Hải cảnh Trung Quốc "va chạm ngẫu nhiên" hay "hợp tác đương nhiên" tàu cá Việt?

26 Tháng Mười 20151:47 SA(Xem: 12934)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 26 OCT 2015

Tàu Việt Nam cứu giúp ngư dân, tàu Trung Quốc lượn quanh trêu ngươi, ngăn cản

THÙY LINH

25/10/15

image040

(GDVN) - "Tàu của Trung Quốc cứ chạy vờn trước mặt tàu cứu nạn của chúng tôi như để “trêu ngươi” và chèn ép, ngăn cản chúng tôi tiếp cận tàu cá của ngư dân Việt bị nạn"

Thời gian qua, nhiều ngư dân phản ánh liên tiếp bị tàu Trung Quốc uy hiếp khi đang hoạt động đánh bắt thủy sản trên vùng biển Việt Nam.
Đặc biệt, mỗi khi tàu ngư dân gặp nạn trên biển, được tàu cứu nạn của Việt Nam ra cứu thì bị tàu Trung Quốc ngăn cản.

Mới đây nhất là vào ngày 20/10, khi tàu cá KH 96977 TS do ông Phan Thành Kim (trú Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 10 ngư dân khác đang đánh bắt thủy sản trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì tàu hỏng máy, cần giúp đỡ (Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh).

Sau đó, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Trung tâm II) đã ra biển để cứu 11 ngư dân cũng như đưa tàu cá KH 96977 TS vào bờ.

image041

Tàu SAR 412 của Trung tâm II trong một lần đi cứu nạn. Ảnh Thùy Linh


Điều đáng nói, khi tàu SAR 412 cách tàu cá bị nạn khoảng 0,5 hải lý thì tàu SAR 412 bị 02 tàu Coast Guard Trung Quốc mang số hiệu 33102 và 35153 ngăn cản không cho tàu SAR 412 tiếp cận tàu KH 96977 TS.

“Hai tàu của Trung Quốc cứ chạy vờn trước mặt tàu cứu nạn của chúng tôi như để “trêu ngươi” và chèn ép, ngăn cản chúng tôi tiếp cận tàu cá.

Cứ tưởng tượng như trên cạn mình đi xe máy mà bị chèn ép xe hoặc vượt lên phía trước. Tàu Trung Quốc làm thế là để mình không bình tĩnh là đâm vào tàu của họ, khi đó thì…”, thuyền trưởng tàu SAR 412 cho biết.

Tuy nhiên, dù tàu Trung Quốc “lạng lách, chèn ép” để tàu SAR 412 rơi vào bẫy, nhưng các thuyền viên trên tàu cứu nạn vẫn tỉnh táo và tiếp cận được tàu cá KH 96977 TS.

Sau đó đưa các ngư dân trên tàu cá sang tàu SAR 412 để chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn đồng thời đưa tàu bị nạn cùng toàn bộ thuyền viên về bờ an toàn.

image042

Thủy thủ tàu SAR 412 chụp lại hình ảnh khi tàu SAR 412 cứu 11 ngư dân trên tàu cá KH 96977 TS bị tàu Trung Quốc ngăn cản. Ảnh Trung tâm II


Được đưa về bờ và chăm sóc sức khỏe, 11 ngư dân ai nấy đều vui mừng. Nếu không được tàu SAR 412 mưu trí cứu thì tính mạng họ sẽ bị đe dọa vì nước, lương thực, thực phẩm trên tàu cá đã cạn kiệt.

“Ngư dân chúng tôi ngoài bám biển để mưu sinh thì còn có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Dù nhiều lần bị tàu Trung Quốc ngăn cản nhưng chúng tôi không sợ. Cảm ơn các anh cứu nạn SAR 412 đã ra cứu chúng tôi kịp thời…”, ông Phan Thành Kim, thuyền trưởng tàu KH 96977 TS tâm sự và nói thêm đó là động lực để họ tiếp tục bám biển.

Được biết, đây không chỉ một lần tàu SAR 412 đối mặt với tàu Trung Quốc khi đi cứu ngư dân.

Thời gian qua, nhiều lần tàu cứu nạn của Việt Nam khi đi cứu tàu cá ngư dân bị nạn ngoài biển bị tàu Trung Quốc uy hiếp. Nhưng chúng ta hoạt động trên vùng biển của mình, hợp với luật pháp quốc tế thì ta chẳng sợ ai.

Đó là tâm thế của anh em SAR 412 cũng như ngư dân và lực lượng chấp pháp của ta.

image043

Thuyền trưởng Phan Xuân Sơn (bên phải) trên tàu SAR 412 trong một lần đi cứu nạn. Ảnh Thùy Linh


Được biết, trước đó vào khoảng 0 giờ 30 ngày 1/6, khi tàu SAR 412 làm nhiệm vụ cứu nạn đối với ngư dân bị nguy kịch trên tàu cá QNa 90927 khi tàu này đang hành nghề câu mực tại tọa độ 15,05 vĩ bắc, 115,12 kinh đông phía đông nam quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam).

Khi tàu SAR 412 di chuyển đến vị trí cách tàu cá QNa 90927 bị nạn khoảng 100 hải lý (cách đảo Tri Tôn khoảng 8 hải lý) thì bị một tàu quân sự của Trung Quốc loa báo, yêu cầu tàu SAR 412 chuyển hướng khác.

Tuy nhiên, toàn bộ chỉ huy, thủy thủ trên tàu vẫn giữ hướng, di chuyển đến vị trí tàu cá QNa 90927 để cứu người. Tàu Trung Quốc tiếp tục theo tàu SAR 412 đến hơn 10 hải lý mới dừng lại.

Tàu SAR 412 vẫn thực hiện các bước cứu hộ để chuẩn bị chuyển ngư dân về bờ điều trị.

Đến trưa cùng ngày, khi tàu SAR 412 quay về thì xuất hiện tàu quân sự của Trung Quốc mang số hiệu 841 có trang bị pháo quân sự truy đuổi.

Thái độ của tàu Trung Quốc này rất hung hăng bởi ban đầu họ chỉ di chuyển với tốc độ 4-5 hải lý, tuy nhiên khi phát hiện tàu SAR 412, họ đã đột ngột tăng tốc độ lên đến 19-20 hải lý/h và lao thẳng vào mạn phải tàu SAR 412.

Khi cách tàu SAR 412 chừng 100 m thì tàu 841 của Trung Quốc chuyển hướng đi kèm song song, vừa đi vừa loa báo yêu cầu tàu SAR 412 chuyển hướng sang hướng khác.

Ngay lúc đó, đáp trả lại hành vi ngang ngược của tàu quân sự Trung Quốc, thuyền trưởng tàu SAR 412 Phan Xuân Sơn thông báo rõ: "Đây là tàu cứu nạn của Việt Nam, chúng tôi đang trên đường đi cứu nạn, không thể chuyển hướng. Yêu cầu các anh không được cản trở!".

image044

Tàu SAR 274 của Trung tâm II trong một lần đưa tàu của ngư dân miền Trung bị nạn ngoài biển vào bờ. Ảnh Thùy Linh


Trước sự cương quyết của tàu SAR 412, thuyền trưởng Phan Xuân Sơn tiếp tục điều khiển tàu SAR 412 theo hướng đã định nên tàu 841 của Trung Quốc bám theo chừng 10 hải lý thì dừng lại không theo SAR 412 nữa.

“Việc tàu Trung Quốc lao đến uy hiếp thô bạo như thế nhưng tinh thần anh em trên tàu rất vững, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất", thuyền trưởng Phan Xuân Sơn tâm sự.

Hay như trước đó, vào tháng 2/2015, tàu SAR 412 cũng bị hai tàu quân sự, hải cảnh và máy bay quân sự của Trung Quốc uy hiếp, đe dọa khi cứu 6 ngư dân Bình Định đắm tàu tại khu vực bãi đá ngầm Chim Én, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

“Lúc bấy giờ, tàu quân sự của Trung Quốc từ các đảo lao ra, cách tàu SAR 412 chỉ chừng 10-15m, lực lượng của họ đã vào các ụ pháo uy hiếp tàu SAR 412.

Trên biển thì 2 tàu uy hiếp, trên không thì máy bay săn ngầm của họ quần đảo. Nhưng anh em vẫn quyết tâm, bám trụ cứu ngư dân rồi mới quay về", một thủy thủ trên tàu SAR 412 tâm sự./

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

Hải đăng Ba Bình chiếu tới Sơn Ca

Đài Loan lo ngại Việt Nam phản đối hoạt động của hải đăng trên đảo Ba Bình

(GDVN) -Hải đăng ở đảo Ba Bình cao 12,7 m, hoạt động hoàn toàn tự động, phát sáng xa 10 hải lý, trùm lên cả đảo Sơn Ca của Việt Nam. Đài Loan đang leo thang tranh chấp.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 26 tháng 10 có bài viết cho hay, Đài Loan vừa hoàn thành (bất hợp pháp) ngọn hải đăng ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), nhưng, do mỗi lần nó chuyển động một vòng sẽ đều chiếu đến đảo do Việt Nam kiểm soát, Đài Loan lo ngại Việt Nam tiến hành phản đối.

image045

Đảo Ba Bình do Đài Loan xâm chiếm bất hợp pháp của Việt Nam


Tờ "Thời báo Tự do" Đài Loan ngày 25 tháng 10 cho biết, hải đăng trên đảo Ba Bình đã hoàn thành (bất hợp pháp-PV), sẽ bắt đầu sử dụng từ trước cuối năm 2015.

Thân hải đăng là kết cấu xi măng cốt thép hình trụ, cao 12,7 m, đường kính đáy 4 m, phát sáng xa nhất có thể lên tới 10 hải lý, phạm vi bao quát cả đảo Sơn Ca của Việt Nam - nơi cách đảo Ba Bình chỉ 7 hải lý, là một ngọn hải đăng hoạt động hoàn toàn tự động.

Theo tờ "Liên hợp vãn báo", khi hải đăng ở đảo Ba Bình gặp sự cố, có thể khởi động hệ thống dự bị, để duy trì hoạt động bình thường; trong thời bình do một tổ chức gọi là "Ban chỉ huy Nam Sa" đồn trú bất hợp pháp trên đảo quản lý.

Được biết, Đài Loan hiện có 35 hải đăng, sau khi sử dụng bất hợp pháp hải đăng trên đảo Ba Bình, sẽ trở thành hải đăng thứ 36, cũng là hải đăng thứ 9 được xây dựng bất hợp pháp sau Đài Loan thành lập. Sau này, hải đăng ở cực nam Đài Loan sẽ từ Nga Loan Tị (tỉnh Bình Đông) đổi sang đảo Ba Bình.

image046

Quân đội Đài Loan triển khai bất hợp pháp máy bay vận tải C-130 trên đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh tư liệu)


Ngoài ra, theo bài báo, tiến độ công trình bến cảng xây mới bất hợp pháp trên đảo Ba Bình đã đạt khoảng 95%, sân bay cũng đã bước vào giai đoạn hoàn thành bất hợp pháp, có thể hoàn thành trước cuối năm nay.

Quan chức Đài Loan cho biết, việc xây dựng bất hợp pháp hải đăng ở đảo Ba Bình ngoài việc đồn trú quân đội bất hợp pháp, còn tượng trưng cho thực hiện cái gọi là "chủ quyền" của Đài Loan.

Tờ "Liên hợp vãn báo" đã tiến hành so sánh các ngọn hải đăng của Trung Quốc và Đài Loan trên Biển Đông, cho rằng, hải đăng ở đã Châu Viên và hải đăng ở đá Gạc Ma do Trung Quốc mới xây xong bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là áp dụng kết cấu hình tháp xi măng cốt thép hình trụ và hình ống;

thân của hai ngọn hải đăng cao tới 50 m, ban đêm phát ánh sáng trắng, ánh sáng phát xa 22 hải lý, chu kỳ quay một vòng là 8 giây, tính năng cao hơn nhiều hải đăng ở đảo Ba Bình.

image047

Trung Quốc khoe hình ảnh hải đăng do họ xây dựng bất hợp pháp ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam


Theo bài viết, do hiện nay, Philippines và Việt Nam tiến hành phản đối việc Trung Quốc xây dựng và sử dụng bất hợp pháp hải đăng, cộng với Quân đội Mỹ tuyên bố chuẩn bị đến Biển Đông, Đài Loan đang đánh giá phản ứng tiềm tàng của Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, mọi hoạt động xây dựng, quân sự hóa của Trung Quốc và Đài Loan ở các quần đảo này đều là bất hợp pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.

Mọi hành động bất hợp pháp này sẽ bị đáp trả thích đáng và sẽ chịu hậu quả cần thiết, sẽ bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế tiến hành kiềm chế, ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả - PV. 

image048

Quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng


Đông Bình 26/10/15

25 Tháng Tám 2014(Xem: 15210)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13005)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13628)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12980)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13499)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12088)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14537)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13506)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13585)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15889)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13541)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17052)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13937)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13143)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13779)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17905)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.