Diễn biến mới về Hội đàm vịnh Bắc Việt và biển Việt Nam - Trung Quốc

11 Tháng Giêng 20218:25 SA(Xem: 5537)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 11 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Diễn biến mới về Hội đàm vịnh Bắc Việt và biển Việt Nam - Trung Quốc

image012

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

11/1/2021 (tóm tắt)


image010Vịnh Bắc Việt. VĂN HÓA ONLINE MAP


Ngày 01/09/2020, Hiệp định phận định ranh giới được Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày 25-12-2000, có hiệu lực kể từ ngày 30-6-2004 đến ngày 30-6-2019 là chấm dứt.


Trong năm 2019, chính phủ hai nước đồng ý Hiệp định được gia hạn hiệu lực thêm một năm đến ngày 30-6-2020. Sau ngày 30-6-2020, Hiệp định Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn toàn hết hiệu lực.


image005Đoàn lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sang tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tham dự hội đàm tổng kết chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc năm 2019 - Ảnh: TTXVN


Ngày 9-9-2020, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức đàm phán trực tuyến vòng XIII Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và vòng X Nhóm công tác trao đổi về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam - Trung Quốc.


Ngày 10/09/2020, Việt Nam và Trung Quốc đàm phán trực tuyến vòng XIII, Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và vòng XI, Nhóm công tác trao đổi về hợp tác cùng phát triển trên biển, Bộ Ngoại giao cho biết.


Ngày 28/12/2020, Phó thủ tướng VN, ông Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam đã duy trì môi trường ổn định ở Biển Đông thông qua nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp quan hệ song phương với các nước. Ông Minh khẳng định Việt Nam vẫn triển khai được các hoạt động quan trọng, cả đối ngoại song phương lẫn đối ngoại đa phương.


Ông Minh nói: "năm 2020, chúng ta đã chuyển đổi hình thức, tăng cường trao đổi bằng điện đàm, bằng trực tuyến với lãnh đạo cấp cao của các nước với trên 33 cuộc điện đàm của lãnh đạo cấp cao ta với lãnh đạo của hầu hết các nước quan trọng trên thế giới cũng như trong khu vực". (theo TTO).


image014Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh - Ảnh: Bộ Ngoại giao


Ngày 7-1-2021, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đàm phán trực tuyến vòng XIV, Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, và vòng XI Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam - Trung Quốc.


Trưởng nhóm công tác phía Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Thắng - vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam.


Trưởng nhóm công tác phía Trung Quốc là ông Dương Nhân Hỏa - đại diện các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.


Theo tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: "tiếp tục thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông đạt tiến triển tích cực theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS năm 1982 mà hai nước đều là thành viên".


Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm túc các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về việc xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, kiểm soát bất đồng, không có các hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển.


Cơ quan chức năng hai nước sẽ quản lý hoạt động của tàu cá trong vịnh Bắc Bộ theo đường phân định vịnh Bắc Bộ được quy định tại Điều 2 Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.


image008Đàm phán trực tuyến vòng XI Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và vòng VIII Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam - Trung Quốc - Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản


Ngày 08/01/2021, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đàm phán vòng XIV Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, và vòng XI, Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông.


Hai bên nhất trí tiếp tục tổ chức đàm phán vòng XV Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ; và vòng XII Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam - Trung Quốc vào thời điểm phù hợp do hai bên thỏa thuận qua đường ngoại giao.


image009Tàu cá Trung Quốc vào đánh cá ở vùng biển gần đảo Cồn Cỏ và bị lực lượng biên phòng Quảng Trị truy đuổi, lập biên bản - Ảnh: QUỐC NAM


Trưởng nhóm công tác phía Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Thắng - vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam.


Trưởng nhóm công tác phía Trung Quốc là ông Dương Nhân Hỏa - đại diện các vấn đề biên giới và biển, Vụ Biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.


(theo NHẬT ĐĂNG & CHÍ TUỆ/TTO)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9775)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9532)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9143)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9430)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11173)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9491)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9738)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8820)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8781)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9250)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».