Bắc Kinh thu thập Dữ Liệu nguồn tài nguyên quí giá ở Biển Đông

02 Tháng Tư 20218:15 SA(Xem: 5246)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA – TRƯỜNG SA - THỨ SÁU 02 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)

image004

Bắc Kinh thu thập Dữ Liệu nguồn tài nguyên quí giá ở Biển Đông


26/3/2021


(PLO)- Theo các chuyên gia, các tiền đồn Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông giúp quân đội nước này thu thập một trong những nguồn tài nguyên giá trị nhất: Dữ liệu.


Các tiền đồn quân sự mà Trung Quốc (TQ) xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và các căn cứ hiện đang được Bắc Kinh mở rộng trái phép tại quần đảoHoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị TQ chiếm đóng trái phép) đang giúp nước này thu thập một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất, nhưng không thể nhìn thấy được, tại Biển Đông: Dữ liệu.


Đây là nhận định của nhà phân tích người Mỹ Zachary Haver và ông Ryan Martinson - giáo sư tại Viện nghiên cứu hàng hải TQ thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, trang tin BenarNews ngày 24-3 cho biết.


image006TQ xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: SCMP


Ông Haver dẫn nghiên cứu của quân đội TQ và các tài liệu khác cho thấy dữ liệu thu thập được từ các tiền đồn phi pháp trên cung cấp cho Bắc Kinh thông tin phục vụ các hoạt động xây dựng phi pháp tại khu vực, giúp cải thiện sức mạnh vũ khí và hoạt động thông tin liên lạc dưới nước của hải quân TQ, cũng như có thể hỗ trợ các hoạt động tấn công đổ bộ tiềm tàng trong tương lai.


Ông Haver dẫn lời của ông Martinson nhận định các dữ liệu này rất có giá trị khi cho phép hải quân TQ hiểu được các yếu tố cấu thành “môi trường không gian đại dương”.


“TQ thu thập các thông tin nhằm phục vụ việc xây dựng và cải thiện các mô hình liên quan cách các yếu tố của môi trường không gian đại dương thay đổi trong những hoàn cảnh cụ thể” - ông Martison nhận định.


Theo chuyên gia Haver, các nhà khoa học dân sự của chính phủ cũng như quân nhân TQ đồn trú phi pháp trên các tiền đồn sẽ thu thập nhiều loại thông tin khác nhau, bao gồm dữ liệu thủy văn, khí tượng, độ sâu và thủy triều.


Ngoài ra, các tàu nghiên cứu khoa học, do các tổ chức nghiên cứu dưới sự quản lý của chính phủ TQ điều hành, thường xuyên thăm dò độ sâu, thu thập các mẫu sinh vật và trầm tích, cũng như lập bản đồ đáy biển.


Hỗ trợ việc xây dựng phi pháp


Theo ông Haver, các dữ liệu trên có thể hỗ trợ các hoạt động xây dựng phi pháp của TQ trên Biển Đông.


Hồi tháng 1, BenarNews dẫn hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động cải tạo, xây dựng phi pháp nhằm ngăn sự xói mòn do tác động từ môi trường tại bờ biển phía bắc đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà TQ chiếm đóng trái phép).


image007Ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chụp từ vệ tinh vào ngày 14-12-2020. Ảnh: PLANET LABS INC / ZACHARY HAVER


Cái gọi là “thành phố Tam Sa” hồi tháng 5-2019 đã ký hợp đồng “thí nghiệm mô hình vật lý” với “Viện Nghiên cứu kỹ thuật giao thông đường thủy Thiên Tân” thuộc Bộ Giao thông Vận tải TQ. 


Theo hồ sơ đấu thầu của hợp đồng, viện sẽ chịu trách nhiệm lập mô hình xói mòn bờ biển trên đảo Phú Lâm bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được trong nhiều năm, qua đó hỗ trợ công việc cải tạo và phục hồi đảo. Mô hình sẽ mô phỏng tác động của sóng có thể gây xói mòn ven bờ đảo Phú Lâm.


Theo các tài liệu mà BenarNews tiếp cận được, viện này đã tổng hợp các dữ liệu đo độ sâu trong nhiều năm, hình ảnh viễn thám và các dữ liệu khí tượng thủy văn tại đảo Phú Lâm. 


Môi trường không gian đại dương


Theo ông Haver, dữ liệu thu thập được từ các tiền đồn phi pháp cũng hỗ trợ các hoạt động hải quân của TQ ở Biển Đông, cũng như giúp quân đội Bắc Kinh chuẩn bị cho các cuộc xung đột tiềm tàng với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác hay các đối thủ bên ngoài như Mỹ.


Ông Martinson giải thích rằng thủy triều, dòng chảy, độ cao của sóng, nhiệt độ, gió và độ mặn đều thay đổi.


“Khả năng đoán trước những thay đổi này rất quan trọng đối với quân đội TQ vì những yếu tố này tác động trực tiếp tới các chiến dịch hải quân, mọi thứ từ điều hướng cơ bản đến việc sử dụng khí tài cho tình báo, giám sát và do thám” - ông Martinson nhận định.


Ông Haver dẫn nghiên cứu được công bố công khai - do các kỹ sư, nhà khí tượng học và các chuyên gia có liên kết với quân đội TQ thực hiện - khẳng định sự quan tâm không ngừng của quân đội Bắc Kinh đối với các yếu tố môi trường này.


Ví dụ, vào năm 2020, các nhà nghiên cứu từ Đơn vị 61741 của quân đội TQ đã xuất bản một bài báo đề cập các ranh giới phụ thuộc vào nhiệt độ (thermocline) - ranh giới giữa vùng nước ấm hơn gần bề mặt đại dương và vùng nước mát hơn ở sâu bên dưới - ảnh hưởng đến hoạt động liên lạc dưới nước, cũng như việc ẩn giấu các phương tiện dưới nước ở Biển Đông.


Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia tại Học viện Nghiên cứu Hải quân TQ đã đánh giá cách thức mô hình hóa đại dương có thể giúp phân tích tác động của “các hiện tượng phức tạp trong lòng đại dương” đối với hiệu quả của vũ khí và thiết bị hải quân.


Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thuộc quân đội TQ cũng quan tâm các chủ đề khác như tác động từ môi trường tại Biển Đông đến sự ăn mòn thiết bị điện tử trên không và thép không gỉ, hay tính chất cơ học của cát được sử dụng để cải tạo đất ở Biển Đông và cách điều trị chấn thương não cho binh lính trong các cuộc xung đột tiềm tàng tại Biển Đông.


Mở rộng năng lực hải quân


Theo ông Haver, việc TQ phát triển phi pháp các căn cứ tại Biển Đông từ lâu đã gắn liền với hoạt động thu thập dữ liệu môi trường.


Vị chuyên gia lý giải sau khi chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm vào những năm 1950, TQ đã nhanh chóng xây dựng một trạm khí tượng.


Ông Haver cũng dẫn một nghiên cứu được công bố trên tờ The China Quarterly cho rằng TQ đã sử dụng việc thu thập dữ liệu khí tượng quốc tế cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) như một cái cớ để thiết lập sự hiện diện lâu dài ở quần đảo Trường Sa vào cuối những năm 1980, với động thái đầu tiên là xây dựng phi pháp một trạm quan sát trên Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).


image008Ảnh chụp đảo Phú Lâm ngày 27/7/2012, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị chiếm TQ chiếm. Ảnh: AFP


Từ trạm quan sát này, các nhà khí tượng học của quân đội TQ có thể đo đạc các yếu tố như hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ và thủy triều cứ hai giờ một lần mỗi ngày trong 30 năm qua, ông Haver dẫn truyền thông nhà nước TQ cho biết.


Đáng chú ý, khi TQ xây dựng trái phép các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa, khả năng thu thập các dữ liệu trên của Bắc Kinh dường như đã được tăng cường.


Ông Martinson cho rằng: “Về lý thuyết, diện tích đất nhiều hơn sẽ cho phép lắp đặt nhiều thiết bị hơn, với kích thước lớn hơn”.


Ông Martinson cũng lưu ý rằng các tiền đồn quân sự của TQ tại các thực thể mà nước này chiếm đóng phi pháp tại Trường Sa có thể hỗ trợ các tàu, vốn được sử dụng để tu sửa và triển khai các phao nổi và phao dưới mặt nước mà Bắc Kinh sử dụng để giám sát các điều kiện trên các vùng nước rộng lớn.


Hỗ trợ hoạt động tấn công đổ bộ tiềm tàng trong tương lai


Ngoài ra, theo ông Martinson, những tiền đồn trái phép còn cho phép quân đội TQ triển khai thêm nhân lực tại các thực thể ở Trường Sa, gồm các nhà khí tượng học và kỹ sư để giúp quân đội TQ thu thập dữ liệu quan trọng.


Ông Martinson dẫn một báo cáo được quân đội TQ công bố hồi năm 2020 trên tờ PLA Daily cho biết ông Wu Jingquan - kỹ sư thuộc quân đội TQ đồn trú phi pháp tại quần đảo Trường Sa - đã thiết kế và được cấp bằng sáng chế đối với các thiết bị đo đạc có khả năng phù hợp với điều kiện môi trường tại Trường Sa.


“Thủy triều là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến môi trường không gian đại dương, nhưng độ mặn và nhiệt độ của nước ở Trường Sa thường ảnh hưởng đến các phép đo thủy triều, dẫn đến sai số” - ông Martison dẫn PLA Daily cho biết.


Theo báo cáo trên PLA Daily, kỹ sư Wu đã thiết lập nhiều điểm quan sát phi pháp trên Đá Chữ Thập để thu thập dữ liệu thủy triều hàng ngày. Sau đó, ông sử dụng các Dữ liệu này để xây dựng mô hình dữ liệu thủy triều, cuối cùng thiết kế một loại máy đo thủy triều tự động mới mà không bị ảnh hưởng từ độ mặn và nhiệt độ.


Theo BenarNews, các tài liệu đăng ký bằng sáng chế đối với hai phát minh của ông Wu gồm máy đo thủy triều nói trên và “thiết bị khảo sát dưới nước và thiết bị đo đạc động lực” nhằm hỗ trợ các tàu thực hiện khảo sát biển.


“Thủy triều là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong các hoạt động đổ bộ. Nếu bạn đang cố gắng hạ cánh trên một hòn đảo hoặc đưa một con tàu đến gần một hòn đảo, bạn cần biết thủy triều ảnh hưởng như thế nào đến độ sâu của vùng nước xung quanh hòn đảo tại mọi thời điểm” - ông Martinson nhấn mạnh. HÒA ĐẶNG

06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14881)
Theo hãng tin AFP của Pháp, người đứng đầu ngành quốc phòng Đài Loan, ông Nghiêm Minh, đã đáp máy bay tới đảo Ba Bình cùng hai nghị sĩ Viện lập pháp Đài Loan và một số phóng viên. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Nghiêm Minh kể từ khi lên nhậm chức người đứng đầu lực lượng quân đội Đài Loan hồi tháng 1/2009, thay người tiền nhiệm lúc đó là ông Trần Triệu Mẫn.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14325)
Chấm xanh trên và dưới cùng: đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn hiện do VN chiếm giữ; hai chấm đỏ: đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập hiện do Trung cộng chiếm năm 1988 - 1995, họ đang bồi đắp đảo rộng lớn đề xây phi trường , hải cảng quân sự, căn cứ trú phòng cho Thủy quân Lục chiến.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 16661)
Theo các nguồn tin, sáu rạn san hô đã bị biến thành đảo nhỏ. Đó là hai rạn thuộc cụm Sinh Tồn là Đá Gạc Ma (Johnson South, bị Trung Quốc chiếm năm 1988 sau trận Hải chiến Trường Sa) và Đá Tư Nghĩa (Hughes), và bốn rạn san hô khác là Đá Ga Ven (Gaven), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Én Đất (Eldad) đều thuộc cụm Nam Yết, Đá Châu Viên (Cuarteron) thuộc cụm Trường Sa, tất cả đều bị Trung Quốc chiếm năm trong khoảng 1988 -1989.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 17375)
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam. Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 13564)
Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao. Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 15475)
Các nhà quan sát nhận định, đảo Ba Bình mà Đài Loan hiện đang kiểm soát, là hòn đảo duy nhất tại vùng Trường Sa đủ lớn để có thể có một hải cảng, hiện đang được Đài Bắc xây dựng. Chính quyền Đài Loan gần đây cho biết là công trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015, khi ấy thì họ có thể đưa hộ tống chiến hạm và tàu tuần duyên cỡ lớn đến bám trụ tại Ba Bình.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 15663)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 10 dẫn trang mạng Bloomberg ngày 10 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc đã hoàn thành (bất hợp pháp) công trình nâng cấp đường băng ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), điều này giúp họ có thêm một chỗ đứng chân ở Biển Đông, đồng thời cũng đã gây ra xung đột ngoại giao mới với nước láng giềng Việt Nam.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 14248)
Tạp chí quân sự Canada cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Và điều này có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc tấn công.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 14628)
Các hoạt động tìm kiếm đã được tiến hành nhưng gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết xấu. 06/10/14 14:23 (GDVN) - Malaysia hôm 6/10 cho biết, một tàu Hải quân chở theo 7 người của nước này đã bị mất tích ở vùng biển ngoài khơi đảo Borneo.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 14259)
Ngoài việc chuyển giao các phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu tượng đáng kể, phản ánh những biến đổi to lớn và ngày càng phức tạp trong nền chính trị toàn cầu.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 14531)
(Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 14231)
(Dân trí) - Hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus đưa ra đã cho thấy có sự tiến triển nhanh chóng và thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa
21 Tháng Chín 2014(Xem: 16295)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 12850)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 13628)
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) loan báo vừa phát hiện ra một mỏ khí đốt nước sâu lớn ở Biển Đông. Tân Hoa Xã đưa tin mỏ này do giàn khoan 981 tìm ra. Mỏ khí Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam về phía nam khoảng 150km và vị trí này được tin là không ở trong khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 15928)
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 15061)
Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014 Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi. Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi. Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 12671)
Trung Quốc vừa mở tuyến du lịch mới ngắn hơn tuyến cũ từ Tam Á, đảo Hải Nam, ra Hoàng Sa, động thái có thể gây phản ứng từ Việt Nam.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 12618)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa
31 Tháng Tám 2014(Xem: 13403)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa