Malaysia âm thầm cho Mỹ sử dụng căn cứ sát Biển Đông

15 Tháng Chín 201511:39 CH(Xem: 12540)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 16 SEP 2015

image034

Vòng tròn đỏ: Trung Quốc tham vọng mở rộng Vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) và tạo ảnh hưởng từ 7 căn cứ đảo nhân tạo ở Trường Sa; Chấm xanh: Từ Bộ tổng hành dinh Subic Manila, Hải quân Mỹ mở rộng tầm kiểm soát đến các căn cứ Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Bintulu (James Shoal), Natuna, Singapore ... Chấm tím: Bộ tư lệnh miền Tây của Philippines đặt ở Puerto Princesa-Palawan; đây là căn cứ quan yếu của Phi phòng thủ biển Tây Philippines đối đầu với các cứ điểm hỏa lực của Trung Quốc như Vành Khăn chỉ cách Palawan gần 200km. (Đồ họaVĂN HÓA map)

Malaysia âm thầm cùng Mỹ chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông

(GDVN) - Malaysia đã bắt đầu lặng lẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng 2 trong số các căn cứ của mình ở ven Biển Đông kể từ nửa cuối năm ngoái.

image035

Hình minh họa: AP.


Tạp chí Nikkei Asian Review ngày 9/9 bình luận, sự vênh váo của Trung Quốc đã thúc đẩy Đông Nam Á gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Sự hiếu chiến của Bắc Kinh ở Biển Đông nơi họ nhảy vào tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Đông Nam Á đã khuấy lên sự bất bình trong khu vực, đẩy nhiều quốc gia về phía Mỹ, Malaysia là một ví dụ.

Kula Lumpur có truyền thống tránh mối liên hệ với Washington, nhưng trong những năm gần đây dư luận đã chứng kiến sự gia tăng đều đặn trong hoạt động hợp tác quân sự giữa 2 nước. Một trong những diễn biến mới đáng chú ý nhất là việc máy bay giám sát hàng hải P-8 của hải quân Hoa Kỳ đã hạ cánh và tiếp nhiên liệu tại các căn cứ quân sự của Malaysia dọc theo Biển Đông.

Malaysia đã bắt đầu lặng lẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng 2 trong số các căn cứ của mình ở ven Biển Đông kể từ nửa cuối năm ngoái, các quan chức ASEAN tiết lộ. Theo thỏa thuận này, máy bay P-8 của Mỹ được tiếp nhiên liệu từ căn cứ của Malaysia, đổi lại Hoa Kỳ phải chia sẻ các thông tin tình báo mà họ trinh sát, do thám được cho Kuala Lumpur.

"Hợp tác giữa Malaysia với quân đội Mỹ chưa được công bố, nhưng tất nhiên Trung Quốc phải nhận thấy điều này. Kuala Lumpur biết rõ rằng việc giúp Mỹ có thể gây ra một phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc", nguồn tin ngoại giao ASEAN nói với Nikkei Asian Review. 

Trước đây Malaysia đã bỏ nhiều công sức theo đuổi "giai điệu hòa hoãn" với Trung Quốc, ngay cả khi tranh chấp lãnh thổ. Thái độ này trái ngược hẳn với Philippines và Việt Nam, hai thành viên ASEAN phản ứng mạnh mẽ trước hoạt động bành trướng của Trung Quốc.

Kuala Lumpur đã từng tin rằng vấn đề Biển Đông có thể được kiểm soát tốt hơn thông qua các hoạt động đàm phán âm thầm phía sau hậu trường. Nhưng khi Bắc Kinh tăng cường các hoạt động bành trướng trên Biển Đông, chuông báo động đã rung lên ở Kuala Lumpur.

Từ năm 2008 đến 2012, tàu Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa mà Malaysia yêu sách tổng cộng 35 lần. Trong năm 2013 hải quân Trung Quốc tập trận ngay ngoài khơi bờ biển Malaysia. Đầu 2014 Bắc Kinh tái diễn một hoạt động quân sự tương tự.

Tháng 6 năm nay căng thẳng đã leo thang khi một chiếc tàu Cảnh sát biển Trung Quốc được nhìn thấy lượn lờ bên trong vùng nước ven biển gần bờ Malaysia dẫn đến một cuộc chạm trán trực tiếp với một tàu hải quân Malaysia được cử đến để theo dõi.

Để kiềm chế sự hung hãn ngày càng tăng này, chính phủ Malaysia đã bắt đầu cho phép hải quân Mỹ tiếp cận nhiều hơn các cảng của họ. Năm 2003 tàu hải quân Mỹ chỉ được phép cập cảng Malaysia 6 lần. Con số này tăng lên gấp 4 đến 5 lần kể từ năm 2012.

Ngoài ra để hỗ trợ các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực, Malaysia cũng đã quyết định thành lập một căn cứ hải quân trên bờ Biển Đông và xây dựng một lực lượng thủy quân lục chiến. 

"Bây giờ có rất nhiều người trong chính phủ Malaysia nghi ngờ về cách tiếp cận mềm hiện tại. Đồng thời rất ít người có thể đưa ra một lựa chọn tốt. Tôi mong rằng Malaysia sẽ làm nhiều hơn những điều thầm lặng với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ", Shahriman Lockman, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chiến lược và nghiên cứu quốc tế Malaysia cho biết.

Hồng Thủy 15/09/15 07:00

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Malaysia lập căn cứ hải quân sát Biển Đông

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia - ông Hishammuddin Tun Hussein - tuyên bố, nước này sẽ thành lập một đơn vị hải quân đánh bộ và xây dựng một căn cứ hải quân trên biển Đông, gần bãi cạn James (James Shoal) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Bộ trưởng Hussein cho biết việc xây dựng này nhằm bảo vệ các mỏ dầu và an ninh hàng hải ở khu vực biển thuộc chủ quyền của nước này.

Tuy nhiên, việc căn cứ hải quân nằm ngay gần khu vực James Shoal (Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi tên Tăng Mầu) không được quan chức Malaysia đề cập.

Về lực lượng hải quân đánh bộ mới thành lập, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này cho biết đơn vị này có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đổ bộ, đội viên hải quân đánh bộ được lựa chọn từ những thành viên ưu tú nhất của 3 quân chủng hải, lục và không quân.

image036

Khoảng cách từ căn cứ hải quân Bintulu đến bãi cạn James Shoal chỉ khoảng 80km


Lực lượng này sẽ phát huy được vai trò quan trọng trong bảo vệ bang Sabah thuộc miền đông Malaysia.

Hồi tháng 3, lực lượng đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên đổ bộ xuống bãi đá James Shoal, ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 'cực Nam' của mình.

Đông đảo thủy thủ đã cập bãi đá trên tàu Jinggangshan, một trong 3 tàu đổ bộ dài 200m của Trung Quốc làm nhiệm vụ bảo vệ “Biển Đông, duy trì chủ quyền quốc gia và phấn đấu đạt ước mơ của Trung Hoa hùng mạnh”.

Ông Gary Li, nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm tham vấn IHS Fairplay ở London cho rằng: “Sau những lần Hải quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tuần tra Biển Đông thì việc đưa lực lượng đặc nhiệm ra khu vực này là một thông điệp đáng ngạc nhiên”.

“Không chỉ vài tàu tuần tra mà cả một tàu đổ bộ mang theo thủy quân lục chiến và thủy phi cơ, được hỗ trợ bởi một số tàu hộ tống tốt nhất của Hải quân PLA”.

image037

Hình ảnh tàu đổ bộ Trung Quốc ở bãi đá James hôm 26/3


Cũng theo ông Gary Li: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì tương tự ở khu vực này cả về chất lượng lẫn số lượng ... Dường như nó thể hiện tham vọng của lãnh đạo mới Trung Quốc”.

Bãi ngầm James chỉ cách thành phố biển Bintulu của Malaysia có 80km, cách Brunei 200km, trong khi khoảng cách đến đất liền Trung Quốc lên đến 1.800km./

T.H (Tổng hợp) theo Đất Việt

20 Tháng Hai 2018(Xem: 9839)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9782)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9545)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9147)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9434)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11175)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9495)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9743)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8826)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8788)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.