VOA phỏng vấn ngư dân Lý Sơn

25 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15200)

Ngư dân Lý Sơn kể chuyện bị tàu TQ ‘cướp phá tài sản’

hoang-sa-august-25-2014-1
Tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tại khu vực ngư dân Việt đánh bắt, các tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của tàu chấp pháp thường xuyên ngăn chặn, vây ép tàu cá của Việt Nam.

VOA Tiếng Việt

19.08.2014

Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:

Ông Lê Khởi: Chúng tôi đang đánh bắt tại vùng biển đó thì thấy, phát hiện hai chiếc xuồng bay (xuồng cao tốc) của Trung Quốc với 17 người, trong đó có một nữ, ra rượt đuổi. Họ mặc đồng phục màu đen. Còn khi một tiếng đồng hồ sau thì có một chiếc tàu 46101 có người mặc đồng phục rằn ri. Đó là tàu chắc là không phải hải giám mà chắc là tàu của cảnh sát biển. Họ rượt đuổi thì tôi chạy, cố không cho họ đuổi kịp tàu, nhưng không thể tránh né được. Cuối cùng, khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, họ lên tàu và họ đập cửa kính, họ khống chế, đánh đập. Họ lấy hết tài sản, và các thiết bị trên tàu, lấy cá, lấy hết.

VOA: Vì sao ông nghĩ đó là tàu của Trung Quốc chứ không phải của một nước nào khác?

Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa là nơi ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi....

Ông Lê Khởi, ngư dân đảo Lý Sơn.

Ông Lê Khởi: Có cờ Trung Quốc và quốc huy của Trung Quốc. Tôi là một ngư dân đã bị bắt bớ và đánh đập nhiều lần rồi và đã từng ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng nên bản thân tôi rất rành ba cái chuyện đó.

VOA: Trung Quốc vừa qua có những động thái dẫn tới cuộc đối đầu nhiều ngày với Việt Nam. Vì sao ông vẫn tiếp tục ra khơi?

Ông Lê Khởi: Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa như là vườn cây, ao cá, là chỗ mà ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn ra đó dù có phải vay mượn hay mất mát tài sản. Năm 2007, tôi ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng và 2012 tôi cũng bị lấy tài sản hết, cũng bị đánh đập nhưng tới năm 2014 chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi. Tôi quen rồi.

VOA: Khi người của Tàu Trung Quốc lên tàu đánh đập ông và các thuyền viên, ông có kháng cự không?

Ông Lê Khởi: Thứ nhất là mình không thể kháng cự. Lực lượng của họ có đủ thứ, làm sao kháng cự được? Họ đánh đập mình, họ bắt, họ chắn mũi tàu thì chỉ có cúi đầu thôi, ngẩng lên là họ đánh xuống. Họ làm gì thì họ làm. Tiếng họ nói thì có nghe hiểu gì đâu.

VOA: Trên tàu của mình không có những vật dụng để có thể chống đỡ lại được?

Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này...

Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn.

Ông Lê Khởi: Không, mình có trang bị gì đâu. Mình chỉ là dân mà.

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ rằng liệu việc thúc giục các ngư dân ra khơi trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông có đẩy họ vào chỗ nguy hiểm không, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, nói:

“Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Kinh tế mũi nhọn của ngư dân là kinh tế biển. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này có cuộc sống thì họ phải bảo quản để con cháu họ sau này có cuộc sống. Đó là trách nhiệm của mỗi ngư dân. Họ vẫn thấy được mưu đồ của Trung Quốc. Hiện nay họ cố tình chiếm đoạt biển Đông làm của riêng mình, từ đó họ sẽ ngăn cản, tông va và cướp đoạt tài sản của ngư dân để họ làm cho ngư dân nản lòng. Ngược lại, cuộc sống của ngư dân làm sao mà họ bỏ được?”

Tới tối ngày 20/8, Việt Nam chưa chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ việc mới nhất xảy ra sau khi Trung Quốc rút giàn khoan dầu gây tranh cãi từng gây ra cuộc đối đầu suốt hơn một tháng.

Bắc Kinh cũng chưa lên tiếng về cáo buộc của chủ tàu người Quảng Ngãi./

03 Tháng Giêng 2017(Xem: 9877)
Được thành lập từ những năm 1970, lực lượng này không ngừng được nhân rộng. Một báo cáo năm 1978 ước tính rằng Dân Quân Biển Trung Quốc bao gồm 750.000 người và 140.000 tàu.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 10037)
Đài CNN phiên bản Philippines ngày 30/12 đưa tin, hôm thứ Năm 29/12 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trả lời phỏng vấn đài này và cho biết, Manila sẽ có biện pháp phản ứng nếu Trung Quốc khai thác tài nguyên bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10835)
Các quan chức quân sự Mỹ nói với Fox News, những quả tên lửa đất đối không đang nằm chờ ở Hải Nam, rất có thể sẽ được vận chuyển xuống các đảo nhân tạo "gây tranh cãi" trong những tháng tới.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10073)
Ảnh vệ tinh của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (CSIS) công bố tháng 12/2016, cho thấy dường như Trung Quốc đã đặt tên lửa trên Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), ở Biển Đông. Reuters/路透社
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10828)
Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10772)
Theo thông cáo của Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ngày 15/12, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin (DDG 89) lớp Arleigh Burke đã tới Cảng Quốc tế Cam Ranh trong một điểm dừng kỹ thuật thường lệ.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 11010)
Chiếc du thuyền mới có tên Nanhai Zhi Meng, thuộc Công Ty Lữ Hành Nam Hải, có thể chở đến gần 900 hành khách.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17517)
- American Thinker ngày 1/12 đưa tin, Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu chiến lược tại Campuchia trên vịnh Thái Lan. - Đáng lưu ý, với dự án này Trung Quốc hiện đang kiểm soát hơn 20% chiều dài bờ biển Campuchia.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10916)
Theo hãng tin Anh Reuters, sau khi tái khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, phát ngôn viên Trung Quốc cho rằng : « Người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan có nghĩa vụ là phải cùng nhau bảo vệ tài sản đó – tức là Biển Đông - của tổ tiên mình »
29 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12948)
Khi được hỏi về động thái của Đài Loan, hôm 29/11 phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng nói “người dân Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan có nhiệm vụ phải chung sức bảo vệ tài sản của tổ tiên”.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10989)
- Xem Power Point dưới bài (nhấn nút bên phải)
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12929)
- Ảnh trên từ trái: Admiral Scott H. Swift, Admiral Samuel J. Locklear, III, Admiral Harry B. Harris, Jr. - Ảnh dưới: trái - Năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm". phải - Năm 2016, Khu trục hạm USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng chiến dịch FONOF do Hạm đội 3 giao phó. - Xem Power Point dưới bài (nhấn nút bên phải)
30 Tháng Mười 2016(Xem: 10175)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 2) - Đô đốc Harris cho rằng, công việc này không thể xem thường được.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 12019)
DIỄN BIẾN: - 27 tháng 10/ 2015, chiến hạm USS Lassen hành quân khu vực đảo nhân tạo Xu Bi (Subi Reef) nhưng không tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý, đồng thời quan sát các thực thể khác trong quần đảo Trường Sa. - 30 tháng 1/2016, chiến hạm USS Curtis Wilbur hành quân quanh vòng ngoài 12 hải lý đảo Tri Tôn (Triton Reef), một đảo đá nằm xa nhất ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa tây. Tri Tôn cách đảo lý Sơn-Quảng Ngãi khoảng 220 hải lý. - 10 tháng 5/2016, chiến hạm USS William P. Lawrence hành quân quanh đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) nhưng cũng không vượt vào phạm vi 12 hải lý.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 11231)
- Nguyễn Chí Vịnh:"Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng."
11 Tháng Mười 2016(Xem: 10094)
- Theo ông Lee Chon Jae : « Chúng tôi sẽ kiên quyết đối phó với các tàu cá Trung Quốc cản trở việc thực thi luật pháp bằng mọi biện pháp khi cần thiết, chẳng hạn như trực tiếp tấn công và giành quyền kiểm soát tàu cá Trung Quốc, hay là dùng các loại vũ khí thông thường ». - Quyết định tăng cường lực lượng đối phó với tàu cá Trung Quốc của Nhật Bản phải nói là rất kịp thời trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc vừa lộ rõ bộ mặt hung hăng khi hai chiếc tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu tuần tra Hàn Quốc hôm 07/10 vừa qua.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 9499)
Tướng Gatot Nurmantyo: « Indonesia đã làm hết sức để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Biển Đông, và đã kêu gọi tất cả các bên tránh những hoạt động có thể gây thêm bất ổn định. Trên tinh thần đó, Quân Đội Indonesia sẽ không tiến hành tập trận với bất kỳ quốc gia nào khác trong vùng Biển Đông ».