Hồng Lỗi: Đạt Lai Lạt Ma không được phép từ chối tái sinh

19 Tháng Tư 20159:02 CH(Xem: 6984)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 20 APRIL 2015
Hồng Lỗi: Đạt Lai Lạt Ma không được phép từ chối tái sinh
Hồng Thủy

17/04/15

 (GDVN) - Bắc Kinh khẳng định rằng truyền thống tái sinh này phải tiếp tục và Trung Quốc chấp thuận Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp, Reuters cho biết.
blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma, còn gọi là Phật sống đời thứ 17 của truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngài Ogyen Trinley Dorje. Ảnh: Reuters.

Đa Chiều ngày 17/4 dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, trong buổi họp báo thường kỳ ngày hôm qua có phóng viên đặt câu hỏi, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma gần đây nói rằng ông quyết định sẽ không tái sinh sau khi chết, kết thúc 400 năm lịch sử truyền thống Lạt Ma tái sinh của Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc bình luận gì về điều này?

Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, nước này có đầy đủ các quy định về tôn giáo, bao gồm "Điều lệ sự vụ tôn giáo" và "Biện pháp quản lý Phật sống tái sinh trong Phật giáo Tây Tạng" do chính phủ Trung Quốc ban hành. Chế độ Đạt Lai Lạt Ma hiện vẫn phải được tiến hành theo pháp luật nhà nước và nội quy tôn giáo.

"Hệ thống Phật sống tái sinh của các Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được vinh danh hàng trăm năm qua với đầy đủ các nghi lễ và thủ tục tôn giáo, định chế lịch sử. Đạt Lai Lạt Ma tái sinh cũng phải tuân thủ các nghi lễ tôn giáo, định chế lịch sử và quy định của nhà nước", website Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời Hồng Lỗi cho biết.

Theo Reuters ngày 16/4, Đạt Lai Lạt Ma hay còn gọi là Phật sống là danh hiệu của một vị lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng. Người đang giữ danh hiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma là Ogyen Trinley Dorje đang sống lưu vong ở Ấn Độ nhưng vẫn được Bắc Kinh thừa nhận là Đạt Lai Lạt Ma. Ông nói mình có quyền chấm dứt truyền thống tái sinh sau khi các quan chức Trung Quốc khẳng định rằng vị Đạt Lai Lạt ma lưu vong này không có quyền từ chối tái sinh.
blank
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

"Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, chúng tôi không nói nhiều về sự tái sinh của một bậc thầy sống", Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết vào cuối ngày hôm qua. "Tuy nhiên hiện nay nhiều câu hỏi đang được đặt ra. Theo quan điểm của tôi, chỉ có duy nhất bản thân một Đạt Lai Lạt Ma là người có quyền đưa ra quyết định về sự tái sinh của mình trong tương lai. Vì vậy tôi tự tin và có niềm tin đầy đủ trong quyết định của mình. Có nhiều lời tuyên bố được cho là đúng và sự phỏng đoán, nhưng tôi không lo lắng", Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 17 cho biết.

Mặc dù phải chạy khỏi Tây Tạng qua dãy Himalaya vào năm 2000, ngài Ogyen Trinley Dorje vẫn được Bắc Kinh công nhận là Phật sống/Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 17 của Phật giáo Tây Tạng. Truyền thống này cho rằng linh hồn của một vị Đạt Lai Lạt Ma sẽ tái sinh vào một đứa trẻ ngay sau khi diễn ra cái chết của vị đó. Bắc Kinh khẳng định rằng truyền thống tái sinh này phải tiếp tục và Trung Quốc chấp thuận Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp, Reuters cho biết.

Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm, người đoạt giải Nobel Hòa bình và đang phải sống tha hương cho biết, chuyện tái sinh sẽ kết thúc sau khi ông chết. Chuyện chấm dứt tái sinh đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với tờ Welt am Sonntag của Đức tháng 9 năm ngoái và ông mới nhắc lại với đài RFA gần đây.

Quan chức Trung Quốc đứng đầu khu tự trị Tây Tạng mới được bổ nhiệm gần đây đã nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã "phạm thượng" khi từ chối tái sinh. Trong khi vị Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm lo sợ rằng Trung Nam Hải có thể sử dụng vấn đề người kế vị ông để chia rẽ Phật giáo Tây Tạng nếu xuất hiện hai Đạt Lai Lạt Ma sau khi ông chết, một của những người Tây Tạng lưu vong, hai là của Trung Quốc.

Năm 1995, sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm đời 17 chỉ định 1 cậu bé ở Tây Tạng là hóa thân của đức Ban Thiền Lạt Ma (Pachen Lama), nhân vật quyền lực thứ 2 sau Đạt Lai Lạt Ma trong Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc đã đưa cậu bé này vào chương trình quản thúc và giáo dục. Nhiều người Tây Tạng không thừa nhận vai trò của vị Ban Thiền Lạt Ma này, Reuters cho biết./
11 Tháng Tám 2017(Xem: 4985)
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6595)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16305)
Sau khi trình các hồ sơ liên quan, nhà báo Lý Kiến Trúc đã đưa ra các câu hỏi dưới đây trong cuộc họp báo do TT Thích Giác Đẳng và Hội UBCV tổ chức tại hội trường nhật báo Việt Báo trên đường Moran, Little Saigon, Quận Cam hôm Chủ nhật 13 tháng 12 năm 2015
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6966)
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7702)
Xe Quan tai HT Giac Nhien ve tham lân cuoi To dinh Minh Dang Quang
10 Tháng Tám 2015(Xem: 6817)
Trang Văn Hóa và Ý tưởng của Le Monde (08/08/2015) có bài viết về đạo Phật ở Châu Á mang dòng tựa đáng chú ý : « Sự hận thù mang màu áo vàng cà sa ». Tờ báo đề cập đến những sự kiện liên quan đến thái độ, quan điểm của một số nhà sư Phật giáo ở các nước, từ Srilanka đến Miến Điện và qua Thái Lan đang làm méo mó đi hình ảnh của Đạo Phật, vốn vẫn được coi là một tôn giáo tránh né mọi hình thái bạo lực.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 7728)