Sau Phú Lâm, Chữ Thập, sân bay ở đảo tân tạo Su Bi-Trường Sa gấp rút hoàn tất

13 Tháng Chín 201511:35 CH(Xem: 15025)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 SEP 2015
image038

Ảnh: Đồ họa của Văn Hóa về an ninh Biển Đông.

 

Ảnh vệ tinh : Trung Quốc tăng tốc xây phi đạo tại đá Subi, Trường Sa

Đá Subi, ảnh vệ tinh chụp ngày 03/09/2015 (Nguồn : Victor Robert Lee and Digital Globe)DR
image040

Báo The Diplomat, chuyên về chính trị Châu Á, hôm qua 10/09/2015, loan tin : các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đang hoàn tất một phi đạo quân sự lớn tại đảo Subi Reef, quần đảo Trường Sa, bất chấp các phản đối và kêu gọi giữ nguyên trạng tại khu vực tranh chấp này.

Công trình này, nếu hoàn tất, có khả năng tiếp nhận được nhiều loại chiến đấu cơ, tạo điều kiện cho Bắc Kinh áp đặt ưu thế quân sự tại Biển Đông.

Theo The Diplomat, các bức ảnh chụp từ vệ tinh do công ty ảnh không gian Digital Globe, có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố ngày 03/09/2015, cho thấy mặt bằng xây dựng mới có chiều rộng khoảng 60 mét, chiều dài 2.200 mét. Bề rộng của phi đạo tương đương với đường băng tại đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross), mà Trung Quốc khởi sự xây dựng từ đầu năm.

Subi Reef (tên Việt Nam là đá Subi, Trung Quốc gọi là Chử Bích Tiều) như vậy đang trở thành căn cứ không quân thứ ba của Trung Quốc trên các vùng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tiếp theo đảo Chữ Thập (Trường Sa) và đảo Phú Lâm (Hoàng Sa).

Những thông tin trước đó cho thấy, Trung Quốc có khả năng xây dựng một phi đạo dài đến 3.300 mét tại đá Subi, cho phép tiếp nhận phần lớn các chiến đấu cơ và máy bay hậu cần, theo The Diplomat. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ra một báo cáo hồi cuối tháng 8/2015, theo đó, Trung Quốc gia tăng diện tích đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, đối tượng tranh chấp với Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Diện tích đảo Trung Quốc chiếm hữu tại Trường Sa trong tháng 6 là 2.900 acre (tức hơn 1,16 km²), tăng gấp rưỡi so với tháng 5./

theo Trọng Thành RFI y 11-09-2015 15:48

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Công trình xây đường băng thứ nhì của Trung Quốc ở Trường Sa tiến triển

image041

Hình ảnh của quân đội Philippines chụp khu vực thi công xây dựng của Bắc Kinh ở bãi đá Subi ở Biển Đông ngày 12/4/2015.

Việt Nam lên án Trung Quốc phủ sóng điện thoại di động 4G trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa là hành động phi pháp

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang đạt tiến bộ đáng kể trong việc thi công một đường băng trên bãi đá Subi có tranh chấp ở Biển Đông. Nếu hoàn thành, đường băng này có thể cung cấp cho Bắc Kinh thêm một cơ sở không lực tác chiến, giúp gia cố thêm khả năng Bắc Kinh chống giữ một số đảo đang có tranh chấp căng thẳng trong khu vực.

Theo IBB Times, hình do Digital Globe chụp hôm 3/9 vừa công bố lộ rõ một khoảng đất được san bằng để đắp nền rộng chừng 60 mét, dài 2.200 mét.  

Tờ Diplomat cho rằng phạm vi đất mà Bắc Kinh đắp xung quanh bãi đá Subi có thể hỗ trợ cho một đường băng dài tới 3.300 mét, thích hợp với hầu hết phi cơ tác chiến và máy bay hỗ trợ của Trung Quốc.

Hiện công tác đắp nền chưa xong nhưng khi hoàn tất đường băng này có thể sẽ bằng với chiều dài phi đạo trên Đá Chữ Thập cách Subi 100 dặm về hướng Tây Nam.

Nếu công trình của Trung Quốc tại Subi kết cục là một cơ sở không quân thì đây sẽ là cơ sở thứ ba của Bắc Kinh trong khu vực mà nhiều nước láng giềng, bao gồm Việt Nam, có tuyên bố chủ quyền và đang quan ngại về âm mưu Bắc Kinh dùng sức mạnh quân sự trong các vùng có tranh chấp.

Bãi đá Subi nằm ở giữa Việt Nam và Philippines nhưng đang bị Trung Quốc kiểm soát. Cả ba nước và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền tại đây.

Trong năm qua, Trung Quốc đã bồi đất vào một số bãi đá và đảo nhỏ có tranh chấp ở Trường Sa để khẳng định chủ quyền, khiến các nước trong vùng và Hoa Kỳ lên tiếng phản đối.

Giới phân tích cho rằng các đường băng mới của Trung Quốc có thể là bước để tiến tới việc Bắc Kinh lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

VOA11.09.2015 Nguồn: IB Times, Stars and Stripes.

25 Tháng Tám 2014(Xem: 15212)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13005)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13628)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12981)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13499)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12089)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14539)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13507)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13586)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15890)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13543)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17053)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13939)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13143)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13779)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17905)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39561)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.