Thái Văn Cầu: Công hàm 1958 và hai nhà nước VN

15 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8040)

Thái Văn Cầu

gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ

Cập nhật: 09:37 GMT - thứ bảy, 11 tháng 5, 2013

thai_van_cau_2_nha_nuoc_viet_nam

Trong giai đoạn 1954-1976, có hai Nhà nước riêng biệt?

Tại Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở New York với sự tham gia của học giả, quan chức từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, giữa tháng Ba vừa qua, quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Mục đích của bài viết này là để trả lời câu hỏi, có chăng hai Nhà nước Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) và để xét đến một số vấn đề nóng bỏng liên hệ đến chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa ?

Hai Việt Nam

Hội nghị Geneva 1954, với sự tham dự của Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Anh, Mỹ, và ba nước Đông Dương, đưa đến việc ký kết Hiệp định phục hồi hoà bình trên bán đảo Đông Dương. Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị nói, hai miền Bắc và Nam Việt Nam tổ chức bầu cử tự do, dưới sự giám sát của quốc tế, vào tháng 7 năm 1956, để thống nhất đất nước. Cuộc bầu cử năm 1956 không xảy ra như quy định.

Tháng Một năm 1957, Liên Xô đề nghị Liên Hiệp Quốc thu nhận VNDCCH và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) làm thành viên.

Liên Xô lập luận, “ở Việt Nam hai Nhà nước riêng biệt hiện hữu, khác biệt trong cấu trúc chính trị và kinh tế. Do đó, thống nhất qua bầu cử trở thành xa vời đối với Việt Nam như trong trường hợp nước Triều Tiên hay nước Đức”.

Không muốn công nhận VNCH, VNDCCH phản đối đề nghị của Liên Xô.

Khi Liên Hiệp Quốc tuyên bố VNCH hội đủ điều kiện gia nhập và đa số thành viên trong Đại hội đồng biểu quyết thu nhận VNCH vào LHQ, Liên Xô dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn.

Tháng 9 năm 1958, Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thu nhận VNCH làm thành viên. Một lần nữa, Liên Xô dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn.

Tháng 8 năm 1975, sau khi VNCH ngừng hiện hữu, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17, và VNDCCH nộp đơn gia nhập LHQ. Mặc dù ở Đại hội đồng LHQ, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của CHMNVN và VNDCCH, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn.

Từ cuối năm 1975 cho đến tháng 7 năm 1976, chính phủ CHMNVN và VNDCCH tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị, tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước, khai sinh Nhà nước CHXHCNVN.

Tháng 9 năm 1977, CHXHCNVN chính thức gia nhập LHQ.

Trước sự kiện Mỹ dùng quyền phủ quyết năm 1975, Trung Quốc tuyên bố hành động ngăn chặn hai Nhà nước CHMNVN và VNDCCH gia nhập LHQ là “sự vi phạm toàn diện các quy định rõ rệt của Hiến chương LHQ và các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng”.

Phản ứng của Trung Quốc cho thấy chính Trung Quốc cũng công nhận, từ Hội nghị Geneva 1954 cho đến mùa Hè năm 1976, Việt Nam có hai Nhà nước riêng biệt: VNCH/CHMNVN và VNDCCH.

Để phản ánh quan điểm trên, Trung Quốc đề nghị lập quan hệ ngoại giao với VNCH sau Hội nghị Geneva năm 1954 và sau Hội nghị Paris năm 1973. VNCH không đáp ứng đề nghị của Trung Quốc.

"Trong giai đoạn 1954-1976, có hai Nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này."

Phản ứng không thuận lợi của Liên Xô hay Mỹ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, ngăn chặn nỗ lực gia nhập LHQ của VNCH/CHMNVN và VNDCCH trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, hành động ngăn chặn hay không công nhận của một vài nước không thể phủ nhận sự hiện hữu của hai Nhà nước trên đất nước Việt Nam trong hơn hai thập niên, như tổ chức LHQ và Điều 3 của Công ước Montevideo 1933 khẳng định.

Những dữ kiện lịch sử vừa nêu chứng minh rõ ràng hai điểm sau:

1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai Nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.

2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.

CHXHCNVN “công nhận” VNCH?

Có tác giả so sánh Công hàm 1958 của VNDCCH với Công hàm 1953 của Johor trong vụ kiện tranh chấp cụm đảo Pedra Branca trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) giữa Malaysia và Singapore.

Họ đề nghị CHXHCHVN “công nhận” VNCH nhằm làm tăng “tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa”.

Nhưng chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:

Vốn là thuộc địa của Anh, Malaysia và Singapore lần lượt giành độc lập năm 1957 và 1965; Johor là một trong 13 bang thuộc Malaysia.

Trong phán quyết về Pedra Branca năm 2008, ICJ cho rằng Johor có chủ quyền đối với Pedra Branca cho đến giữa thế kỷ XIX.

Khi Singapore nêu câu hỏi về Pedra Branca năm 1953, quan chức Johor trả lời Pedra Branca không thuộc quyền sở hữu của chính quyền Johor.

ICJ cho rằng Johor đưa quan điểm rõ ràng về chủ quyền Pedra Branca qua Công hàm 1953.

Dựa trên phương cách hành xử chủ quyền của Singapore trong giai đoạn 1953-1980 và dựa trên sự thiếu vắng hoạt động hành xử chủ quyền của Johor và của Malaysia, đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm, kể từ giữa thế kỷ XIX, ICJ kết luận ở thời điểm năm 1980, khi Malaysia và Singapore chính thức khởi kiện, chủ quyền Pedra Branca thuộc về Singapore.

Khác biệt giữa Công hàm 1953 của Johor và Công hàm 1958 của VNDCCH:

  • Về Công hàm 1953 của Johor:

-ICJ kết luận, dựa trên chứng cứ lịch sử, Pedra Branca thuộc chủ quyền của Johor cho đến giữa thế kỷ XIX.

-Johor không hành xử chủ quyền đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm sau đấy.

-Công hàm 1953 của quan chức Johor phủ nhận chủ quyền Pedra Branca thuộc Johor.

"Sự hiện hữu của hai Nhà nước Việt Nam và sự khác biệt trong bản chất giữa Công hàm 1953 và Công hàm 1958 cho thấy việc CHXHCNVN “công nhận” VNCH vì Hoàng Sa-Trường Sa là không cần thiết."

-Trong gần 30 năm sau khi có Công hàm 1953, Singapore hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Pedra Branca trong khi Malaysia không có hành xử nào đáng ghi nhận.

  • Về Công hàm 1958 của VNDCCH:

-Quốc gia Việt Nam (QGVN) và Nhà nước kế thừa, VNCH, luôn luôn khẳng định và hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Hoàng Sa-Trường Sa.

-Từ khi khai sinh cho đến cuối năm 1975, VNDCCH không đòi chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH ra đời trong bối cảnh này.

-Vì cộng đồng thế giới công nhận sự hiện hữu của hai Việt Nam, VNCH và VNDCCH, và vì Hoàng Sa-Trường Sa thuộc quyền quản lý của VNCH, mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa không có giá trị pháp lý.

-CHMNVN, khai sinh năm 1969 và ngừng hiện hữu năm 1976, trực tiếp hay gián tiếp, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, trước và sau khi VNCH ngừng hiện hữu.

Sự hiện hữu của hai Nhà nước Việt Nam và sự khác biệt trong bản chất giữa Công hàm 1953 và Công hàm 1958 cho thấy việc CHXHCNVN “công nhận” VNCH vì Hoàng Sa-Trường Sa là không cần thiết.

Đổi tên Nhà nước thành “VNDCCH”?

Trong phong trào chỉnh sửa Hiến pháp 2013 hiện nay, có không ít ý kiến đề nghị đổi tên Nhà nước thành VNDCCH.

Vì Trung Quốc tích cực sử dụng Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH về Hoàng Sa-Trường Sa trong giai đoạn 1954-1975 để đánh lừa dư luận quốc tế và nhân dân Trung Quốc, một tên Nhà nước VNDCCH hay tương tự như CHDCVN, do không khác biệt đáng kể khi dịch sang tiếng nước ngoài, sẽ gây trở ngại rất lớn cho quá trình đấu tranh vì chủ quyền trên Biển Đông.

Một tên Nhà nước “Cộng hoà Việt Nam” (CHVN), như trong CHMNVN, chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1969-1976, từng trực tiếp hay gián tiếp khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, tạo nhiều thuận lợi hơn, so với tên Nhà nước VNDCCH hay CHDCVN, cho nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia khoa học không gian hiện sinh sống ở Hoa Kỳ.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 7994)
Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954 kết thúc sau khi Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ 7-5-1954 và ký Hiệp định Genève 20-7-1954.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 9310)
"Diễn biến hoà bình", "Tự diễn biến…" là các cụm từ mơ hồ để nói về những điều có thật của sự cố xa rời lý tưởng, nhạt đảng, bỏ đảng và chống đảng đang nhan nhản đó đây nơi người này kẻ nọ trong nội tình cộng sản Việt nam.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8388)
Nhìn lại lịch sử tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng sản trong gần suốt thế kỷ 20, nhận xét đầu tiên người ta có thể rút ra là: Không ai có thể đánh bại được Cộng sản.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8400)
Công hàm của cựu thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà - ông Phạm Văn Đồng tuyên bố tán thành quyết định về lãnh hải Trung Quốc của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa hồi năm 1958 liên quan đến 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã gây một làn sóng bất mãn và phẫn nộ trong công luận người Việt trong và ngoài nước.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5488)
Gần đây xuất hiện một trang web bên trong lãnh thổ Hoa Lục mang tên sina.com đã công khai cổ vũ một cuộc chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam. Trang mạng này chứa đựng những thông tin cực kỳ hiếu chiến.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5996)
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5629)
Đánh dấu 50 năm từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là Phạm Văn Đồng đại diện ký Công Hàm Ngày 14 Tháng Chín Năm 1958 giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc, gía trị của bản Công Hàm đó như thế nào?
07 Tháng Năm 2013(Xem: 8143)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7104)
Trong những ngày vừa qua, dư luận khá xôn xao về hai cuộc họp báo. Một của Bác sĩ Trần Xuân Ninh, Ủy viên Trung Ương Đảng Việt Tân vào ngày 21 tháng 1 năm 2006 tại phòng sinh hoạt của Nhật báo Viễn Đông, thành phố Westminster.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6174)
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6990)
Trả lời BBC Tiếng Việt nhân dịp kỷ niệm 30/4/1975, nghị viên Hoàng Duy Hùng (Al Hoàng) từ Houston, Hoa Kỳ nói Việt Nam cần 'hợp nguyên chính trị', tách Đảng Cộng sản làm hai, dựa vào thế giới và nhân dân để tiến bộ.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19373)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7300)
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6667)
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12363)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.