Mỹ "lúng túng" hay thua Tầu một ván cờ ở Biển Đông?

03 Tháng Tám 20151:03 SA(Xem: 13715)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 03 AUG 2015

image027

Trên hải đồ là vị trí 7 bãi đá Trung Quốc chiếm giữa nay biến thành 7 căn cứ hỏa lực. (1. Bãi Ga Ven (Gaven Reefs) 2. Bãi Chữ Thập (Fiery Cross Reef) 3. Bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) 4. Bãi Tư Nghĩa (Hughes Reef) 5. Bãi Châu Viên (Cuarteron Reef) 6. Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) 7. Bãi Xu Bi (Subi Reef). Trung Quốc đã khoanh vùng các đảo nhân tạo này và tự đưa ra giới hạn 12 hải lý chủ quyền? Đô đốc Henry Haris đích thân bay thị sát Trường Sa trên thám thính cơ P-8. Cách đây không lâu, chiến hạm tác chiến ven bờ LCS - USS Fort Worth hành quân ở Trường Sa  vẫn không tiến sâu vào bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý chung quanh các đảo vừa bồi đắp của Trung Quốc. Vòng tròn lớn là tham vọng vùng phòng không (ADIZ) khu vực biển đảo Trường Sa của Trung Quốc. (VH)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

KHAI MẠCVŨ ĐÀI BIỂN ĐÔNG

Nội bộ Mỹ vẫn tranh cãi về đối sách chống Trung Quốc ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

image028

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T); Thượng nghị sĩ John McCain (đứng phía sau) tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ngày 29/07/2015.Reuters

Trong thời gian gần đây, phản ứng của chính quyền Mỹ đối với các hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông đã cứng rắn hơn một cách rõ rệt. Tuy vậy, theo một số nhà quan sát, trong nội bộ chính quyền Mỹ, vẫn tồn tại những bất đồng quan điểm giữa giới tướng lãnh, muốn phản ứng mạnh hơn để răn đe Trung Quốc, và giới lãnh đạo chính trị và ngoại giao, không muốn gây sứt mẻ trong quan hệ với Bắc Kinh.

Trong một bài phân tích được công bố trên mạng vào hôm qua, 31/07/2015 tờ báo Mỹ chuyên về chính trị Politico đã nêu bật quan điểm chung của Washington hiện nay là Hải quân Mỹ cho tầu thuyền hoặc phi cơ tiến vào vùng biển chung quanh hay không phận bên trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh vừa bồi đắp tại vùng Trường Sa.

Vấn đề tuy nhiên lại là, dù quan điểm chung là như vậy, nhưng trong hành động thực tế, tình hình có khác, và hiện nay một số chỉ huy cao cấp của Hải quân Mỹ trên hiện trường có mâu thuẫn với giới lãnh đạo tại Washington về nên hay không nên cho tàu Hải quân tiến hẳn vào bên trong những khu vực tranh chấp ở Biển Đông

Môt số lãnh đạo quân đội Mỹ cho rằng cần phải chứng tỏ băng hành động cụ thể quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, trong lúc các quan chức chính phủ, hay các lãnh đạo ngoại giao thì lại dè dặt hơn, vì muốn xử lý tốt một giai đoạn khá tế nhị trong quan hệ Mỹ-Trung,

Đối với các chỉ huy quân sự, cũng như một số nghị sĩ được liệt vào diện « diều hâu », Hoa Kỳ phải cho thấy rõ thái độ không chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh bằng việc cho chiến hạm Mỹ tiến sâu vào bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý chung quanh các đảo vừa bồi đắp của Trung Quốc.

Theo những người ủng hộ quan điểm cứng rắn này, nếu không làm vậy, Hoa Kỳ đã mặc nhiên chấp nhận các động thái gây bất ổn của Trung Quốc, đang khiến cho các đồng minh hay đối tác của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam hết sức lo ngại.

Trả lời báo Politico, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã không ngần ngại tố cáo thái độ dè dặt của chính quyền : « Chúng ta tiếp tục giới hạn hoạt động của Hải quân Mỹ ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo đá đã được Trung Quốc cải tạo. Đây là một sai lầm nguy hiểm vì là một sự mặc nhiên công nhận các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc ».

Quan điểm cứng rắn của Thượng nghị sĩ McCain cũng là lập trường của Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ. Ông là người ủng hộ tích cực việc phái tàu chiến tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo Trung Quốc.

Theo báo Politico, các nguồn tin từ quân đội và từ chính quyền Mỹ đã thừa nhận, trong hậu trường, rằng các bất đồng quan điểm nói trên thực sự tồn tại, và tranh luận đã nổi lên trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị sẽ có dịp gặp nhau vào tuần tới trong khuôn khổ các hội nghị của khối ASEAN tại Kuala Lumpur, và nhất là trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ công du Hoa Kỳ trong tháng Chín.

Câu hỏi đặt ra là cho đến nay, Hải quân Mỹ đã từng thách thức Trung Quốc tại khu vực Trường Sa hay chưa ? Vào tháng Năm vừa qua, Hải quân Hoa Kỳ đã xác nhận một vụ « gặp gỡ » gần vùng Trường Sa giữa chiến hạm tối tân nhất của Mỹ là chiếc USS Fort Worth, và tàu Trung Quốc. Nhưng Hải quân Mỹ vẫn giữ kín về địa điểm cụ thể nơi xẩy ra vụ chạm trán.

Thái độ cố tình mập mờ kể trên được cho là bắt nguồn từ tình hình tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ giữa giới lãnh đạo dân sự và giới chỉ huy quân sự Mỹ, về việc có nên phản ứng mạnh trước các hành động quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông hay không./

 

(theo RFI 01-08-2015)

 

XEM THÊM:

 

ANTĐ - 06/03/2014

ANTĐ - Ngày 4-3 chính phủ Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận rất quan trọng với Mỹ. Theo Hiệp ước tương trợ quốc phòng đã được ký kết giữa hai nước, chính phủ Mỹ sẽ giúp Nhật Bản nghiên cứu đóng tàu tác chiến ven bờ (LCS - Littoral Combat Ship), được trang bị trực thăng vũ trang.

 

Hôm 4-3, tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Đại sứ Mỹ Caroline Kennedy đã ký văn bản trao đổi thỏa thuận, theo đó Bộ quốc phòng Mỹ sẽ giúp Bộ quốc phòng Nhật Bản nghiên cứu chế tạo các tàu tác chiến tốc độ cao ven bờ loại nhỏ, Washington sẽ cung cấp cho Tokyo bản vẽ thiết kế kỹ thuật để nước này tự chế tạo.

image029
Tàu tác chiến ven bờlớp Independence

Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch tham khảo bản vẽ thiết kế kỹ thuật tàu "Littoral Combat Ship" của Mỹ, để nghiên cứu chế tạo một loại tàu tác chiến cao tốc loại nhỏ, có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn, nhằm tăng cường bảo vệ bờ biển cũng như các hòn đảo xa của Nhật Bản.

LSC (Littoral Combat Ship) là loại tàu tác chiến ven bờ của hải quân Mỹ, nó chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tác chiến mặt nước, chống ngầm và chống thủy lôi ở khu vực ven bờ nhưng không chỉ đơn thuần là ven bờ biển nước Mỹ mà trên toàn thế giới.

Hiện nay, hải quân Mỹ đang sử dụng 2 loại tàu tác chiến ven bờ thuộc 2 lớp hoàn toàn khác nhau. Các tàu thuộc lớp “Independence” được đánh số chẵn (LSC-2, LSC-4…). Đây là lớp tàu được thiết kế kiểu tàu tác chiến 3 thân vỏ nhôm, là sản phẩm của hãng Austal (Mỹ).

Tàu tác chiến ven bờ lớp “Freedom” (tự do) là sản phẩm của hãng Lockheed Martin có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Đây là lớp tàu được đánh số lẻ trong các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ (bắt đầu từ LSC-1, LSC-3…). Hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 6 tàu thuộc mỗi lớp.

Nhật Bản hiện có một số lượng lớn các chiến hạm hạng nặng có uy lực rất lớn nhưng thiếu một loại tàu cỡ nhỏ có khả năng cơ động cao, tính năng tàng hình tốt và hỏa lực mạnh. Trong khi đó, đối thủ chính trong tranh chấp biển đảo của họ là Trung Quốc hiện đang nỗ lực đóng hàng loạt các tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, lượng giãn nước khoảng 1000 tấn và có đầy đủ những ưu điểm trên.

Lựa chọn thiết kế LSC của Mỹ cho những tàu tác chiến cao tốc sẽ nâng cao sức cơ động của Nhật trong tranh chấp biển đảo ở khu vực Senkaku/Điếu Ngu với Trung Quốc. Sự ra đời của lớp tàu này sẽ giúp Nhật có đủ lực lượng để đối phó với dàn chiến hạm cỡ nhỏ, số lượng đông đảo thuộc loại tàu hộ vệ Type 056, tàu tên lửa cao tốc Type 022 của Trung Quốc.

Hiện chưa rõ Nhật sẽ chọn thiết kế các tàu LSC của mình chỉ theo một mẫu thiết kế hay cũng đóng cả 2 kiểu như của Mỹ.

Chùm ảnh về các chiến hạm ven bờ:

image030

Tàu tác chiến ven bờlớp Independence

image031

Tàu tác chiến ven bờlớp Freedom

image032

Tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom

(theo ANTĐ - 06/03/2014)

image033

Tàu tác chiến ven bờlớp Independence

image034

Tàu tác chiến ven bờlớp Independence

image035
Tàu tác chiến ven bờlớp Freedom

Đức Hà

Theo "Tin tức Nhật Bản"

 

25 Tháng Tám 2014(Xem: 15210)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13005)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13627)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12980)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13498)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12087)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14535)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13505)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13585)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15889)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13541)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17052)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13937)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13143)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13779)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17904)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.