"Đặc công biển" Tầu khựa "cắt mũi" USS Lassen?

06 Tháng Mười Một 201512:33 SA(Xem: 11850)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 06 NOV 2015

 

Hoa - Mỹ tranh hùng Biển Đông

Trung Quốc dùng tàu cá trá hình "cắt mũi" USS Lassen?

(GDVN) - Giống như chiến lược "Little Green Men" mà Nga dùng trong thời gian tiếp quản Crimea, Trung Quốc đang triển khai chiến lược "Little Blue Men" ở Biển Đông.

Tờ Diplomat hôm 5/11 dẫn lời nhà phân tích quân sự người Mỹ Andrew Erickson nói với Defense News cho biết, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược chiến tranh lai đặc biệt ở Biển Đông.

Giống như chiến lược "Little Green Men" mà Nga dùng trong thời gian tiếp quản Crimea, Trung Quốc đang triển khai chiến lược "Little Blue Men" ở tiền tuyến để quấy rối các đối thủ và củng cố tuyên bố chủ quyền (sai trái và phi pháp) của mình ở Biển Đông.

image026

Ảnh minh họa. SCMP


"Trung Quốc đang cố gắng sử dụng các ngư dân do chính phủ kiểm soát bằng hệ thống radar để theo đuổi lợi ích quốc gia ở Tây Thái Bình Dương", ông Andrew Erickson, một Giáo sư tại Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ - chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề hải quân và hàng hải Trung Quốc nhấn mạnh.


"Trong khi những người đàn ông mặc quân phục màu xanh lục của Nga tại Crimea được chú ý rất nhiều thì những người đàn ông mặc đồ màu xanh nước biển của Trung Quốc ở Biển Đông hiện lại không được chú ý đúng mực... Nguyên do là điều này rất khác với những gì Mỹ đã làm. Mọi người cũng biết rất ít về nó và khó đối phó", ông nói thêm.

Gần đây, khi Mỹ điều tàu USS Lassen tới tuần tra ở Biển Đông, các tàu Hải quân Trung Quốc đã tỏ ra hành xử khá chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo một nguồn tin trong Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng một lượng tàu dân sự lớn để theo dõi và giám sát các hoạt động của tàu Hải quân Mỹ ở gần bãi Xu Bi. 

Những chiếc này được các quan chức Mỹ mô tả là tàu buôn hoặc tàu cá của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chúng không thực sự giống như những chiếc tàu cá bình thường và có những hành vi khá hung hăng. Chúng cắt mũi và đeo bám, bao vây tàu tuần tra Hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn trong quá trình tuần tra.

Nhiều nhà nghiên cứu đã rất chú ý tới động thái này và bắt đầu tìm kiếm câu trả lời về những người ẩn trong những chiếc tàu dân sự trên của Trung Quốc. 

Trung Quốc cũng thường xuyên dùng các tàu dân sự để quấy rối các tàu nước ngoài trong vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, xung quanh bãi Xu Bi thường có rất ít tàu dân sự xuất hiện.

Dựa trên các báo cáo từ tờ Quân Giải phóng Trung Quốc, ông Erickson tin rằng những chiếc tàu trên chính là lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc do chúng hội tụ đủ các yếu tố của một người lính hay lính cải trang thành ngư dân.

Erickson đã gọi lực lượng này của Trung Quốc là "Little Blue Men" vì nhận thấy chúng có nhiều điểm tương tự với lực lượng "Little Green Men" mà Nga đã sử dụng để tiếp quản bán đảo Crimea. 

image029

Ảnh Defence News. 


Erickson và cộng sự của ông đã phát hiện ra rằng lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc đã tham gia vào nhiều sự cố, bao gồm cả các cuộc đối đầu tháng 3 năm 2009 khi một số tàu đánh cá Trung Quốc quấy rối tàu do thám Mỹ Impeccable ở Biển Đông.

"Chúng tôi đã theo dõi lực lượng dân quân biển của Trung Quốc và thấy chúng trực tiếp tham gia vào sự cố tàu Impeccable. Và trong sự kiện giàn khoan 981 trong năm 2014, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam cũng đã bị "tàu cá" Trung Quốc đâm gây ra ít nhất một vụ đắm tàu.

Các tàu dân quân biển của Trung Quốc cũng liên quan tới vụ ngăn chặn hoạt động tiếp tế của Philippines ra bãi Cỏ Mây", ông Erickson nói. 

Erickson lưu ý rằng tại thời điểm xảy ra sự cố với tàu Impeccable, vụ việc đã không được công bố rộng rãi, nhưng có những hình ảnh và bằng chứng văn bản xác nhận điều này.

Trong sự kiện xảy ra với tàu USS Lassen vừa qua, ông Erickson tin rằng đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Những bằng chứng thu thập được cho thấy đội tàu quân sự đội lốt dân sự trên chủ ý gây cản trở đối với tàu tuần tra của Hải quân Mỹ. 

Theo Erickson, Trung Quốc đang cố gắng đạt được hai mục đích thông qua động thái này. Thứ nhất là để củng cố các tuyên bố của mình ở Biển Đông. Thứ hai tạo ra nhầm lẫn để đưa Mỹ vào một thế khó có thể phản ứng trong những tình huống có khả năng đối đầu bởi cách thức ứng phó với một tàu dân sự và một tàu quân sự hoàn toàn khác nhau.

Trung Quốc có một lực lượng tàu đánh cá hùng hậu nhất thế giới với hơn 200.000 chiếc. Ngành ngư nghiệp của quốc gia này có khoảng 14 triệu lao động.

Lượng dân quân biển của Trung Quốc được thành lập vào năm 1949. Hiện nay, quân đội Trung Quốc đang xúc tiến huấn luyện lực lượng dân quân trên biển thành một lực lượng tinh nhuệ để chống lại các lực lượng hải quân nước ngoài, ông Erickson nhấn mạnh.

Phần lớn lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc thường chỉ đảm trách các nhiệm vụ như đánh bắt, sửa chữa, hỗ trợ tuần tra ven biển và ứng phó khẩn cấp. Nhưng có một nhóm nhỏ được đào tạo và trang bị tốt hơn để thực hiện các nhiệm vụ lớn hơn, bao gồm cả các kỹ năng chiến đấu.

image030

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc áp sát tàu Việt Nam trên Biển Đông năm 2014. Ảnh Ibitimes. 


Chuyên gia James Kraska trong một bài viết hồi tháng 8/2015 trên The Diplomat cũng lưu ý rằng lực lượng dân quân biển của Bắc Kinh cũng có thể được sử dụng để thu thập thông tin tình báo.


Các tàu đánh cá của dân quân Trung Quốc được trang bị thiết bị điện tử tiên tiến, bao gồm cả các hệ thống thông tin liên lạc và radar giúp chúng có thể bổ sung vào cơ cấu lực lượng và tăng cường khả năng tương tác với Hải quân cũng như các lực lượng khác, chẳng hạn là Cảnh sát biển Trung Quốc.

Nhiều tàu thuyền còn được trang bị thiết bị định vị vệ tinh và có thể theo dõi và chuyển tiếp các vị trí tàu, tập hợp và báo cáo thông tin tình báo hàng hải.

Tương tự như "Little Green Men" của Nga ở Crimea, "Little Blue Men" của Trung Quốc có lợi thế lớn nhất chính là có thể thực hiện các yếu tố bất ngờ trên biển. Mặc dù khả năng của lực lượng này hạn chế, nhưng một khi được phối hợp với các lực lượng khác, chúng có thể tạo ra những mối lo ngại đáng kể. 

Trong bối cảnh Trung Quốc đang cố gắng đi ngược lại với quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, cần phải xem xét tổng thể các các loại tàu thuyền và các loại nhân viên của họ để có thể thấy một bức tranh tổng thể về cách thức của chúng cũng như các biện pháp ứng phó, Erickson nhấn mạnh. 

Mỹ và Trung Quốc, trong một nỗ lực để làm giảm khả năng xung đột, hồi đầu năm nay đã nhất trí thông qua thỏa thuận bộ Quy tắc về tránh đối đầu bất ngờ trên biển (CUES). Nhưng thỏa thuận này chỉ áp dụng đối với Hải quân Trung Quốc và không áp dụng cho các lực lượng hàng hải khác của nước này. 

Trong khi quan hệ giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Trung Quốc có thể hòa hữu và chuyên nghiệp, thì lực lượng Cảnh sát biển và dân quân tự vệ lại không bị ràng buộc bởi các khó khăn tương tự.

Giống như câu chuyện về cảnh sát tốt và cảnh sát xấu, Hải quân Trung Quốc tỏ ra đứng đắn thì Cảnh sát biển và lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc đều "đang làm những việc dơ bẩn ở Hoa Đông và Biển Đông", chuyên gia Mỹ kết luận. Ông nhấn mạnh tới việc Mỹ cần thiết phải xem xét và điều chỉnh cách tiếp cận của mình với các lực lượng trên biển của Trung Quốc. 

Nguyễn Hường  05/11/15 10:49

06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14891)
Theo hãng tin AFP của Pháp, người đứng đầu ngành quốc phòng Đài Loan, ông Nghiêm Minh, đã đáp máy bay tới đảo Ba Bình cùng hai nghị sĩ Viện lập pháp Đài Loan và một số phóng viên. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Nghiêm Minh kể từ khi lên nhậm chức người đứng đầu lực lượng quân đội Đài Loan hồi tháng 1/2009, thay người tiền nhiệm lúc đó là ông Trần Triệu Mẫn.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14333)
Chấm xanh trên và dưới cùng: đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn hiện do VN chiếm giữ; hai chấm đỏ: đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập hiện do Trung cộng chiếm năm 1988 - 1995, họ đang bồi đắp đảo rộng lớn đề xây phi trường , hải cảng quân sự, căn cứ trú phòng cho Thủy quân Lục chiến.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 16670)
Theo các nguồn tin, sáu rạn san hô đã bị biến thành đảo nhỏ. Đó là hai rạn thuộc cụm Sinh Tồn là Đá Gạc Ma (Johnson South, bị Trung Quốc chiếm năm 1988 sau trận Hải chiến Trường Sa) và Đá Tư Nghĩa (Hughes), và bốn rạn san hô khác là Đá Ga Ven (Gaven), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Én Đất (Eldad) đều thuộc cụm Nam Yết, Đá Châu Viên (Cuarteron) thuộc cụm Trường Sa, tất cả đều bị Trung Quốc chiếm năm trong khoảng 1988 -1989.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 17383)
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam. Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 13580)
Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao. Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 15483)
Các nhà quan sát nhận định, đảo Ba Bình mà Đài Loan hiện đang kiểm soát, là hòn đảo duy nhất tại vùng Trường Sa đủ lớn để có thể có một hải cảng, hiện đang được Đài Bắc xây dựng. Chính quyền Đài Loan gần đây cho biết là công trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015, khi ấy thì họ có thể đưa hộ tống chiến hạm và tàu tuần duyên cỡ lớn đến bám trụ tại Ba Bình.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 15669)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 10 dẫn trang mạng Bloomberg ngày 10 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc đã hoàn thành (bất hợp pháp) công trình nâng cấp đường băng ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), điều này giúp họ có thêm một chỗ đứng chân ở Biển Đông, đồng thời cũng đã gây ra xung đột ngoại giao mới với nước láng giềng Việt Nam.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 14256)
Tạp chí quân sự Canada cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Và điều này có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc tấn công.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 14635)
Các hoạt động tìm kiếm đã được tiến hành nhưng gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết xấu. 06/10/14 14:23 (GDVN) - Malaysia hôm 6/10 cho biết, một tàu Hải quân chở theo 7 người của nước này đã bị mất tích ở vùng biển ngoài khơi đảo Borneo.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 14268)
Ngoài việc chuyển giao các phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu tượng đáng kể, phản ánh những biến đổi to lớn và ngày càng phức tạp trong nền chính trị toàn cầu.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 14537)
(Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 14237)
(Dân trí) - Hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus đưa ra đã cho thấy có sự tiến triển nhanh chóng và thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa
21 Tháng Chín 2014(Xem: 16299)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 12857)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 13638)
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) loan báo vừa phát hiện ra một mỏ khí đốt nước sâu lớn ở Biển Đông. Tân Hoa Xã đưa tin mỏ này do giàn khoan 981 tìm ra. Mỏ khí Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam về phía nam khoảng 150km và vị trí này được tin là không ở trong khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 15942)
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 15069)
Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014 Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi. Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi. Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 12682)
Trung Quốc vừa mở tuyến du lịch mới ngắn hơn tuyến cũ từ Tam Á, đảo Hải Nam, ra Hoàng Sa, động thái có thể gây phản ứng từ Việt Nam.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 12625)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa
31 Tháng Tám 2014(Xem: 13410)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa