Nón cối lại bị thảm bại! Đề nghị đối thoại nhân quyền của người việt hải ngoại.

01 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8727)

Nón cối lại bị thảm bại! - Lời đề nghị đối thoại về ‘nhân quyền’ giữa người Việt hải ngoại với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

 

Nón ci li b thm bi!

L Giang

Bản tin của hãng thông tấn AP ngày 9.5.2013 liên quan đến một “vụ án nón cối” trong cộng đồng ngưới Việt ở tiểu bang Washington đã được các báo Mỹ đăng lại dưới những đầu đề khác nhau, chẳng hạn như “Các Thm Phán TCPV phc hi li s tin thưởng cho người b cho là cng sn (Justices reinstate award for alleged communist) hay “Tòa án cao cp Washington đã phc hi s tin $310.000 do bi thm đoàn ban cho người đã kin 5 người gi ông ta là cng sn (Washington high court reinstates $310,000 jury award to man who sued five for calling him communist), v.v.

TÓM LƯỢC V ÁN

Từ năm 2004, ông Tân Thục Đức, Hiệu trưởng Trường Việt Ngữ ở Thurston County và ông Hứa Minh Đức, Chủ tịch Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County đã kiện nhóm Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng vì nhóm này đã xử dụng một khối lượng email lớn và một Bản Công Bố tố cáo ông Tân Thục Đức đã hoạt động trên danh nghĩa của Việt Cộng (he was operating on behalf of the Viet Cong).

Nhóm này nói rằng ông Đức đã treo cờ Việt Cộng tại trường Việt ngữ của ông ta, và rằng ông và tổ chức Cộng Đồng Người Việt Thurston County đã lên kế hoạch kỷ niệm các biến cố trong cộng đồng vào các ngày trùng hợp với những ngày Việt Cộng cử hành kỷ niệm ở Bắc Việt Nam. Một trong các bị đơn còn nói ông Đức là một nhân viên bí mt ca Vit Cng (undercover Viet Cong agent).

Ủy Ban cũng đã mở cuộc họp báo vào ngày 17.8.2003 tại Rainier Community Center, Seattle, và hai cuộc họp báo khác tại Olympia và Tumwater để tố cáo như đã nói trên.

Tại phiên xử của Tòa Superior Court ở Thurston County vào tháng 4 năm 2009, bồi thẩm đoàn xác định các bị đơn gồm có ba ông Norman Lê, Phiệt Nguyễn, Đạt Hồ, và hai bà Nhàn Trần và Nga Phạm đã vi phạm lỗi lầm khi lên án ông Tân Thục Đức, một cựu Trung Úy VNCH và Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County là thân cộng và buộc các bị đơn phải bồi thường một số tiền là $310.000, trong đó ông Tân Thục Đức, Hiệu trưởng Trường Việt Ngữ, được hưởng $225.000, và ông Hứa Minh Đức, Chủ tịch Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County $85.000.

Sau khi tòa tuyên án, các bị đơn đã xin tòa nguyên thẩm cho tái thẩm (retrial). Nhưng trong phiên toà ngày 29.5.2009, tòa đã bác đơn. Các bị đơn liền kháng cáo lên Tòa Phúc Thẩm (Court of Appeals) tiểu bang.

Ngày 19.4.2011, Tòa Phúc Thẩm tiểu bang Washington (Địa hạt II) đã đảo ngược phán quyết của tòa Superior Court và truyền cho tòa này hủy bỏ vụ kiện.

Vì không nắm vững luật pháp, Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng ở Lacey đã vội ra thông cáo tuyên bố toàn thắng và xác định bên thua cuộc không được phép kiện tiếp lên TCPV.

Nhưng ông Tân Thục Đức và Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County đã thượng tố phán quyết của tòa phúc thẩm lên Tối Cao Pháp Viện bang Washington. Sau nhiều cuộc tranh luận tốn khá nhiều giấy mực, công sức và tiến bạc, ngày 9.5.2013 TCPV tuyên bố đảo ngược phán quyết của tòa phúc thẩm và phục hồi lại bản án của bồi thẩm đoàn (We reverse the Court of Appeals and reinstate the jury's verdict) với tỷ số 6-1. TCPV cho rằng không có sự bảo vệ của Tu Chính Án Thứ Nhất đối với loại nói sai, những lời phát biểu gây thiệt hại; quả thật, mục tiêu của luật về mạ lỵ phỉ báng là trừng phạt những lời phát biểu như thế (There is no First Amendment protection for the type of false, damaging statements; indeed, the purpose of the law of defamation is to punish such statements).

Tại sao Tòa Phúc Thẩm đã hủy bỏ bản án của Tòa Superior Court còn TCPV lại hủy bỏ bản án của Tòa Phúc Thẩm và phục hồi bản án của Tòa Superior Court? Đây là vấn đề “đạo quân nón cối” ở hải ngoại cần lưu ý, nếu không sẽ còn bị phạt dài dài.

THUA LÀ CÁI CHC!

Sau khi có phán quyết của TCPV, luật sư Nigel Malden của bị đơn tuyên bố với báo Olympia:

"Tht là mt ngày đen ti cho nhng ai tin tưởng vào Tu Chính Án th Nht và quyn hiến đnh v t do ngôn lun.

[It's a dark day for anyone who believes in the First Amendment and the constitutional right to free speech.]

Luật sư biện hộ cho thân chủ bao giờ cũng phải nói như thế. Nhưng vấn đề không giản dị như vậy.

Khi nghe ông Tân Thục Đức thượng tố phán quyết của tòa phúc thẩm lên TCPV, những người biết luật đều nghĩ rằng phe bị đơn sẽ thua. Tại sao thua? Đây là vấn đề khá phức tạp, nhưng chúng tôi cố gắng trình bày vắn gọn để “các xạ thủ nón cối” hiểu rằng thời kỳ tạm dung cho “nón cối” để làm công cụ đã qua rồi và nay “nón cối” không còn chỗ đứng trên đất Mỹ nữa.

Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ nói cái gì mà lúc nào các luật sư biện hộ cho các “xạ thủ nón cối” cũng đưa nó ra hù?

Tu chính án thứ nhất được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 15.12.1791 quy định như sau:

“Quc hi s không ban hành mt đo lut nào nhm thiết lp tôn giáo hoc ngăn cm t do tín ngưỡng, t do ngôn lun, báo chí và quyn ca dân chúng được hi hp và kiến ngh Chính ph sa cha nhng điu gây bt bình.”

Thì ra tu chính án này cấm ban hành luật ngăn cấm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí! Nhưng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí không bao giờ có nghĩa là muốn đội nón cối cho ai là cứ đội. Quyền tự do ngôn luận không được xâm phạm các thứ quyền khác cũng quan trọng có khi còn hơn cả quyền này, chẳng hạn như an ninh quc gia (national security), công lý (justice), s an toàn cá nhân (personal safety)…Luật pháp của nước nào cũng cấm không được lạm dụng quyền tự do ngôn luận để mạ lỵ phỉ báng (defamation) hay xâm phạm quyền riêng tư (privacy) của kẻ khác.

Luật pháp của mỗi nước và mỗi tiểu bang tại Hoa Kỳ đã định nghĩa mạ lỵ phỉ báng (defamation) không hoàn toàn gióng nhau, nhưng nói một cách tổng quát, m l ph báng là đưa ra mt li phát biu sai lc v s kin (a false statement of fact) phương hi đến danh tiếng ca mt người khác và được ph biến cho mt người th ba, tc không phi là người b m l ph báng.

Trong các vụ kiện về nón cối, luật sư của các bị đơn thường đưa ra hai phương chước sau đây để biện hộ:

(1) Nguyên đơn là người ni tiếng (public figure). Theo án lệ của Hoa Kỳ, những người nổi tiếng phải chịu sự phê phán của công luận, nên một người nổi tiếng khi muốn kiện người khác về mạ lỵ phỉ báng, phải chứng minh b đơn có ác ý tht s(actual malice).

Án lệ định nghĩa ác ý tht s là hoc biết rõ li phát biu ca mình là sai (knowing that it is false) hoc c nói càn không cn biết li phát biu là đúng hay sai (acting with reckless disregard for the statement's truth or falsity). Đối với các vụ án nón cối, chứng minh điều này quá dễ, vì các “xạ thủ nón cối” thường biết rõ đối thủ không phải là cộng sản hay tay sai cộng sản, nhưng cứ mượn cái nón cối để hạ đối thủ. Ác ý nằm ở chỗ đó.

(2) Li phát biu ch là ý kiến (opinion)

Về tiêu chuẩn thứ hai này, án lệ phân biệt giữa ý kin (opinion) và s kin (fact). Một thí dụ cụ thể: Bảo rằng bài viết của ông B có lợi cho Cộng sản, đó là ý kiến. Còn nói rằng ông B là đặc công cộng sản nằm vùng, đó là sự kiện. Khi đưa ra sự kiện thì phải chịu trách nhiệm.

Trong vụ kiện nón cối ở bang Washington, TCPV nhận thấy mặc dù ông Tân Thục Đức và Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County là những chủ thể nổi tiếng, nhưng Bản Công Bố ngày 7.8.2003 của Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng và những lời tuyên bố khác của các bị đơn cho thấy các bị đơn có ác ý thật sự (actual malice) và những lời phát biểu của các bị đơn là phát biểu về sự kiện (fact) sai lệch chứ không phải là những ý kiến (opinions), nên trong phán quyết ngày 9.5.2013 TCPV đã đi đến kết luận như sau:

Chúng tôi cho rng nhng li phát biu sai lch viết trong Bn Công B và các bài viết ca ông Le là có th kin được. Chúng tôi kết lun rng bng chng rõ ràng và thuyết phc trong trường hp này h tr cho bi thm đoàn tìm thy rng các b đơn đã hành đng vi ác ý thc s (acted with actual malice). Chúng tôi đo ngược li phán quyết ca Tòa Phúc Thm và phc hi li bn án ca bi thm đoàn chng li các b đơn.

NÓN CI ĐÃ HT THI

Từ năm 2003 đến nay, tòa án Mỹ đã giáng nhiều đòn nặng xuống trên “đoàn quân nón cối” vốn đã lộng hành trên đất nước này từ lâu.

1.- Nón ci t ca Pht

Chúng ta nhớ lại hai tờ báo ở Denver, Colorado, là tờ Rocky Mountain News ngày 6.9.2003 và tờ The Denver Post ngày 7.9.2003 đã đề cập đến một bán án mà những kẻ chuyên bán nói cối trong cộng đồng người Việt không thể không biết đến. Dưới đầu đề “Ch em thng mt v kin chng li nhà chùa” (Sisters win suit against temple) tờ Rocky Mountain News đã viết như sau:

Mt gia đình Vit Nam b chp mũ cng sn sau khi h t cáo mt nhà sư Denver đã có hành vi tình dc bt chánh, đã thng gn 5 triu đô la hôm th sáu qua mt v kin v m l ph báng.

“Bn án đã kết thúc mt v tai tiếng làm chia r cng đng Pht Giáo Vit Nam ti Denver trong 5 năm qua…

 “Sau bn tun xét x, mt bi thm đoàn thuc Tòa Qun Ht Denver đã bt Ban Qun Tr chùa Như Lai và nhà sư Lê Kim Cương (tc Hòa Thượng Thích Chánh Lc) phi bi thường thit hi cho h $4.800.000 v s m l ph báng, có hành đng xâm phm thô bo và tác trách. Bi thm đoàn cũng xác nhn nhà sư Lê Kim Cương có phm ti bo hành tình dc (sexual battery)”

Nhờ chùa có mua bảo hiểm nên việc thanh toán số tiền phạt này đã được giải quyết thỏa đáng.

2.- Nón ci v Minnesota

Tờ Minneapolis Business News và hầu hết các báo ở Minnesota ngày thứ ba 23.3.2006, đều đăng một bản tin dưới đầu đề như sau: Mt người 70 tui đã được tòa quyết đnh ban cho 659.000 đô (tht s 693.000 đô) trong mt v kin v m l ph báng St. Paul”.

Bài báo cho biết:

Mt cu quân nhân Min Nam Vit Nam, mt người đã b tù hơn hai năm sau chiến tranh Vit Nam và sau đó được Tng Thng George W. Bush ch đnh vào Hi Giáo Dc Vit Nam ti St, Paul đã thng 659.000 đô (tht s 693.000 đô) trong mt v kin v m l ph báng chng li 7 b đơn đã b bi thm đoàn đng thanh xác nhn đã gây thit hi cho cơ s thương mi và danh tiếng ca ông ta."

Vụ này do Tòa Liên Bang ở Ramsey County (Khu vực II) ở Minnesota thụ lý và xét xử. Các bị đơn đã tố cáo ông Phạm Ngọc Tuận là tay sai Cộng Sản và vi phạm 18 tội đã được họ liệt kê, nhưng lại không chứng minh được gì hết.

3.- Nói ci lên Maryland

Đây là vụ kiện được mô tả là “nhà giàu dùng luật chơi nhà nghèo”. Nhà giàu là bà Ngô Thị Hiền và ông Ngô Ngọc Hùng, còn nhà nghèo là ký giả Hoài Thanh. Trong phiên tòa ngày 19.9.2011, Tòa Circuit Court for Mountgomery County, Maryland, đã truyền b đơn Ngô Ngc Hùng và đài phát thanh Vietnamese Public Radio phi liên đi bi thường cho ông Hoài Thanh mt triu USD ($1.000.000).

Sau khi thắng cuộc, ngày 22.9.2011, ký giả Hoài Thanh đã phổ biến một email Cám ơn Công Lý Hoa Kỳ sau nhiu năm đau kh vì b chp mũ là Vit Cng.” Ông nói rằng Tòa Hoa Kỳ pht tin nhóm Ngô Th Hin rt đích đáng.” Ông nhắc lại lời của Tổng Thống Reagan: My có th chy nhưng không trn được.” (You can run but you cannot hide).

4.- Nón ci qua Texas

Lúc 3 giờ 45 phút chiều 27.10.2011, nữ Chánh án Gisela D. Triana thuộc Tòa Quận hạt Travis, Texas, đã đọc bản án của bồi thẩm đoàn tuyên phạt bị đơn Michael Do, còn được gọi là Đỗ văn Phúc, phải bồi thường cho bà Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang, một số tiền là 1 triệu 9 trăm ngàn USD ($1.900.000) vì đã vu khống, mạ lị, và phỉ báng nguyên đơn với trường hợp gia trọng.

Trong số tiền bồi thường 1.900.000 USD này có 900.000 USD là tin bi thường thit hi và 1 triu USD là tin pht đ làm gương (examplary damages).

Nhiều người coi ông Đỗ Văn Phúc là một x th nón ci c khôi nhtcủa cộng đồng ngườ Việt hải ngoại, “tác chiến” rất kiên trì cho đến khi ngả gục.

Ông và nhà văn Phạm Ngũ Yên cùng hợp đồng tác chiến chống lại nhà văn Nancy Bùi Triều Giang. Nhưng khi thấy cuộc chiến đang đi từ bại đến thua, ông Yên đã rút lui và xin lỗi bà Nancy Bùi, còn ông Đỗ Văn Phúc vẫn tiếp tục đánh tới.

Trong một bài rất dài dưới đầu đề Ký gi Triu Giang kin Đ Văn Phúc: Chng Cng hay Chp Mũ?, ông Hải Trần đã viết những đoạn như sau:

Trên website ca ông, www.michaelpdo.com, trong mc Nhn Din K Thù, ông (Đ Văn Phúc) đã “trân trng” đăng trong 11 mc vi hng chc bài viết ca ông cũng như nhng k theo ông đ tiếp tc vu cáo ký ga Triu Giang là làm ăn vi Vit Cng trong khi đã làm hi trưởng VAHF, là Vit gian và Cng sn nm vùng. Có nhng bài chi c bà Khúc Minh Thơ là “con đ. già”…”

Và trên hàng chc website, tiếp tc gi bà là “Súc Vt Triu Giang, nâng bi H Chí Minh…” Ông Phúc cũng đã in thành sách bài đánh phá ký gi Triu Giang dưới ta đ “Trng Thu Ngày Nay”. Sách này đã và đang được rao bán trên mng và qung cáo trên mt s báo, trong đó có báo KBC Hi Ngoi…

“Đánh mt người đàn bà chưa đ, ông còn lôi kéo hàng trăm người đàn ông khác cùng đánh vi ông và ming h còn la bi hi “đánh k côn đ”, đánh con Cng Sn, nó đang bn ta các “chiến sĩ” chng Cng!

Những người tham dự phiên tòa hôm 27.10.2011 đã kể lại như sau:

Sau khi đọc bản án, bà Chánh án Triana đã gọi bị đơn Đỗ Văn Phúc lên, cho biết bà đã theo cha mẹ di dân từ Cuba đến Hoa kỳ năm 3 tuổi nên bà hiểu rất rõ những gì đang xảy ra trong cộng đồng người Mỹ gốc Cuba cũng như người Mỹ gốc Việt. Sau đó bà nói:

“Quý v đã mt quê hương, quý v đến đây đ xây dng li cuc đi ca quý v tt hơn trong hòa bình. Ti sao quý v đi x vi nhau như thế này? Tôi hy vng sau ngày hôm nay quý v s suy nghĩ li và sng tt hơn.

(You have lost your country, you come here with opportunity to rebuild your life better in peace. Why do you treat each other like this? I hope after today, you will rethinking and live better.)

Chúng tôi cũng xin mượn câu nói trên của bà Chánh Án Gisela D.Triana để kết thúc chuyện nón cối hôm nay.

Ngày 16.5.2023

L Giang


Thứ ba, 24/09/2013

Lời đề nghị đối thoại về ‘nhân quyền’ giữa người Việt

 image027

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.

 image028

Vũ Đức Khanh

VOA 22.09.2013

Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, hôm 19/09/2013 tại Thủ đô Copenhague, Đan Mạch đã tuyên bố rằng: “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm.”

Trong cuộc họp báo chung với nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt ngay sau khi kết thúc hội đàm, ông Sang đã trả lời câu hỏi của báo chí Đan Mạch liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam như sau: “… Tôi xin cảm ơn câu hỏi của vị phóng viên báo Đan Mạch. Điều mà bạn quan tâm cũng là điều mà cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm. Chính vì quan tâm tới nhân quyền, tới tự do mà chúng tôi phải đổ máu rất nhiều để giành độc lập trong các cuộc kháng chiến... Một đất nước đã quyết tâm giành độc lập tự do bằng một sự hy sinh rất to lớn như vậy thì không có lý do gì khi giành được độc lập rồi lại không lo lắng về cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân mình… Tôi không có ý định ca ngợi thể chế chính trị của chúng tôi cái gì cũng đều tuyệt vời, vẫn còn có nhược điểm. Nhưng mong các bạn cũng quan tâm những chỉ số có thể nói là dấu son lớn trên bản đồ chính trị của thế giới. Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 triệu người sử dụng internet hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, không có bất cứ sự ngăn cấm nào cả… Ngoài ra Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do. Do vậy, ở ngoài thì đồn đại rất nhiều nhưng để hiểu Việt Nam nhiều hơn, hiểu về đời sống chính trị của Việt Nam thì xin mời các bạn hãy đến Việt Nam. Mặc dù chúng tôi còn nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...”

Chủ tịch Trương Tấn Sang quả thật là người rất hùng biện khi ông cho rằng “Việt Nam rất tự do ... tuy nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...” Nhưng thật ra cái "tự do ngôn luận" thông qua “số lượng” cơ quan truyền thông mà ông Sang đưa ra nó chẳng chứng minh được điều gì cả! Không hiểu ông Sang đã vô tình hay cố ý quên cho các bạn phóng viên Đan Mạch biết rằng Việt Nam cấm tư nhân ra báo, và tất cả báo chí, đài truyền hình, đài truyền thanh, các cơ sở phát hành báo chí và truyền thông đều do Nhà nước quản lý. Và ông thậm chí cũng quên luôn rằng các luật sư, bloggers và nhà hoạt động vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam thường xuyên luôn là mục tiêu bị bắt bớ và giam giữ tùy tiện của chính quyền mà ông đang đại diện. 

Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần phê phán ông Chủ tịch nước mà không tạo điều kiện cho ông ấy một cơ hội chứng minh những gì ông ấy phát biểu là đúng sự thật thì quả là hơi bất công. Vì thế tôi mạo muội đề nghị một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, tôi sẵn sàng làm hết sức mình để ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một diễn đàn tự do tại hải ngoại. Tôi sẽ đề nghị với 5 cơ quan thông tấn truyền thông quốc tế và của người Việt tại hải ngoại như VOA, BBC, RFA, RFI, và báo Người Việt tại Hoa Kỳ đăng tải toàn bộ nguyên văn bài phát biểu của ông Chủ tịch nước về “hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam” để mọi người dân trong và ngoài nước cùng bè bạn quốc tế có điều kiện hiểu rõ hơn về khái niệm “nhân quyền” của ông và của các đồng chí lãnh đạo Cộng sản của ông. 

Thứ hai, nếu quả thật ở Việt Nam có “truyền thông tự do” như lời của ông Chủ tịch nước, tôi khẩn thiết đề nghị ông tạo điều kiện cho cá nhân tôi cũng như một số chí hữu của tôi trong và ngoài nước, những người có quan điểm không tương đồng với ông và đảng Cộng sản Việt Nam có một bài viết cùng chủ đề “nhân quyền” và sẽ được phép đăng trên bất kỳ một trang báo mạng, hay báo giấy nào ở trong lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, “với số lượng trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...” đang phục vụ đắc lực cho quyền lợi của đảng Cộng sảntôi nghĩ nếu ông Chủ tịch nước có chút xíu công bằng và sòng phẳng với những người và/hoặc lực lượng bất đồng chính kiến ở Việt Nam thì ông nên tạo điều kiện cho tôi, các chí hữu của tôi hoặc những nhà đối kháng đó được phép cho ra đời một tờ báo “đối lập” hoặc chí ít là “độc lập” với đảng Cộng sản của ông. Nó sẽ chẳng có nguy hiểm gì cả khi đảng của ông có đến hoặc đang kiểm soát “trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo”. Tôi mạn phép đề nghị việc này vì chính ông Chủ tịch nước và các đồng chí Cộng sản của ông luôn ca ngợi là chính phủ của quý ông luôn tôn trọng “tự do ngôn luận, tự do báo chí, truyền thông”. Tôi xin mạn phép nhắc lại với ông Chủ tịch nước rằng dân chủ là tôn trọng không những ý kiến của đa số mà còn phải tôn trọng cả ý kiến của thiểu số, cho dù thiểu số đó có là 0,1%, 1% hay 20% hoặc 40%. Đảng Cộng sản của quý ông luôn cho rằng quý ông được nhân dân Việt Nam tín nhiệm trao quyền lãnh đạo quốc gia và quý ông luôn nắm đa số, thậm chí có lúc lên 99% qua các kỳ bầu cử Quốc hội, nhưng ông và các đồng chí của ông cũng phải nhớ rằng quý ông cũng đang có những người bất đồng chính kiến với quý ông và những người đó bắt đầu là cá nhân tôi, các chí hữu của tôi cũng như một số tù nhân chính trị và lương tâm khác như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Quốc Quân và vân vân...

Cuối cùng vì ông Chủ tịch nước đã tuyên bố với thế giới rằng: “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm” cho nên tôi ngỏ ý sẵn sàng đối thoại vô điều kiện với ông Chủ tịch nước, với đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam về những vấn đề liên quan đến tự do, dân chủ và nhân quyền cũng như những vấn đề quốc sách khác mà nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước chúng ta có cùng quan tâm chung. Nhân tiện được biết ông Chủ tịch nước sắp đi thăm Canada, tôi trân trọng chúc mừng ông có chuyến công tác thành công rực rỡ và hy vọng có dịp tiếp kiến để cùng nhau thảo luận những vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 


image028

Vũ Đức Khanh

Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.


24 Tháng Sáu 2013(Xem: 9300)
"Diễn biến hoà bình", "Tự diễn biến…" là các cụm từ mơ hồ để nói về những điều có thật của sự cố xa rời lý tưởng, nhạt đảng, bỏ đảng và chống đảng đang nhan nhản đó đây nơi người này kẻ nọ trong nội tình cộng sản Việt nam.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8384)
Nhìn lại lịch sử tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng sản trong gần suốt thế kỷ 20, nhận xét đầu tiên người ta có thể rút ra là: Không ai có thể đánh bại được Cộng sản.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8395)
Công hàm của cựu thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà - ông Phạm Văn Đồng tuyên bố tán thành quyết định về lãnh hải Trung Quốc của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa hồi năm 1958 liên quan đến 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã gây một làn sóng bất mãn và phẫn nộ trong công luận người Việt trong và ngoài nước.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5482)
Gần đây xuất hiện một trang web bên trong lãnh thổ Hoa Lục mang tên sina.com đã công khai cổ vũ một cuộc chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam. Trang mạng này chứa đựng những thông tin cực kỳ hiếu chiến.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5978)
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5625)
Đánh dấu 50 năm từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là Phạm Văn Đồng đại diện ký Công Hàm Ngày 14 Tháng Chín Năm 1958 giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc, gía trị của bản Công Hàm đó như thế nào?
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8034)
Tại Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở New York với sự tham gia của học giả, quan chức từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, giữa tháng Ba vừa qua, quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 8138)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7100)
Trong những ngày vừa qua, dư luận khá xôn xao về hai cuộc họp báo. Một của Bác sĩ Trần Xuân Ninh, Ủy viên Trung Ương Đảng Việt Tân vào ngày 21 tháng 1 năm 2006 tại phòng sinh hoạt của Nhật báo Viễn Đông, thành phố Westminster.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6165)
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6981)
Trả lời BBC Tiếng Việt nhân dịp kỷ niệm 30/4/1975, nghị viên Hoàng Duy Hùng (Al Hoàng) từ Houston, Hoa Kỳ nói Việt Nam cần 'hợp nguyên chính trị', tách Đảng Cộng sản làm hai, dựa vào thế giới và nhân dân để tiến bộ.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19331)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7294)
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6663)
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12347)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.