lắm, chỉ được một nhà địa lý người Đức đưa ra cuối thế kỷ XIX, trong lúc mà thực tế thì đã tồn tại hơn 2000 năm.


Theo bài viết bị đe dọa ở phía Tây Bắc các hoàng đế nhà Hán tìm ‘đồng minh’ nơi những lãnh chúa ở các vùng hiện nay là Trung Á, Uzbekistan hay Afghanistan. Một sứ giả Hán vào năm 100 trước công nguyên đã đến đây, khi trở về nước, đã mô tả những điều lạ được chứng kiến, từ lạc đà đến ngựa quý. Phía Hán có thể trao đổi với vật quý của mình : đó là tơ mà họ giữ bí quyết sản xuất. Như thế thương nhân Trung Quốc với loại hàng quý báu này bắt đầu lên đường.


Con đường tơ lụa đã ra đời. Họ đi từ thủ đô Trường An, và dần dần trên đường rẽ sang nhiều hướng, xuống Ấn Độ, qua Iran, đến tận bờ biển Syria bây giờ, lúc ấy thuộc đế quốc La Mã. Các mệnh phụ La Mã rất ưa thích loại lụa nhẹ, mềm mại này đến từ một nước xa xôi mà họ gọi là Sérique, tức xứ của tơ lụa. Nhưng phải đợi đến Marco Polo thì sự hiếu kỳ về Trung Quốc ở Châu Âu mới lên đỉnh cao.


Cho đến thế kỷ 18, Trung Quốc là một cường quốc thương mại hàng đầu với những mặt hàng quý giá, đứng đầu là tơ lụa, nhưng còn trà hay đồ sứ. Nhưng cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX đã mang lại cho Châu Âu thế mạnh công nghệ, tài chính và sản xuất, đè bẹp phần còn lại của thế giới.


Theo bài báo, « Con Đường Tơ Lụa » chỉ gợi lên đối với người Trung Hoa kỷ niệm về một thời kỳ huy hoàng, và khi làm sống lại con đường này ngày nay, ông Tập Cận Bình muốn nhắn nhủ với thế giới là thời kỳ huy hoàng đó đang trở lại với Trung Quốc./ (theoMai Vân RFI 17-12-2016)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


image025


Hà Anh Tuấn (bên phải). Ảnh VH


Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra


Ts Hà Anh Tuấn


image027


Một số sáng kiến lớn đáng chú ý như xây dựng con đường tơ lụa trên biển và quỹ Con đường tơ lụa trên biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đề nghị (nhưng không được phía ASEAN chấp thuận) việc chọn năm 2015 là Năm hợp tác biển Trung Quốc - ASEAN.


Riêng ý tưởng xây dựng kênh đào Kra cắt ngang Thái Lan, rút ngắn đáng kể quãng đường từ biển Đông đến Ấn Độ Dương đã được đề cập từ lâu. Những ngày gần đây, có thông tin cho rằng Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận xây dựng kênh đào này.


Tuy các thông tin này tới nay chỉ mang tính đồn thổi, cho thấy mối quan tâm của các nước đối với tham vọng và hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông.


Nhìn vào lịch sử phát triển của các cường quốc trên thế giới và chiến lược phát triển biển của Trung Quốc hiện nay, có thể khẳng định biển Đông đóng vai trò đặc biệt quan trọng cả về ý nghĩa kinh tế, chính trị và địa chiến lược với Trung Quốc.


Nhiều học giả cho rằng với tầm quan trọng của biển Đông và những gì Trung Quốc đã thể hiện, có thể khẳng định mục tiêu thật sự của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông.


Tuy cho tới nay chưa có đầy đủ bằng chứng để ủng hộ lập luận này, rõ ràng Trung Quốc đang từng bước phá vỡ nguyên trạng, xác lập sự hiện diện trên thực tế của mình trong khu vực vượt trội so với các quốc gia ven biển khác.


Với xu thế này, trước mắt có thể lập luận Trung Quốc hướng tới nắm quyền kiểm soát hoàn toàn trên biển Đông./

19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10094)
Bắc Kinh sẽ « không bao giờ » ngưng xây dựng tại Biển Đông. Đó là tuyên bố của Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh hải quân Trung Quốc, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye cho rằng việc này là bất hợp pháp.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 11599)
"Tham vọng của Trung Quốc không chỉ là kiểm soát các đảo, đá và rạn san hô ở Biển Đông, mà Bắc Kinh còn có kế hoạch phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động rộng khắp Thái Bình Dương".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11542)
- Đây là lần đầu tiên các quan chức Campuchia được đặt chân lên một con tàu sân bay lớn và hiện đại. "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành tập trận chung ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 10176)
"Trước các sĩ quan không quân Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte bắn tín hiệu với Trung Quốc là nếu phán quyết này « thuận lợi » cho Philippines như dự kiến thì « chúng ta nên đối thoại ».
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 9998)
- Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc. - Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông). "chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 9357)
"Khi bỏ cả trứng vào một giỏ thì rủi ro rất lớn, khi Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới", bởi hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Những lời có cánh vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 21460)
Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào. (Cập nhật từ ngày 29/5/2013 đến tháng 4/2015)
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 10249)
- Ngư dân địa phương cáo buộc các tàu Trung Quốc có cảnh sát biển hỗ trợ ngăn cản họ vào khu vực bãi cạn Scarborough đánh bắt cá. - Hoa Kỳ mới đây cảnh cáo Trung Quốc về bất kỳ động thái nào thay đổi nguyên trạng khu vực này.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 9611)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa "Theo tiết lộ trên báo Nhật Bản The Diplomat, Hải Quân Trung Quốc hôm 08/06/2016, đã chính thức đưa một tàu hộ tống thế hệ mới loại 056A - thuộc lớp Giang Đảo (Jiangdao) - đến căn cứ Du Lâm ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Theo nhiều nguồn tin quân sự Trung Quốc, chiếc tàu này sẽ chủ yếu hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa. Điều đáng nói là hộ tống hạm mới được trang bị hệ thống chống tàu ngầm".
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10710)
- Việc xây dựng 2 ngọn hải đăng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập đang được đẩy nhanh tiến độ và sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2016, - Trước đó, Trung Quốc đã trái phép cho hoạt động các hải đăng trên đá Châu Viên, đá Gạc Ma và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 10356)
"Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho thấy, Mỹ muốn xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực tương tự NATO để bảo đảm an ninh khu vực".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 9824)
"Người phát ngôn Trung Quốc nói Hà Nội và Bắc Kinh có thể tự mình giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và hiệp thương". - Việt Nam kêu gọi: Hoàng Sa:"Song phương"; Trường Sa:"Đa phương"
26 Tháng Năm 2016(Xem: 10768)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nghênh đón Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại Đền Ise, ngôi đền linh thiêng nhất của Thần đạo Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo đã lần lượt đi qua một chiếc cầu dài dẫn tới ngôi đền, trước khi đứng chụp hình chung với nhau. - VN kêu gọi Hoàng Sa: "song phương'; Trường Sa "đa phương".
20 Tháng Năm 2016(Xem: 12513)
Cam Ranh: khắc tinh của “đường lưỡi bò” “Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được đề ra và phía Việt Nam có sự hiểu biết và thông cảm về vấn đề này”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Ozerov nói với Sputnik". "Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói với Sputnik rằng, Việt Nam không phản đối Nga trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh".
15 Tháng Năm 2016(Xem: 10127)
"Trả lời báo chí Nhật Bản từ Hà Nội ngày 14/05/2016, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: là một cường quốc khu vực, Tokyo cần có những nỗ lực « cụ thể » để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong các vùng biển có tranh chấp chủ quyền".