VOA phỏng vấn ngư dân Lý Sơn

25 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15211)

Ngư dân Lý Sơn kể chuyện bị tàu TQ ‘cướp phá tài sản’

hoang-sa-august-25-2014-1
Tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tại khu vực ngư dân Việt đánh bắt, các tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của tàu chấp pháp thường xuyên ngăn chặn, vây ép tàu cá của Việt Nam.

VOA Tiếng Việt

19.08.2014

Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:

Ông Lê Khởi: Chúng tôi đang đánh bắt tại vùng biển đó thì thấy, phát hiện hai chiếc xuồng bay (xuồng cao tốc) của Trung Quốc với 17 người, trong đó có một nữ, ra rượt đuổi. Họ mặc đồng phục màu đen. Còn khi một tiếng đồng hồ sau thì có một chiếc tàu 46101 có người mặc đồng phục rằn ri. Đó là tàu chắc là không phải hải giám mà chắc là tàu của cảnh sát biển. Họ rượt đuổi thì tôi chạy, cố không cho họ đuổi kịp tàu, nhưng không thể tránh né được. Cuối cùng, khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, họ lên tàu và họ đập cửa kính, họ khống chế, đánh đập. Họ lấy hết tài sản, và các thiết bị trên tàu, lấy cá, lấy hết.

VOA: Vì sao ông nghĩ đó là tàu của Trung Quốc chứ không phải của một nước nào khác?

Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa là nơi ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi....

Ông Lê Khởi, ngư dân đảo Lý Sơn.

Ông Lê Khởi: Có cờ Trung Quốc và quốc huy của Trung Quốc. Tôi là một ngư dân đã bị bắt bớ và đánh đập nhiều lần rồi và đã từng ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng nên bản thân tôi rất rành ba cái chuyện đó.

VOA: Trung Quốc vừa qua có những động thái dẫn tới cuộc đối đầu nhiều ngày với Việt Nam. Vì sao ông vẫn tiếp tục ra khơi?

Ông Lê Khởi: Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa như là vườn cây, ao cá, là chỗ mà ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn ra đó dù có phải vay mượn hay mất mát tài sản. Năm 2007, tôi ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng và 2012 tôi cũng bị lấy tài sản hết, cũng bị đánh đập nhưng tới năm 2014 chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi. Tôi quen rồi.

VOA: Khi người của Tàu Trung Quốc lên tàu đánh đập ông và các thuyền viên, ông có kháng cự không?

Ông Lê Khởi: Thứ nhất là mình không thể kháng cự. Lực lượng của họ có đủ thứ, làm sao kháng cự được? Họ đánh đập mình, họ bắt, họ chắn mũi tàu thì chỉ có cúi đầu thôi, ngẩng lên là họ đánh xuống. Họ làm gì thì họ làm. Tiếng họ nói thì có nghe hiểu gì đâu.

VOA: Trên tàu của mình không có những vật dụng để có thể chống đỡ lại được?

Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này...

Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn.

Ông Lê Khởi: Không, mình có trang bị gì đâu. Mình chỉ là dân mà.

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ rằng liệu việc thúc giục các ngư dân ra khơi trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông có đẩy họ vào chỗ nguy hiểm không, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, nói:

“Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Kinh tế mũi nhọn của ngư dân là kinh tế biển. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này có cuộc sống thì họ phải bảo quản để con cháu họ sau này có cuộc sống. Đó là trách nhiệm của mỗi ngư dân. Họ vẫn thấy được mưu đồ của Trung Quốc. Hiện nay họ cố tình chiếm đoạt biển Đông làm của riêng mình, từ đó họ sẽ ngăn cản, tông va và cướp đoạt tài sản của ngư dân để họ làm cho ngư dân nản lòng. Ngược lại, cuộc sống của ngư dân làm sao mà họ bỏ được?”

Tới tối ngày 20/8, Việt Nam chưa chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ việc mới nhất xảy ra sau khi Trung Quốc rút giàn khoan dầu gây tranh cãi từng gây ra cuộc đối đầu suốt hơn một tháng.

Bắc Kinh cũng chưa lên tiếng về cáo buộc của chủ tàu người Quảng Ngãi./

11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10576)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19692)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9184)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9222)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 10038)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8857)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9588)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8936)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9768)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9174)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9640)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9598)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP