Biển Đông Nam Á: "Chia đôi, chia tam, chia tứ ... hay chia như thế nào?"

03 Tháng Bảy 20169:21 CH(Xem: 9354)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04  JULY 2016

Sputnik Nga cổ súy Mỹ rời khỏi Biển Đông, để các nước "quy thuận" Trung Quốc?

(GDVN) - Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới".

Tờ báo Nga Sputnik News ngày 1/7 đưa tin, trong lúc Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung lớn nhất thế giới RIMPAC do Hoa Kỳ tổ chức bắt đầu từ ngày hôm qua 30/6, nhà phân tích chính trị Alexander Mercouris đã tham gia thảo luận với đài Sputnik về nguy cơ xung đột ở Biển Đông và các kịch bản có thể xảy ra.

Theo Sputnik, Alexander Mercouris là một nhà quan sát quốc tế ở London, Anh quốc. Ông đặc biệt quan tâm đến Nga và pháp luật, thường xuyên bình luận trên truyền hình và tham dự các hội thảo.


image040

Alexander Mercouris trả lời phỏng vấn đài Russia Today, ảnh: The Telegraph.

Alexander Mercouris có 12 năm làm việc tại Tòa án Tư pháp Hoàng gia ở London với vai trò một luật sư chuyên về quyền con người và hiến pháp.

Biện bạch cho Trung Quốc, đổ tội cho Hoa Kỳ.

Cuộc tập trận RIMPAC năm nay theo Alexander Mercouris đã làm nổi bật những mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington: "Một mặt, Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng trở nên đối đầu với nhau ở Biển Đông và các nơi khác. Mặt khác, họ không muốn phải xác định rõ ràng là kẻ thù của nhau trong thời điểm hiện tại."

Theo ông, sự tham gia của Trung Quốc vào RIMPAC năm nay rõ ràng là một sự thỏa hiệp. Rất nhiều quan điểm ở Mỹ xem Trung Quốc là kẻ thù, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain "chống Trung Quốc suốt đời".

Alexander Mercouris bình luận, còn về phần mình, Trung Quốc không coi Hoa Kỳ là kẻ thù. Từ những năm 1970 Bắc Kinh đã thông qua chính sách "giấu mình chờ thời" và xác định không thách thức quyền bá chủ của Mỹ. Bắc Kinh đang tập trung vào phát triển kinh tế, địa chính trị nhiều hơn.

"Trung Quốc đang trở thành một quốc gia ngày càng mạnh mẽ. Họ vẫn chưa phải cường quốc toàn cầu như Hoa Kỳ. Vì vậy người Trung Quốc đã nhiều lần chỉ ra rằng, họ đang chuẩn bị để làm việc trong một hệ thống do Mỹ dẫn đầu", Alexander Mercouris nói.

Ông cho rằng, vấn đề đối với Washington là nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc có thể một ngày nào đó sẽ vượt qua Mỹ. Điều này đã dẫn đến cuộc xung đột ở Biển Đông, nơi Mỹ đã đẩy Bắc Kinh vào một bế tắc quân sự.

"Chính là Mỹ tự đưa mình vào các xung đột ở Biển Đông. Chính Mỹ đã cố gắng thành lập một "đường dây" giữa các nước Thái Bình Dương và họ đang rõ ràng chống lại Trung Quốc, mặc dù không ai nói ra. Chiến lược Mỹ xoay sang châu Á là để kiềm chế Trung Quốc. Và dĩ nhiên chính Mỹ đang thổi phồng mối đe dọa với Trung Quốc.

Tuy nhiên sẽ là vấn đề nếu Mỹ coi việc biến Trung Quốc thành kẻ thù sẽ giúp họ duy trì vị trí thống trị của mình. Rất khó có thể xem Trung Quốc đang thực sự gây bất ổn như thế nào ở Thái Bình Dương, người Mỹ nên xem lại cách tiếp cận của họ với châu Á.

Nếu một nước bên ngoài khu vực như Mỹ ra khỏi đây, tất cả các nước trong khu vực từng có một mối quan hệ lịch sử lâu dài với Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ đi đến một thỏa hiệp với Trung Quốc. Nếu Mỹ can thiệp vào các cuộc tranh chấp sẽ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ và kéo dài", Alexander Mercouris bình luận.

Lập luận mâu thuẫn bộc lộ ý đồ 

Cá nhân người viết cho rằng, Alexander Mercouris chính xác khi nhận định, cuộc tập trận RIMPAC năm nay có sự tham gia của Bắc Kinh rõ ràng là một sự thỏa hiệp giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Có lẽ đây là nhận định duy nhất của vị luật sư này đúng với những gì đang diễn ra trên thực tế. Còn lại những lập luận của ông hết sức phiến diện, chỉ nhằm bao che cho các hành vi bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ nhất, việc nói Thượng nghị sĩ John McCain "chống Trung Quốc" suốt đời mà không đưa ra bằng chứng e rằng hơi khiên cưỡng, thành kiến và có phần quy chụp cho ông.

Cá nhân người viết theo dõi thấy, Thượng nghị sĩ John McCain là người đấu tranh mạnh mẽ chống các hành vi bành trướng, phiêu lưu quân sự, chà đạp luật pháp quốc tế mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông chứ không phải "chống Trung Quốc".

Thứ hai, luận điểm Alexander Mercouris cho là Mỹ xác định Trung Quốc là kẻ thù, còn Bắc Kinh thì ngược lại, là không thuyết phục. Về mặt các tuyên bố chính thức từ quan chức và truyền thông nhà nước hai phía, Hoa Kỳ luôn khẳng định tôn trọng và mong muốn Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, trở thành cường quốc có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự và luật pháp quốc tế hiện đại.

Ngược lại, Trung Quốc luôn tuyên truyền Mỹ "leo thang quân sự hóa Biển Đông" khi nước này thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do, an ninh hàng hải, hàng không ở Biển Đông, bảo vệ hòa bình ổn định và luật pháp quốc tế trong khu vực.

Trong khi đó Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng có các tuyến hàng hải thương mại trọng yếu huyết mạch đi qua, nơi Mỹ có lợi ích cốt lõi.

Tuy nhiên Bắc Kinh tìm mọi cách để hất Washington khỏi đây để một mình một chiếu, dễ bề thao túng. Cái gọi là "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình dường như đã bị ông Tập Cận Bình quẳng vào sọt rác từ khi lên nắm quyền. (2013)

Nhận xét của Alexander Mercouris rằng Bắc Kinh vẫn chỉ đang tập trung phát triển kinh tế, địa chính trị, chấp nhận trong "khuôn khổ toàn cầu do Mỹ dẫn đầu" cho thấy, một là ông không hề biết chuyện Tập Cận Bình có ý muốn "chia đôi Thái Bình Dương" với Barack Obama từ tháng 6/2013?

Hai là ông không hề biết cho đến nay Trung Quốc tìm mọi cách tuyên truyền về "quan hệ 2 nước lớn mô hình mới" bằng vai phải lứa với Hoa Kỳ nhưng Washington chưa bao giờ thừa nhận?

Những hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp các đảo nhân tạo, kéo tên lửa máy bay ra khu vực Trung Quốc nhảy vào tranh chấp (và chiếm đóng bất hợp pháp) ở Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), bẻ cong và "giải thích lại" luật pháp quốc tế theo kiểu Trung Quốc để có lợi cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, liệu luật sư Alexander Mercouris có biết không và ông giải thích nó thế nào?

Đặc biệt là việc Trung Quốc thúc đẩy hiện thực hóa đường lưỡi bò bành trướng nhằm "liếm trọn Biển Đông" đã buộc Tòa sẽ có phán quyết vào ngày 12/7 tới, nhưng cho đến nay Bắc Kinh vẫn khăng khăng chối bỏ vai trò, phán quyết của PCA được thành lập đúng theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là một thành viên.

Là một nhà quan sát quốc tế, đặc biệt lại là một luật sư làm việc ở quốc gia hàng đầu về luật như Anh quốc, nếu nói Alexander Mercouris không biết gì về vụ kiện này và phán quyết sắp tới thì không thể tin được. Nếu ông biết mà vẫn tuyên truyền té nước theo mưa đi sau Bắc Kinh thì phải giải thích thế nào đây?

Thứ ba, với đoạn kết của bài báo trên Sputnik News hômm nay, dường như Alexander Mercouris đang hỗ trợ Bắc Kinh trong việc tung hỏa mù dư luận tuyên truyền ở những nước đang có nhiều mâu thuẫn với Mỹ, đồng thời lại khát tiền Trung Quốc như Nga.

Phải chăng Alexander Mercouris và Sputnik News muốn hất Mỹ khỏi Biển Đông để các nước trong khu vực "quy thuận Trung Quốc"? 

Tuy nhiên người viết cho rằng, điều này chỉ có trong giấc mơ và chỉ lừa gạt được một số ít người thiếu thông tin, hoặc chỉ được cung cấp thông tin không chính xác từ Trung Quốc mà thôi.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin cho thấy, Moscow dường như đang quá cần Bắc Kinh trên cả phương diện kinh tế lẫn chiến lược, muốn hình thành một "mặt trận chống Mỹ và phương Tây".

Nhưng tiếc rằng khi động đến tiền bạc, Trung Quốc không hào phóng như những gì họ tuyên bố. Dự án cung cấp khí đốt 400 tỉ USD vẫn còn "đắp chiếu", 30 thỏa thuận Nga vừa ký kết với Trung Quốc chủ yếu mới là hiệp định khung, khi nào Trung Quốc giải ngân còn chưa biết. Đó là thực tế.

Cuộc tập trận RIMPAC năm nay có sự tham gia của Trung Quốc thiết nghĩ nên được xem là một lời cảnh báo đối với Nga chứ không chỉ dừng lại ở thỏa thiệp Trung - Mỹ đơn thuần. Trung Quốc và Nga hợp tác an ninh trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, nhưng Trung Quốc cũng hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ RIMPAC. Nói cách khác, Bắc Kinh vẫn "hai mang".

Khi bỏ cả trứng vào một giỏ thì rủi ro rất lớn, khi Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới", bởi hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Những lời có cánh vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi.

Hồng Thủy  01/07/16

02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9243)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».
22 Tháng Mười 2017(Xem: 9256)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8939)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9442)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9164)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9966)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8931)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9062)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 9048)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9279)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9117)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9534)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.