Rừng thông Phương Bối rộng hàng chục hécta sẽ rơi vào tay ai?

16 Tháng Chín 20205:53 SA(Xem: 4509)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VĂN NHÂN VẬT SỰ KIỆN - THỨ TƯ 16 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


29 Tháng Tám 20207:31 SA(Xem: 196)


VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA VĂN HỌC - THỨ BẨY 29 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Rừng thông Phương Bối rộng hàng chục hécta sẽ rơi vào tay ai?


Đồi thông Phương Bối; tượng đài 2 Thiền Sư Nhất Hạnh-Thanh Từ; Di chúc Phương Bối của nhà thơ Sơn núi; tỉnh Lâm Đồng sẽ quy hoạch?


Trong ngày đưa cha đi hỏa táng về, nhà thơ Nguyễn Đức Vân tiết lộ với tôi: “Trước khi mất ông cụ đã làm di chúc giao đồi thơ Phương Bối cho tôi và những người con khác cùng trông coi quản lý, với điều khoản là: không được mua bán và phải giữ nguyên hiện trạng (đồi thơ Phương Bối)”.


(Chú thích của VHO: có nguồn tin nói rằng, Thiền Sư Nhất Hạnh trước khi tháo chạy khỏi nam Việt Nam có bàn giao khu rừng Phương Bối cho ông Võ Thắng Tiết có Pháp danh Từ Mẫn, giám đốc nhà xuất bản Lá Bối, Sàigon; sau 1975 ông Từ Mẫn lên Phương Bối lập một cái am nhỏ để tu dưỡng, có người bạn là nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, ông Sơn xin ông Mẫn lên Phương Bối tá túc, ông Mẫn OK. Sau đó ông Mẫn tìm đường đi vượt biên năm 1979, ông Sơn ở lại cái am và kéo cả gia đình lên sống, quản lý khu rừng Phương Bối.


Chi tiết này xin kể nhưng không có dữ kiện tham khảo chính xác, tuy nhiên theo chúng tôi biết ông Từ Mẫn hiện sống cư ngụ ở thành phố Westminster, Quận Cam nam California.


Theo chúng tôi, ông Từ Mẫn là người thừa kế khu rừng Phương Bối từ tay và giấy tờ của Thiền sư Nhất Hạnh. Hy vọng bài viết này đến ông Từ Mẫn. Người đọc mong rằng câu chuyện Phương Bối sẽ được ông Từ Mẫn soi sáng thêm).  


image011Ông Từ Mẫn, Giám đốc nhà xuất bản Lá Bối. (Hình: Nguyễn Phan Quân)


image013Con đường nhỏ đất đỏ dẫn vào khu rừng thông Phương Bối.


image015Đồi thông Phương Bối đang chênh vênh bởi"đại công trường" khai thác đá.


XEM THÊM:  Mai này Đồi thông Phương Bối còn không !?


image017Bản đồ từ Sàigon đi lên đồi thông Phương Bối ở gần thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng.


image019image020Đồi thông Phương Bối dọc theo bên đường Lê Thị Riêng, thôn 2, Xã Lộc Châu, Thành phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng. (xã Lộc châu 13.049,52 km2, Bảo Lộc, Lâm Đồng 675000).


thichngochanh@gmail.com


THÔNG TIN KHÁC


Giới thiệu


Đây là Phương Bối Am, nơi hai vị thiền sư lớn của Việt Nam là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh & Thiền Sư Thích Thanh Từ đã từng an trú.


Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả


Thích Ngộ Chánh ( Nguyễn Đức Lão )


Đây là Phương Bối Am, nơi hai vị thiền sư lớn của Việt Nam là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh & Thiền Sư Thích Thanh Từ đã từng an trú.


image009Ngõ vào đồi thông Phương Bối.Nguồn ảnh: Phương Bối.   

image022

Bài 1:


ĐỒI THÔNG PHƯƠNG BỐI ĐANG CÓ BIẾN


vào tháng 7 21, 2017


trích từ http://boidiepthat.blogspot.com/2017/07/hay-chung-tay-bao-ve-oi-thong-phuong-boi.html   


image023Trương Hùng Thái & Nguyễn Đức Sơn


Trong nhiều tháng gần đây . Đồi thông Phương Bối như gặp một vấn nạn khủng khiếp.

- Một nhóm người đem xe xúc đến lấy đất đá, từng bước sẽ phá tan hoang cảnh quan kỳ vỹ của rừng thông đã được thi sĩ, lão nông Nguyễn Đức Sơn trồng, chăm sóc trên bốn mươi năm .
- Nghe đâu cũng có người muốn biến rừng thông Phương Bối vào một dự án khác ...
Tất cả những hành động và dù chỉ là suy nghĩ trong đầu để thực hiện những dự án nào khác cũng là việc làm hoàn toàn trái ngược với ý nguyện của chủ nhân rừng thông Phương Bối : thi sĩ Nguyễn Đức Sơn .
Tôi dám to gan , mạnh miệng nói như vậy là vì:
- tôi cùng chung dòng suy nghĩ như Ông.
- ông đã nhiều lần tâm tình ( tư cách là bạn thơ). Không chỉ tâm tình ông còn gởi cho tôi một bản bài viết nói lên khát vọng của ông : bảo vệ rừng, bảo vệ và trả lại không gian xanh cho con người trên hành tinh này.


image025Từ trái qua phài: Lê Thăng LongThích Ngộ Chánh, Trương Hùng Thái ( Nguyễn Trì ), Hong Thai Hoang tại  Đồi Thông Phương Bối


Tôi xin chép lại nguyên văn bài viết của Nguyễn Đức Sơn : " Trả lời phim tài liệu HTV " bài viết này ông gởi đến báo Tuổi Trẻ, nhưng báo không đăng.



Trương Hùng Thái


image026thi sĩ Nguyễn Đức Sơn.


* NGUYỄN ĐỨC SƠN TRẢ LỜI PHIM TƯ LIỆU HTV

1. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ? Lớn lối quá ! Nhưng thiên nhiên là thiên nhiên , còn con người là con người , là... con người nào ? Con người ... thôn dân , con người... thị dân , tất cả đều là thị dân hoang dã trong nền.văn minh tiêu dùng bất nhân này . Mà . Ở đó , những " cây sậy biết suy nghĩ " ( Pascal ) của phương Tây không phải ngẫu nhiên mà gặp những người anh em bản lai diện mục của muôn đời của mình chứ không riêng gì của Đông phương là những cây thịt biết đi , những cây thịt biết đi cổ điển , hiện đại và hậu hiện đại , giung giăng, giung giẻ , hết " đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt " , bèn ghé vào đàm đạo cùng nhau ở những nơi u trệ không thể tưởng tượng nổi là các trú xứ của các vị thầy siêu vọng động , xong , phóng tới các làng nướng , phường chiên uế tạp hết chỗ nói đang mọc lên như nấm khắp cái thế giới đa văn hóa ( multi - cultural ) hôm nay . Tất cả cũng chỉ để " vui thôi mà " như câu nói cửa miệng của Bùi Giáng rất hồn nhiên , rất thời đại , đầy tính thuyết phục và không có gì lấp liếm về tài năng và tư cách của mình !



Đặt vấn đề thiên nhiên và con người thật ra đã trật lất từ đầu rồi vì nó là nhị nguyên đối đãi thoát thai từ đôc thần giáo , thể hiện rất trung thành cái văn hóa Mỹ lớn xác và teo óc . Mà đã độc thần, độc đảng thì không làm sao không dẫn tới độc diễn, độc tài. Mà đã độc diễn, độc tài thì bắt buộc phải độc hại, độc ác trong thế giới sub - particle ( dưới hat - hạ nguyên tử )mà ở đó quá rõ rằng hạt cơ bản không hề tồn tại và mọi khái niệm tự hữu đã tiêu vong .
Ôi, cho dù lương thực, thực phẫm và đồ đac, hàng hóa phong phú tới đâu làm sao con người đành cam tâm khô kiêt hóa cái thực thể "nhân linh ư vạn vật" của mình bằng cách chỉ được phép chọn một trong hai con đường : hoặc anh chống khủng bố hoặc anh là khủng bố, ví dụ !
Ôi , thiên nhiên của ngôi làng thế giới (global village ) là thiên nhiên gì ? Có phải nó được sinh ra để khống chế và khống chế cấp tập bởi hậu duệ của cả một nền Văn minh Chinh phục Hy La , mà ở đó, chẳng hạn, chỉ cần tìm diệt một người, người ta không ngần ngại ném bốn trái bom mỗi trái cả tấn và mỗi trái khoét cái hố rộng, sâu cả chục thước, bất kể thiệt hại khủng khiếp chung quanh và bất kể... trúng hay trật mục tiêu .
Tim tôi chảy ra sông hay sông chảy vào tim tôi như ý tưởng tuyệt vời hình như của kinh Upanishads, tôi không quan tâm. Tôi chỉ biết tôi có nói trước 1975 khá lâu ờ saigon rằng " tôi sẽ tự cứa cổ chết nếu kiếp nào một lần nữa đươc làm người, đầu thai lại, thấy đất đai của nhà cửa, các khu chung cư, công nghiệp chiếm quá nửa diện tích của núi đồi, rừng rú, gò nỗng, sông, biển, thác, suối, ao, đầm, hồ... " trong tuyển tập không đến nỗi đầy thiên kiến " Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta".

2 - CÒN TRỒNG RỪNG ? Ơn nghĩa quá ! Nhưng tại sao cư dân của trái đất ra nông nỗi này : rừng mà phải trồng, chửi cha cái thảm thưc vật tự nhiên quá ! Đã vậy, trồng rừng chỉ để... " trồng rừng cho người ta phá " như VTV khu vực miền Trung lên làm show truyền hình tài liệu cho bần lão tôi đã bức xúc nói như thế. Mà bần lão tôi có lẽ là thằng duy nhất trồng rừng là trồng rừng, hoàn toàn không phải để khai thác và khai thác thô bạo. Cũng chẳng con ma của bất cứ tổ chức quốc tế nào tài trợ dù chỉ một lần như quý vị VTV kia không hiểu tại sao lại nói thế. ( Và, nhất là, chẳng hạn cắt bỏ không nương tay cái đoạn "... nhưng về tài năng và tư cách thì cặp Trịnh Công Sơn - Khánh Ly không đáng bằng nửa sợi lông dế và nửa sợi lông dế mái của cặp Lê Uyên - Phương " khi tôi được yêu cầu nói thẳng về anh chàng nghệ sĩ của thời đại quảng cáo và văn minh bao bì kia ).

3 - PHẢI . ĐẦU TIÊN TÔI CÓ NHẮC TỚI CÁC ANH cái câu của một nhà bảo vệ môi trường đầy tâm huyết nào đó, đại ý rằng : với tầm mức khai thác tài nguyên trái đất như hôm nay, chúng ta làm như chúng ta là những cư dân cuối cùng của cái hành tinh " đầy nguy hiểm để mà sống này" ( nói theo Einstein, nhà bác học cực kỳ lỗi lạc, lỗi lạc đến chỗ biết nghi ngờ luôn trí thông minh của giới khoa học gia thượng đỉnh của mình và thấy được cái cất cánh kỳ diệu và rốt ráo của thơ ca, cái cất cánh không cùng ở một hệ quy chiếu nào như cái cất cánh của các phi thuyền vũ trụ ít ra là của Nasa hiện thời... nhưng thơ ca nào ở đây chưa bàn tới ).


image027Luật sư Tuan Ngo đi thị sát tại khu vực khai thác đá trái phép gây sạt lở nghiêm trọng cho Đồi Thông Phương Bối.


+++++++++++++++++++++++++++++


Bài 2:


Lạ kỳ Phương Bối


trích từ https://nld.com.vn/van-nghe/la-ky-phuong-boi-20190129120945273.htm


Người Lao Động


07-02-2019 - 05:54 AM | Văn nghệ


Thế nhân đang bỏ quên một ngọn đồi. Có những mùa tự dưng tôi đi tìm nó…


CHỐN ĐÂY THUỘC VÙNG SƠN CƯỚC đầu đèo Bảo Lộc. Vắng lặng. Không một bóng người. Tôi vừa đi vừa hú, như người trong rừng gọi nhau.


Vài chấm kiến trúc đơn giản le lói trên đỉnh đồi, sườn Đông và sườn Tây. Im lặng nội tâm. Như chốn tu hành hơn là chốn người thế tục thông thường. Nếu ở đây mà là người, hẳn phải là dị nhân, kẻ thất chí hoặc đắc đạo gì đó.


Dấu tích đồi Thượng vẫn lờ mờ đâu đây. Ngoài bìa rừng, chỉ dấu cái am đã lụi tàn của thiền sư Thích Nhất Hạnh còn trơ ra dăm ba phiến đá nền cùng lưa thưa cây bụi. Cốc Thiền Duyệt Thất của thiền sư Thích Thanh Từ nằm ở trung tâm vùng đồi với riêng 10 trụ đá vẫn còn…


Thời trai trẻ, bắt đầu đường tu, hai sa môn giờ đã lừng danh trong và ngoài nước kia gặp nhau, hành thiền nhiều năm chốn này. Từ Phương Bối Am đã thành tên, như "pháp danh" cho cả ngọn đồi và những cánh rừng đi theo nó.


Cái tên mà tăng sĩ Thích Nhất Hạnh đặt, có kẻ đến tá túc sau khi ông xuất ngoại xiển dương Phật pháp được lấy làm tên cho một người con gái sinh ra trong cánh rừng này. Khe nước duy nhất chảy dưới chân đồi mang tên Tiểu Khê, bắt qua cây cầu Mai mà tăng sĩ Thanh Từ đặt, cũng đã lấy làm thế danh cho một người con gái khác. Tiểu Khê, Phương Bối, vọng âm thanh tịnh và tao nhã, thiên nhiên và tinh khiết.

image028

Phương Bối Am, như thiền sư Thích Nhất Hạnh từng thổ lộ, là chốn cội nguồn tâm linh ở ông, nơi nghĩ ra con đường tu, pháp môn của mình. Thiền sư Thích Thanh Từ, sau nhiều thập kỷ hành giả đó đây, cũng thừa nhận giai đoạn phiêu diêu an trú tịnh tâm ở Phương Bối đã sinh khởi trong ông ý thức điều nghiên, chỉ và tìm cho ra con đường về Phật giáo pháp môn đúng nghĩa Việt Nam.


Đất Việt thời hiện đại sản sinh ra hai thiền sư quan trọng của thế giới mà ở đó, tinh thần Phật quốc đã rõ. Tình bạn đồng đạo thâm sâu của họ thì càng đẹp kỳ biệt, nhìn nhau là hiểu, làm thay cho nói, như vô ngôn, chạm đến cái lấp lánh tựa chuyện chỉ có ở trong văn chương, thi ca.


TÔI BƯỚC THẬT NHẸ, rút tiếng hú vào trong, nghe dư vị thiền xa xăm, dù không gian không vang lên tiếng kinh kệ, gõ mõ hay chuông chùa.


Quái lạ, ngọn đồi ở trong rừng mà nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước. Không còn bóng dáng thiền sư Thích Nhất Hạnh hay Thích Thanh Từ nữa, Phương Bối bơ vơ từ độ ấy. Quả đồi như mỡ treo trước miệng mèo.


Nhưng kìa…, bóng người phụ nữ hiếm hoi đang đi hái rau má dại dưới thảm lá N’go ở bìa rừng đưa tôi về với thực tại. Bà là một phụ nữ lai Tây. Bà xưng tên Phượng, là vợ của gã nhà thơ đang cai quản quả đồi này.


Thì ra, đây là người phụ nữ từng đẹp nức xứ B’lao 50 năm trước, người mà bất cứ ai ở Bảo Lộc cũng ít nhiều nghe nói đến và thương cảm. Ông bố Pháp quay về bản quốc, người mẹ Việt chịu áp lực vì yêu đàn ông Tây đã tự tử khiến cô bé thành kẻ mồ côi. Cô lớn lên trong một ngôi chùa của người cậu trụ trì ở Thủ Dầu Một.


Gã nhà thơ đã lôi nàng ra khỏi ngôi chùa đó. Họ yêu nhau lúc nàng mới 16 tuổi và gã thi sĩ đã đưa nàng lên xứ núi Bảo Lộc. Những chỏm kiến trúc kia là do nàng và gã nhà thơ đắp lên trên nền Phương Bối buổi nào. Nàng đã sinh ra 9 người con, mà Phương Bối và Tiểu Khê là 2 cô gái.


Nàng sống ru rú, bất giao với bên ngoài. Gã nhà thơ nghe nói rất tài năng nhưng độc đoán, phàm phu, thô lỗ, ngạo mạn, bất cần, lập dị. Cuộc đời cơ hàn như tiều phu thất vận của gã đã đưa nàng vào miên trạng bị vùi hoa dập liễu. Bầy con của nàng lâm nạn theo, mà sau này có nhà văn đã viết "như bầy thú hoang". Có đứa vì ăn phải lá độc trong rừng mà chết.


Ê chề đau đớn nhưng vốn hiều dịu nên nàng đành buông theo - như người cậu dự báo khi tiễn cháu rời chùa "coi như là cái nghiệp của con vậy". Trịnh Công Sơn lúc tại thế cũng cảm thông, thương nàng như em gái nhưng nhạc sĩ mỏng manh này làm gì đủ sức giải cứu cho một cành hoa. Theo thời gian, có khi nàng cũng yêu "cái nghiệp" của mình mất rồi.


Giờ thì nàng đã thành bà. Người ta không lý giải được vì sao cai quản trên 20 mẫu đất, giữa xứ sở ai cũng làm nông để sống nhưng gia đình bà không có nông phẩm để thu, sống đói nghèo, tạm bợ lâu nay. Không thể lý giải được vì sao bà và gã nhà thơ nếu có nổi hứng trồng trọt thì chỉ trồng thông. Người ta cũng không thể lý giải được vì sao gã nhà thơ chủ trương không cho đàn con của mình đi học, đến trường.


Đạo Bụt, Phật pháp cũng tự nhiên đến với họ từ sự đẩy đưa kỳ lạ này. Hết thảy họ đều ăn chay trường. Bà thì ăn chay để làm thinh, lặng trầm. Còn gã nhà thơ ăn chay mà mở miệng ra là chửi thề! Còn với bà, những đứa con mới là tuyệt tác chứ còn thơ phú có ích chi. Gã oai vệ trong hư danh. Bà xơ xác vì bầy con và sự thiếu thốn, khốn cùng. Vậy mà bà cứ làm thinh khi sống với gã và cười khi có ai lạc bước vào quả đồi. Bà mới là hình ảnh "thơ" ở quả đồi này!


Ngọn đồi kỳ lạ, luôn xung đột giữa siêu thoát và níu kéo, cao cả và dung tục.


XỨ B’LAO GIỜ AI CŨNG BIẾT trọn ngọn đồi Phương Bối đất đã chia. Tự tay gã nhà thơ chia đều cho 8 người con. Tăng sĩ Nhất Hạnh buổi đó mua ngọn đồi của hai người bản địa, lập ra thảo am. Gã nhà thơ đã nhảy vào tá túc và ôm giữ ngọn đồi từ sau năm 1975 khi nó bỏ hoang.


Những đứa trẻ ngày nào tung tăng trên đồi thông giờ có người đã tuổi trung niên. Họ bắt đầu bêu riếu nhau trên mạng xã hội về việc hành xử trên đất đai, cách thức chia chác cũng như công năng sử dụng mỗi phần được chia. Một người con ít chữ và khờ khạo nhất nhà từng nhờ người viết hộ đơn để bày tỏ sự không đồng tình với việc lấy đất chia nhau và đòi trả lại nó cho thiền sư đang ở trời xa.


Bà và gã nhà thơ cũng như những người con đều tự hào về cái tên Phương Bối và luôn khoe về nó. Lại một sự xung đột dữ dội - giữa hướng đẹp và hướng xấu, cao thượng và thấp hèn, buông xả và thực dụng, tri ân và chiếm hữu - của những người mà cuộc đời họ được Phương Bối vỗ về, an ủi lâu nay.


Có người bảo nếu không có gã nhà thơ và bà thì Phương Bối chắc chắn đã bị dân nhập cư chiếm sạch rồi. Mà thật, máu gã từng đổ khi những kẻ kia trỗi lòng tham đến xâm chiếm. Giờ thì trước con tạo, làm sao biết được những năm tháng tiếp, các mảnh đất xẻ lẻ kia có rơi vào tay ai nữa?


Ai đó vừa kiến nghị lập tượng đài Phương Bối để tạc hình tượng thiền sư Thích Nhất Hạnh và Thích Thanh Từ. Cũng nghe ai đó muốn gìn giữ mọi dấu vết về hai vị. Lại còn nghe ai đó đang bắt đầu toan tính chuyện bán đi những phần đất vừa được chia.


Phương Bối tâm linh và Phương Bối nhân thế. Phương Bối đẹp rực rỡ và Phương Bối quay cuồng. Phương Bối tinh tế và Phương Bối mê lầm. Di chỉ của ký ức Phật giáo kỳ lạ trên miền cao nguyên và di chỉ của áng văn chương đẹp hiếm thấy trong nền văn chương Việt Nam hiện đại, tác phẩm "Nẻo về của ý" của thiền sư Thích Nhất Hạnh, như đang vật vờ trong trang kinh và bề bộn thế tục.


Sẽ thành một khu dân cư, một địa chỉ du lịch hay chốn hành hương, hỡi Phương Bối? Tôi muốn gục ngã, nằm dưới ngọn đồi này để la lên một tiếng: Loài người luôn bất lực - trên con đường hướng đến cái đẹp tuyệt đối!


Hay là tàn lụi đi, sạch trơn dư dấu, để Phương Bối trở nên bất tử, thành huyền thoại? Cái hư vô mới là vô biên, đỉnh cao cuối cùng của bất cứ giá trị hay hình bóng nào? "Tu là chuyển nghiệp" - cuốn sách của thiền sư Thích Thanh Từ - thấu rõ tính vô thường ở tạo vật, thoát đường sinh tử, vượt bể luân hồi. Hãy cho tàn tro được đốn ngộ.


"Thế sự như đại mộng", có thiền sư từng làm câu thơ như thế. Còn tôi, "Ta van cát bụi vô thường/ Dù dơ dù sạch đừng vương gót này".


Sẽ thành một khu dân cư, một địa chỉ du lịch hay chốn hành hương, hỡi Phương Bối?


Nguyễn Hàng Tình - ảnh Võ Trang


++++++++++++++++++++++++++++++++


Bài 3:


Khởi đầu của Phương Bối Am nay là Đồi Thông Phương Bối


* (Tăng sĩ Nhất Hạnh mua ngày  7 tháng 8 năm 1957)


Nguồn Thư Viện Thích Nhất Hạnh


vào tháng 9 24, 2017


Những khu đất gần hai bên quốc lộ thì hoặc đã được khai thác trồng trọt, hoặc đang còn là đất rừng - nhưng là thứ đất rừng của người Kinh đã mua lại từ người Thượng. Người Thượng thường chịu bán đứt đất rừng cho người Kinh bằng một giá hạ. Vượt ba cây số đường rừng, chị Diệu Âm, tôi và một người bạn tên là anh Điều làm trắc nghiệm viên dừng lại để nhìn ngắm khu rừng núi hùng vĩ và huyền bí trước mặt. Đó là Phương Bối tương lai. 


Phương là thơm, là quý. Bối là lá bối đa, một thứ palmier lá dài. Ngày xưa chưa có giấy người ta viết kinh trên thứ lá ấy. Phương Bối nói lên được ý hướng quý trọng và phụng sự nền văn học đạo Phật của chúng ta. Phương Bối là lý tưởng của chúng ta có phải vậy không Nguyên Hưng?

image029

Khu rừng núi kia nằm trong địa hạt làng B’su Danglu của người Thượng. Sau mấy tuần khó nhọc chị Diệu Âm, anh Điều và tôi tìm được vị trí và được bản đồ của khu dất chúng tôi muốn mua lại của người Thượng. Khu đất rộng 25 ha 9525, như vậy là gần hai mươi sáu mẫu tây đất rừng. Mà Nguyên Hưng có biết hồi đó chúng tôi mua với giá bao nhiêu không? Hai trăm năm mươi đồng bạc Việt Nam một mẫu. Giá của khu rừng gần hai mươi sáu mẫu là sáu ngàn năm trăm đồng. Nguyên Hưng đừng tưởng chúng tôi bắt ép người Thượng hiền lành để mua đất của họ bằng một giá rẻ đâu nhé. Bởi vì đấy là giá chính thức họ bán cho mọi người. Hồi ấy, chúng tôi có tặng thêm cho những người Thượng kia ba ngàn rưỡi bạc nữa đấy.

image030

Nguyên Hưng có biết chúng tôi mua bán với ai không? công tác mua bán với hai người Thượng hiền lành. Một người tên là K’Briu. Người kia tên là K’Brôi. Cả hai đều không biết chữ. Nhưng vị chánh tổng của họ. Chánh tổng Mã Blao, tên là K’bres và vị quận trưởng Thượng của họ, tên K’Dinh thì biết chữ và ký bằng bút máy. Một buổi sáng tháng tám trời nắng ấm, Tuệ và tôi đi vào quận để làm giấy. Gặp các ông K’Briu, K’Brôi, và vài người nữa. Rồi tôi ký tên vào mua cái văn tự bán đất (Sao lại bán nhỉ. Phải là mua mới đúng chứ?) đầu tiên trong đời. Văn tự đó như sau:


VĂN TỰ BÁN ĐẤT


Giữa hai đàng,


Những người Thượng tên K’Briu, tên K’Brôi dân làng B’su Danglu, tổng Mã Blao quận Blao, tỉnh Đồng Nai Thượng, bên này, và tăng sĩ Nhất Hạnh, nhà ở chùa Phật Học, bên kia.


Đã thỏa thuận như sau: Những người Thượng, chiếu thượng, do văn tự nầy, đã bằng lòng bán đứt cho tăng sĩ Nhất Hạnh một khoảnh đất kê khai như sau:


VỊ TRÍ: Một khoảnh đất diện tích 25ha 9525 (hai mươi lăm mẫu tây chín ngàn năm trăm hai mươi lăm thước vuông) tọa lạc tại làng B’su Danglu quận Blao, tỉnh Đồng Nai Thượng, ngang cây số 180-/-900, quốc lộ 20, Bắc giáp đất ông Trương Út và đất rừng, Nam giáp đất rừng và đất ông Trần Ngọc Quýnh.


Đông giáp đất rừng và đất ông Trần Ngọc Quýnh, Tây giáp đất ông Đặng Văn Lân và đất ông Trương Út. (bản đồ đính hậu).


NGUỒN GỐC: Những người Thượng tên K’Briu, K’Brôi trước sự hiện diện của ông Phó Lý làng B’su Danglu cam kết rằng khoảnh đất trên hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của họ, chưa hề cầm cố, để đương hay sai áp, và cũng không phải là công điền công thổ của làng.


QUYỀN SỞ HỮU: Văn tự đoạn mãi này xác nhận sự di chuyển quyền sở hữu và tăng sĩ Nhất Hạnh được trọn quyền sở hữu trên khoảnh đất trên, kể từ ngày thành lập văn tự này.


GIÁ CẢ: Khoảnh đất này đã thỏa thuận đoạn mãi với giá là 6.500đ00 (sáu ngàn năm trăm đồng bạc chẵn) và đã giao trước sự hiện diện ông Đại Diện Hành Chánh Blao, ông Chánh Tổng Mã Blao và ông Quận trưởng đồng bào Thượng chứng kiến cho các người bán đất đã lãnh đủ số tiền và điểm chỉ vào văn tự này vì không biết chữ, không biết ký.


Bên mua phải đăng bộ thổ, đóng bách phần cùng các thứ thuế khác tại bộ điền địa Đà Lạt.


Làm tại Blao ngày mùng 7 tháng 8 năm 1957


Dưới văn tự, có dấu điểm chỉ của K’Briu, K’Brôi của phó lý làng B’su Danglu, có chữ ký của Chánh tổng Mã Blao và K’Bres của quận trưởng Thượng K’Dinh và của ông Quận trưởng quận hành chánh Blao nữa. Bên cạnh chữ ký của K’Brôi, K’Briu, là chữ ký của tôi, tăng sĩ Nhất Hạnh.


Thế là, Nguyên Hưng ơi, tôi đã trở thành địa chủ rồi đó. Địa chủ của gần hai mươi sáu mẫu tây đất rừng. Tha hồ sau này cho cộng sản tố khổ. Biết đâu trong khu rừng núi gần hai mươi sáu mẫu ấy, lại không có vài vị chúa sơn lâm lưu trú. Ở nông trại Đại Hà các ông Ba Mươi dã chẳng thỉnh thoảng về chơi ban đêm đó sao?


Nguồn Thư Viện Thích Nhất Hạnh


++++++++++++++++++++++++++++++


Bài 4:


Tượng đài Phương Bối


vào tháng 9 04, 2017


Bối Diệp Thất  - Để ghi nhận đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển của Đồi Thông Phương Bối cũng như sự đóng góp cho việc Bảo Vệ Môi Trường nói chung.


Xem thêm ĐƠN HIẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Làm tượng đài Phương Bối Vinh danh Thiền Sư Thích Nhất Hạnh & Thiền Sư Thích Thanh Từ


Hội Thiện Nguyện Bối Diệp sẽ tiến hành làm các thủ tục pháp lý để đề nghị Các Cấp Lãnh Đạo cho chủ trương xây dựng TƯỢNG ĐÀI PHƯƠNG BỐI. Tượng đài này sẽ vinh danh hai nhân vật sau:


image031
- 1. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh 

image033

 - 2. Thiền Sư Thích Thanh Từ  


Vị trí Tượng Đài: 


Ngay ngỏ vào đồi thông Phương Bối. Địa chỉ: Đồi thông Phương Bối - Đường Lê Thị Riêng - Thôn 2 - Xã Lộc Châu - TP Bảo Lộc - Tỉnh Lâm Đồng - Việt Nam.


image009Ngõ vào đồi thông Phương Bối.


image022Vị trí Tượng Đài Phương Bối - đường Lê Thị Riêng - Thôn 2 - Lộc Châu - Bảo Lộc - Lâm Đồng (chụp từ Google Maps)


Nguồn Đất : Do ông Nguyễn Đức Lão hiến tặng.

Diện tích đất
: 1.000 - 3000 m2  ( Một ngàn đến ba ngàn mét vuông ) 


Nguồn Vốn xây dựng: Xã hội hóa - Do Hội Thiện Nguyện Bối Diệp Vận Động.


Kinh phí dự kiến: 500.000.000 ( Năm trăm triệu Việt Nam đồng )


Thời gian dự kiến khởi công: Ngày 01 - tháng 11 - năm 2017


Thời gian thi công: Một tháng.


Ngày dự kiến hoàn công và khánh thành: Ngày 01 tháng 12 năm 2017


Mọi thông tin và đóng góp ý kiến xin liên hệ: 


Hội Thiện Nguyện Bối Diệp - MAIL: htnboidiep@gmail.com - Dt: 0972 233 234  


Vậy Hội Thiện Nguyện Bối Diệp rất mong nhận được sự quan tâm chia sẽ trọng trách này cùng các Tổ Chức Bảo Vệ Môi Trường, quý Cơ Quan Truyền Thông và tất cả những ai quan tâm đến môi trường nói chung và đến Đồi Thông Phương Bối nói riêng.


Đồi thông Phương Bối Ngày 02 Tháng 09 Năm 2017


Rất Trân Trọng !


TM Hội Thiện Nguyện Bối Diệp


Người Sáng Lập Kim Chủ Tịch 


CT: Nguyễn Đức Lão


TS: Thích Ngộ Chánh


image035Tu Viện Bát Nhã ở Bảo lộc Lâm Đồng.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Bài 5:


14/06/2020 06:33


Quái kiệt thơ tạm xa Phương Bối


Tiền Phong - Sáng 13/6/2020, tôi gọi điện cho nhà thơ Nguyễn Đức Vân, thì được sư Vân cho biết: “Sáng nay tôi đưa ông cụ lên hỏa thiêu trên Đà Lạt, rồi sau này sẽ đưa tro cốt về lại Phương Bối”. Lòng tôi ngậm ngùi nhớ đến trận mưa rừng năm nào trên đồi Phương Bối, nơi chúng tôi trò chuyện về văn thơ với bậc tiền bối Nguyễn Đức Sơn.


image036Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (biệt danh Sơn núi) qua đời ngày 11/6/2020, hưởng thọ 83 tuổi. Người lái xe là nhà sư Trần Đức Vân, con trai của Sơn Núi.


Thơ không ai in


Đối với văn học miền Nam trước 1975, Nguyễn Đức Sơn là tên tuổi rất lớn, thơ ông không giống ai và có lẽ chẳng ai giống và muốn giống ông, vì nó quá “ngạo ngược”, tiếng thơ như tiếng nói của tự do. Nguyễn Đức Sơn từng nói với tôi: “Chẳng ai in thơ của tôi, tôi tự lập nhà xuất bản in thơ”.


Vào thập niên 1990 tên tuổi của Nguyễn Đức Sơn chưa được văn nghệ sĩ biết đến nhiều do sách của ông không tái bản, người ta cũng ít nói tới nền văn học của chế độ cũ. Tôi gặp Nguyễn Đức


Sơn rất đỗi tình cờ. Khi tôi lên Đà Lạt thăm anh Uông Thái Biểu thì gặp một nhà sư trẻ thường ghé chơi. Nhà sư trẻ ấy là Nguyễn Đức Vân. Nhân khi rảnh rỗi, tôi và anh Biểu xuống thăm Nguyễn Đức Vân đang ở Bảo Lộc và nhờ đó mà tôi đã gặp bố của sư Vân là nhà thơ Nguyễn Đức Sơn.


Trước đó, tôi cũng có biết một vài bài thơ của Nguyễn Đức Sơn do anh em văn nghệ thường đọc cho nhau. Kiểu như:


“Không biết từ đâu ta đến đây


Mang mang trời thẳm đất xanh dày


Lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ


Sống điêu linh rồi chết đọa đày”


 (Hoài niệm)


Khi gặp Nguyễn Đức Sơn, tôi được gia đình đem toàn bộ các tác phẩm của ông in trước năm 1975 cho đọc và đem về Hà Nội cất giữ! Mãi sau, tôi mới gửi vào trả với đầy đủ các bản in không thiếu không rách trang nào. Nếu tôi lỡ tay làm mất, có lẽ chính Nguyễn Đức Sơn cũng không còn bản gốc nào hết! Hy hữu mà tôi lại là người gìn giữ bản thảo cho nhà thơ khá nhiều năm, vào thời điểm mà nhà cửa của ông giột nát, mưa thì lấy chậu hứng nước mưa.


Tìm về Phương Bối


Theo các thông tin tôi có được thì cái tên đồi thông Phương Bối là do thiền sư Thích Nhất Hạnh đặt, có lẽ từ những năm 1960, sư Vân cũng nói như thế. Những năm 1990, khi tôi tới đây thì vẫn còn trên đồi thông lớn là một ngôi nhà sàn cũ kỹ dột nát, bên cạnh đó là một cái am tu thiền. Nguyễn Đức Sơn làm một cái lều nhỏ trên đỉnh đồi Phương Bối để sống riêng một mình. Vợ con ông ở trong ngôi nhà sàn cũ kỹ nơi lưng đồi.


Sau năm 1975, mọi người đổ về thành phố, Nguyễn Đức Sơn lại đưa vợ con từ Sài Gòn lên Phương Bối (thuộc huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), khi ấy Phương Bối bị bỏ hoang từ nhiều năm rồi. Họ sinh sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài.


Nguyễn Đức Vân kể: “Chúng tôi theo cha tôi lên rừng, một lũ nhóc, rất sợ hãi, vì xung quanh rừng rậm, núi cao, suối sâu không có người, chỉ có lợn rừng và cả hổ nữa”.  Một người con nhỏ của Nguyễn Đức Sơn ăn phải quả độc trong rừng thiệt mạng. Nhiều người con của ông không được học hành nhiều vì trường học rất xa. Nguyễn Đức Vân ham chữ nghĩa nên vào trong chùa từ tấm bé.


Tôi nhớ lần đầu tiên, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn đón tiếp tôi trong cái lều lá, xung quanh bịt bằng ván thông, nhà hoàn toàn không có điện, chiếu sáng bằng bếp lửa. Cơm thì ăn cơm chay với mít luộc hái trong vườn chấm với muối trắng.


Nguyễn Đức Sơn nói: “Nơi này là cao nguyên, mùa gió bão thì gió rất lớn, muốn thổi tung đi tất cả. Tôi không chỉ làm thơ mà còn phải chống chọi với gió bão!”.


Xung quanh Phương Bối, mới chỉ lơ thơ mấy ngôi nhà. Tôi và Nguyễn Đức Vân rủ nhau đi tìm chỗ đất đẹp để sau này sư Vân dựng chùa. Chúng tôi đi bộ tới hàng cây số mà chung quanh vẫn vắng vẻ, không người không nhà cửa gì cả. Cuối cùng chúng tôi tìm chọn chỗ đất mà người chủ đang rao bán vì chỗ ấy không có nước, không trồng cây được, muốn trồng cây phải múc nước dưới suối cách 300m. Nơi đất ấy chỉ có một cây dại mọc hoang, đứng đó phóng tầm mắt ra thấy đồi núi chập chùng, không bóng người! Tôi xem địa thế và nói với sư Vân “Chỗ này có nước, mà phải khoan sâu mới có”. Vân nghe tôi, liều mua được đất rẻ, đến khi mua rồi, khoan xuống có nước mạch phun lên, rất là mừng rỡ. Từ đó trồng sim xanh um.


Còn mãi đồi thơ


Cuộc sống Nguyễn Đức Sơn có thể nói là cùng cực, nếu nhìn theo cái nhìn của một người bình thường. Khi xã hội đã điện khí hóa, công nghiệp hóa, ông vẫn chỉ có thể kết nối với xã hội bằng một chiếc ti vi đen trắng dùng bằng ắc quy. Hết thì đem ra thị xã sạc. Ông chỉ xem thời sự, sau đó tắt đi để tiết kiệm ắc quy. Trong căn lều thơ, chẳng có gì giá trị đến vài trăm ngàn. Có thời điểm ông dùng điện thoại, nhưng là cái điện thoại “cùi bắp” không ai còn dùng.


Một lần, khi tôi trở lại Phương Bối, sau chục năm, đất đai Bảo Lộc đã tính bằng hàng chục cây vàng mỗi sào, người ta đua nhau bán đất xây nhà, làm ăn.


Nguyễn Đức Sơn: “Nếu tôi bán Phương Bối đi, tôi là người giàu nhất cái vùng này. Nhiều người cũng muốn cướp đất của tôi, chiếm đất của tôi. Tôi còn sống thì cố giữ. Bán đất thì được tiền mà lại mất thơ, tôi không bán”. Trong cuộc đời làm báo mấy chục năm đã qua, tôi thấy hầu hết mọi thứ trên đất nước này đều thay đổi, dù ít dù nhiều, chỉ rừng thông Phương Bối và thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, vẫn là rừng thông, nhà thơ và mít luộc.


image037Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn và con là nhà sư, nhà thơ Nguyễn Đức Vân tại đồi thơ Phương Bối năm 2011Ảnh: Trần Nguyễn Anh


Nguyễn Đức Vân thừa hưởng dòng máu thi ca của bố mình. “Có lần sinh viên đại học lên giao lưu với ông cụ, tôi ôm đàn hát một bài tôi phổ nhạc thơ ông cụ. Ông cụ bất ngờ quá, thích quá, móc ngay ra 200 đô la của bạn bên Mỹ mới gửi về, cho tôi”, Nguyễn Đức Vân kể.


Người thơ


Nhà thơ Nguyễn Đức Vân cho biết: “Sau năm 1975, hầu như ông già tôi không làm thơ. Ông vẫn chỉ thường nói về những bài thơ ông viết trước kia. Những năm gần đây, tôi cũng không thấy ông viết lách gì nhiều đâu. Trước khi mất độ một năm, ông bị tai biến nên không nói được, chỉ cảm nhận những gì mọi người nói”.


Hai cha con làm thơ. Ông con viết thơ, in ra giấy, đem để chỗ cái lều. Ông bố vào rừng về đọc, thấy hay, nhắn tin mời ông con đi ra thị xã uống cà phê.Một vài lần, tôi cũng nói với Nguyễn Đức Sơn xem ông có bản thảo mới, sẽ đưa in. Ông chỉ cười, nói rằng: “Tôi vẫn viết chứ, nhà thơ không viết thơ thì còn làm gì. Có điều chẳng nơi nào in thơ tôi đâu”.Năm 2019, bạn bè và con của ông đã tìm những bài thơ chưa in để in vào tập “Chút lời mênh mông” (Thư viện Huệ Quang ấn hành, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2019). Đó là tập thơ của Nguyễn Đức Sơn được in sau 50 năm trời. Sách in ra khi ông nằm trên giường bệnh, nhưng tác giả cũng đã kịp nhìn thấy tập thơ của mình.


Thơ Nguyễn Đức Sơn rất phá cách, đáng yêu mà ngạo nghễ. Thơ ông là những câu từ bật thoát lên từ trong cõi lòng trong trắng không vướng bận, không câu nệ gì, nên lạ lẫm, mà cuốn hút con người ta.


Người ta không thể không cảm động trước những lời thơ ông viết hồn nhiên như tiếng nói không thể cầm lòng:


“Mẹ chết từ thu lá rụng vàng

Con về đất cũ vấn khăn tang

Mẹ ơi con điếng người bên mộ

Trằn trọc đêm dài con khóc than”


                                  (Mây trắng)


Ông dặn con rằng:


“Mai kia có vợ con rồi

Cha không bắt buộc con ngồi
con tu

Ba ngàn thế giới mịt mù

Kiếm đâu của cải nào bù
gió trăng””


                                    (Gió trăng - Chút lời mênh mông)


Không tu thì lấy đâu ra gió trăng? Cuộc đời “Sơn núi” (Biệt danh mọi người thường gọi ông) không thể thiếu gió trăng.


Trong ngày đưa cha đi hỏa táng về, nhà thơ Nguyễn Đức Vân tiết lộ với tôi: “Trước khi mất ông cụ đã làm di chúc giao đồi thơ Phương Bối cho tôi và những người con khác cùng trông coi quản lý, với điều khoản là: không được mua bán và phải giữ nguyên hiện trạng (đồi thơ Phương Bối)”.


Tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn trước năm 1975: Bọt nước (1965), Hoa cô độc (1965), Lời ru (1966), Đêm nguyệt động (1967), Vọng (1972), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), Tịnh khẩu (1973), Du sĩ ca (1973); và ba tập truyện: Cát bụi mệt mỏi (1968), Cái chuồng khỉ (1969), Xóm chuồng ngựa (1971), Chút lời mênh mông (2019- NXB Đà Nẵng).


Trần Nguyễn Anh


++++++++++++++++++++++++++++++++


Bài 6:


Vĩnh biệt nhà thơ 'quái kiệt' Nguyễn Đức Sơn


trích từ: https://plo.vn/giai-tri/chuyen-sao/vinh-biet-nha-tho-quai-kiet-nguyen-duc-son-917922.html


PLO Thứ Năm, ngày 11/6/2020 - 10:14

image038

(PLO)- Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn vừa qua đời lúc 3 giờ sáng nay (11-6-2020), tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, hưởng thọ 84 tuổi.


Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (Sao trên rừng, tục danh Sơn Núi). Ông sống trên đồi thông Phương Bối, thuộc thị trấn Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.


image039Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - quái kiệt của làng thơ. Ảnh tư liệu


Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn được giới văn nghệ sĩ yêu nước miền Nam trước 1975 gọi là một trong ba "kỳ nhân" của thời đó (hai người còn lại là Bùi Giáng và Phạm Công Thiện).


Ngoài là một trong ba kỳ nhân của làng văn nghệ, ông còn là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam (ba người còn lại là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên).


Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18-11-1937 tại làng Dư Khánh, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, quê gốc ở Thừa Thiên-Huế.


Ông làm thơ rất sớm với với bút hiệu Sao Trên Rừng. Ông được coi là một người có cá tính đặc biệt.


Ông sống ở nhiều nơi Phan Rang, TP.HCM, Bình Dương – Thủ Dầu Một, Bảo Lộc - Lâm Đồng và sống bằng nghề dạy học ngoại ngữ. Năm 1967 ông lấy bà Nguyễn Thị Phượng và có chín người con.


Ông có người con Nguyễn Đức Vân cũng là một nhà thơ.


Năm 1979, ông đưa gia đình rời bỏ chốn phồn hoa đô thị chuyển lên ngọn núi Phương Bối, Lâm Đồng để sống một cuộc sống thanh tịnh. Đến nay gia đình ông vẫn sống ở đó.


Nguyễn Đức Sơn nổi tiếng là lão thi sĩ vạn thông do ông đã trồng tới hàng vạn cây thông trên ngọn đồi Phương Bối rộng tới hàng chục héc ta.


Vĩnh biệt ông- nhà thơ quái kiệt với những vần thơ chí khí: “Không biết từ đâu ta đến đây/ mang mang trời thẳm đất xanh dày/ lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ/ sống điêu linh rồi chết đọa đày”.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Bài 7:


Nguyễn Đức Sơn - Lão ngoan đồng trên đồi Phương Bối


PLO Thứ Năm, ngày 11/6/2020 - 13:15

image041

(PLO)- Khí khái, trí tuệ, bản lĩnh... một ẩn sĩ, một lão "ngoan đồng" Nguyễn Đức Sơn để lại ấn tượng cho mỗi du khách khi bước chân lên đồi Phương Bối của ông.


Nhà báo Cẩm Tú đã có những kỷ niệm về lão "ngoan đồng" Nguyễn Đức Sơn (trong kiếm hiệp Kim Dung có lão ngoan đồng Chu Bá Thông-PV).


PLO xin giới thiệu bài viết Nguyễn Đức Sơn - Lão ngoan đồng trên đồi Phương Bối của nhà báo Cẩm Tú khi nhà thơ Nguyễn Đức Sơn vừa giã từ cõi tạm vào rạng sáng nay lúc 3 giờ ngày 11-6.


image042Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn và nhà báo Cẩm Tú trên đồi Phương Bối. Ảnh: FBTN


Ông là nhà thơ nổi tiếng của Sài Gòn trước 1975. Chú Nam Đồng kể, ông cực đoan với những bon chen, thói tật của xã hội đến nỗi đã dắt cả nhà lên núi rừng ở ẩn 40 năm qua.


Nơi ấy, thiền sư Thích Nhất Hạnh đặt tên là Phương Bối. Phương là đường về, Bối là chiếc lá bối người ta dùng viết chữ ngày xưa. Ghép lại, Phương Bối có nghĩa là đường về nẻo xưa, nay không còn nữa.


1.


Nghe kể mà mình sửng sốt. Tưởng nhân vật cực đoan đó chỉ trong quyển sách Into the Wild thôi, không ngờ có cả ngoài đời. Tò mò, mình tìm đến đồi Phương Bối gặp ông- con người cực đoan lánh xa trần thế để sống giữa hoang dã thiên nhiên.


Nghĩ, chắc là con người đó khắc khổ và khó gần lắm.


Vậy mà chạm mặt ông giữa bạt ngàn thông xanh, những cánh rừng thông do ông trồng và nâng niu giữ gìn bao nhiêu năm qua, lập tức mình thấy vô cùng trìu mến thân thương.


Trang phục xuềnh xoàng giản dị nhưng phong thái của ông và người vợ từng được mệnh danh đẹp như tiên nữ giáng trần ngày xưa vẫn tao nhã lạ lùng. Thời gian và những mưa nắng phong trần không lấy được của họ vẻ lịch thiệp tinh tế của người trí thức cũ.


image044Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn và nhà báo Cẩm Tú. Ảnh: FBTN


Mình xin phép ông chụp hình, ông thè lưỡi ra chọc rồi rủ mình oánh lộn bằng ngón tay trỏ. Hai ông cháu oánh qua oánh lại bất phân thắng bại.


Ông hỏi “Chị hai là dân ở đâu?”.


Mình vỗ ngực xưng tên: "Con là đệ tử chú Nam Đồng đây”.


Ông hỏi tiếp: “Chị hai học ngành gì?”.


Mình khoe: “Con học luật”.


Ông già đáp liền: "Luật là cái ngành tào lao nhất trên đời”.


Mình cười ha ha rồi hỏi lại vậy: "Chứ chú Nam Đồng với ông, ai đẹp trai hơn?Chú Nam Đồng nói hồi xưa ổng đẹp trai, cao và trắng lắm. Giờ già nên mới lùn, đen thui”.


Ông xì lắc đầu rồi giang hai tay đo: “Nam Đồng mà so nhan sắc tui thì khoảng cách xa lắm, xa xa lắm”.


Mình ôm bụng cười.


2.


Ngồi nói chuyện, mình dụ dỗ ông kể chuyện xưa. Hỏi đến ai (toàn những người nổi tiếng cùng thời) ông cũng lắc đầu: “Thằng đó bậy bạ lắm”, “Cha đó kém cỏi nhất trên đời”…


Mình giả vờ nhăn nhó hỏi: Vậy chứ ông thấy bài thơ nào mới hay, ai mới giỏi?.


Ông suy nghĩ lung lắm, rồi nói bài “Màu tím hoa sim” là dữ dội. Ông thích đến nỗi tìm về vùng sim tím trong bài thơ đó. Ông có vẻ rất vui khi mình biết bài thơ này và nhiều bài khác nữa (hú hồn, ngày xưa nhà mình có tủ sách nên hay đọc để ngủ và tự nhiên thuộc và nhớ đến hôm nay).


Còn nhân vật nào mà ông ngưỡng mộ? Gặng hoài ông không nói.


Thật lâu sau, ông lẩm bẩm: “Thằng cha Thích Ca hay chứ, quá xuất chúng”. Mình vừa cảm động vừa mắc cười, gật đầu tán thưởng theo style của ông: “Dạ, con cũng thấy thằng cha Thích Ca giỏi thiệt là giỏi”.


Haha. Thiên hạ bao người lạy Phật xì xụp. Còn ông gọi Phật là “Thằng cha Thích Ca”.


Vậy mà mình cảm nhận cả trời kính trọng và lòng thành trong đó.


3.


Nghe nói, ông không đi tu nhưng sống theo giáo lý nhà Phật, ông tìm hiểu rất nhiều về đạo Phật. Triết lý của “Thằng cha Thích Ca” đó đã cứu rỗi ông - như lời người con trai của ông nói.


image046Lão "ngoan đồng" đồi Phương Bối và nhà báo Cẩm Tú đùa vui. Ảnh: FBTN


Gặp ông có một buổi, ông chửi mình và người khác không biết bao lần là “sao ngu quá”. Như “ăn mặn là ngu quá, ngu không thể tả”.


Vậy mà mình không chút buồn, tự ái. Mình vô vàn xúc động. Trong tiếng chửi ấy, không có sự cay nghiệt hay cao ngạo. Mình chỉ thấy trong đó là nỗi cô đơn và trên hết là lòng trắc ẩn bao la của con người ấy dành cho thiên nhiên, trời đất, đồng loại.


À! Thiệt ra là mình có buồn. Mình buồn vì bản thân mình nhỏ bé tầm thường quá, mình không đủ tâm hồn và chiều sâu để an ủi con người khác thường ấy khi có kẻ hiểu được mình.


Không biết trên đời này, ông tìm được những ai là bạn tâm giao hay luôn cô độc trong cõi riêng mình?


4.


Mấy ngày thơ thẩn giữa rừng sim ở đồi Phương Bối, không có tiện nghi, thưa thớt người lại qua, chỉ có hoa cỏ chim muông xung quanh, mình thỉnh thoảng suy nghĩ, liệu có khi nào ông hối tiếc trước lựa chọn của mình.


Nhưng gặp ông rồi, mình biết câu hỏi ấy tầm thường quá, may mà mình không thốt ra.


Ông bảo có lần ông xuống Sài Gòn mà “quá xá sợ”. Ông không hiểu tại sao cả tỉ người có thể sống ở đó, trong những căn nhà chật hẹp, phố phường chật hẹp.


Ông nói, ông không mong gì hơn một cuộc sống như thế này. Một túp lều nhỏ giữa rừng thông xanh vi vu gió thổi.


“12 giờ rưỡi khuya nha, mở cửa ra, pha cafe uống, đã lắm”, ông nói.


Mình hoàn toàn hình dung được khung cảnh đó và cảm giác đó. Ung dung, tự do tự tại.


Nói vậy chứ, cả tỉ người ấy có bao nhiêu thứ hơn ông.


Còn ông chỉ hơn họ mỗi một điều. Ở đây, ông có cả một đồi thông cùng lũ chim chóc mà ông yêu thương hơn sinh mệnh. Ở đây, ông không phải bon chen tranh giành lợi danh để rồi chết. Ở đây ông có một bầu trời bao la.


image048Lần hội ngộ tại Phương Bối với nhân vật truyền kỳ của nhân gian, như một lời chia tay...


 À! Thực ra là ông vẫn còn mong nhiều thứ. Ông thèm bánh xèo chay đổ nhân giá. Mình nói với ông, lần sau con xuống sẽ làm món này cho ông. Ông nói hứa nha, đứa nào nói láo trời đánh.


Nhất định mình sẽ làm. Không phải vì sợ trời đánh.


Mà là để gặp lại lão Ngoan đồng, để thăm lại một nơi xa xưa tên là Phương Bối.


***


Sáng nhận tin ông Sơn Núi mất.


Đã biết sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình, nhưng lòng vẫn không thôi bâng khuâng thương tiếc.


Ngày mai, con sẽ lại về Phương Bối chào ông nhé!!! (Cẩm Tú). CẨM TÚ


++++++++++++++++++++++++++++++++


Bài 8:

image050

Trịnh Thanh Thủy


February 7th, 2020


trích từ https://baotreonline.com/van-hoc/dong-song-thanh-thuy/nguyen-duc-son-ga-tho-ngong-doi-phuong-boi.baotre


Nguyễn Đức Sơn gã thơ ngông đồi Phương Bối


Tôi được quen biết nhà thơ Nguyễn Đức Sơn tức Sơn Núi hay Sao Trên Rừng qua bạn tôi, họa sĩ Đào Nguyên Dạ Thảo. Tuy nhiên tôi chưa từng gặp ông dù có thư từ qua lại, dù rất mến thơ của ông, vì mỗi người một phương. Mới đây Dạ Thảo cho tôi biết hiện bệnh của ông đang trở nặng, tôi cảm thấy lo lắng nhiều đến sức khoẻ của ông. Tôi chỉ sợ không may thì….


image052Họa Sĩ Hồ Hữu Thủ, Đào Nguyên Dạ Thảo, Nguyễn Đức Sơn


Nếu đồi Phương Bối vắng bước chân ông, trăng Phương Bối tìm đâu ra cái bóng đồng hành để cùng say khướt đổ nghiêng bên những gốc tùng xanh ngắt. Cây ổi đồi cao tìm đâu ra tên đạo chích ăn trộm nửa quả ổi rụng đã bị dòi ăn nửa kia?


Trưa đứng một mình đợi ai lên

Đất trời đâu có dưới và trên

Đồi cao ổi sót rụng một trái

Dòi ăn một bên ta một bên.


(Rụng một trái)


Rừng Phương Bối cũng không thể thiếu đi một ánh Sao, một gã Du Tử có hỗn danh là Sơn Núi, lúc cô đơn thì đi luồn vô núi, khi mệt nhoài, chân rục rã, thì đi luồn ra núi. Thế gian còn ai ngông nghênh hơn một người thơ, khuya nằm nghe đá hát, sáng dậy ngắm hoa nở để,


Đụ mẹ

Cây bông

Hắn không

Lao động

Ai trồng

Chật chỗ

Mày nhổ

Xem sao

Máu trào

Thiên cổ


Ngôn ngữ ấy, phong thái ấy của Nguyễn Đức Sơn đã gây tác động mạnh cho người đọc, cho riêng tôi vào những năm 2000. Nhận thấy thơ ca Việt Nam ngày đó có nhiều thay đổi và gây sốc mạnh, năm 2003 tôi đã viết một bài tiểu luận nói về thơ Việt Nam và các “Chấn động văn hoá trong thi ca đương đại”. Trong đó thơ Nguyễn Đức Sơn là một điển hình. Ông đã viết rất táo bạo và sử dụng những từ như “đái”,” đụ” một cách dữ dội để bày tỏ sự phẫn nộ, hay một giải toả tâm lý trước những bất công xã hội.


Mắc đái là mắc đái

Làm thơ cũng cùng hình thái

Không còn chi để phải nói lại

Trừ cái sự vụ hai trứng dái

Săn cón lên báo giờ quan ngại

Trong khi thơ rụng như cây chín trái

Khôn ngoan ta đưa tay hái


(Làm thơ-Hợp Lưu số 37,47)


image053Cố Họa sĩ Đinh Cường, Chị Phượng (Vợ Sơn Núi), nhà văn Bửu Ý.


Là một người viết nữ, tôi đặc biệt chú trọng rất kỹ cái cách mà ông dùng từ ngữ trong thơ ca để miêu tả người nữ của ông.


Nửa đêm soi bóng trăng tròn

Thấy đau trời đất rõ còn trong thai

Các em đều chẻ làm hai

Từ đâu một chỗ rách dài thiên thu

Hồn tôi, con thú cần cù

Nằm chơi trong cát bụi mù vuốt ve

Hỏi thăm, nước chảy xè xè

Chỉ nghe tịch mịch phủ đè rêu xanh


Ngôn ngữ thân xác và hành động dục tính được ông tận dụng vì nó có khả năng mở được cánh cửa nội tâm con người, nó bày được những trạng thái tâm và sinh lý. Ông ngầm ca tụng cái đẹp của dục tính, cái mỹ của thân thể người phụ nữ, cái thuật của tình dục.


Em là chiếc bánh nếp

Với cái nhân quá to

Anh vừa lết vừa bò

Liếm một đời không hết

Mắc võng…

Trên đồi cao

Anh xôn xao

Như gió

Anh lấp ló

Như trăng

Anh lằng nhằng

Như dái


hoặc


Anh sẽ đến bất ngờ ai biết trước

Miệng khô rồi nẻo cực lạc xa xôi

Ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người

Em chưa đái mà hồn anh đã ướt



Hai đứa nhìn nhau bảo phải êm ru

Em sắp đái và hồn anh chết cứng


(Hợp Lưu số 47)


image055Thủ bút của NT Nguyễn Đức Sơn


Ngôn ngữ thân xác còn có khả năng gây sốc. Nó gây sốc vì nó bị cấm kỵ. Càng bị cấm kỵ càng gợi tính tò mò của người đọc. Khả năng gây sốc chính là đề tài những cuộc tranh luận về những từ ngữ được gọi là “tục tằn” được gã làm thơ ngông liên tiếp tuôn ra làm người đọc khó chịu. Ngôn ngữ ông dùng vừa tân, vừa cổ, vừa lãng mạn, vừa dung tục. Khi trắng, khi đen, phơi bày lồ lộ, lúc mờ, lúc nhạt, thơ thẩn, lượn lờ, kỳ ảo. Có thể nói, có hai cực trong con người ông, khi chánh, khi tà, khi thô ráp, lúc dịu dàng, âu yếm. Trong hình ảnh một con thú cần cù ẩn mình trong những đêm cát bụi, con thú đực nằm chơi bên bờ cỏ đêm để thấy hồn mình ướt và xôn xao như trăng, như gió.


Có lần tôi viết thơ cho ông, nói về những cảm nhận của mình về lối ông làm thơ cho người nữ. Tôi nhận xét rằng ông phải yêu người nữ ấy lắm mới làm nên được những vần thơ như vậy. Ông xác nhận điều này và hay gọi tụi con gái chúng tôi và Dạ Thảo là gà, vịt, giun, dế, tôi thấy vui vui một cách thú vị trong cách gọi ấy. Ông cũng gọi con ông, vợ ông là con gái, gái con, con nhóc, con cóc, con nhái. Có lẽ ông cũng hiểu hơn ai hết cái tính ngang bướng, ngông nghênh, hành động theo ý riêng của mình không kể hậu quả, thiệt hơn, nên ông lấy bút hiệu là ngôi sao cô đơn mắc đọa trên rừng. Bửu Ý đã gọi NĐS là hình ảnh của một con tê giác, đơn độc, quắt queo, từ cách ăn nói cho đến dáng đi, húc đầu về phía trước.


Gái con

Con gái

Con Cóc

Con nhái

Con cái

Con nhóc

Chưa bóc

Em ra

Hồn ta

Gần khóc


Hay


Gái con

Con gái

Giấu mãi

Trong hang

Cái màng

Thiên địa

Run lịa

Hồn anh

Mong Manh

Ngàn kiếp


Người con gái đương xuân như đóa lan rừng thơm ngát vừa hé nở đêm trăng mười sáu. Gã thi nhân ngủ quên trên bờ cỏ ướt, nằm mơ thấy mình là chú bướm đêm vơ vẩn bay đi tìm mật. Gã chợt thấy mảnh hồn mong manh của mình run bắn, đôi cánh bướm bỗng chập chờn hư ảo như ngã vào mông lung khi đối diện cái màng thiên địa tinh tuyền của nhụy hoa. Ôi đẹp làm sao ngôn ngữ xác thân mà NĐS đã dùng để tả người con gái băng trinh còn giấu cái màng thiên địa trong hang!!!


Gái con

Con gái

Cái gái

Con con

Trắng nõn

Trắng nà

Ngọc ngà

Trời đất

Bất nhất

Vạn niên

Gậy thiền

Chưa thọc


image056Tiểu Khê và Phương Bối (con gái NĐS)


Thuật dụng ngữ trong thơ ca càng giản đơn, càng cô đọng, chữ dùng càng phải chắt lọc. Trong bài thơ 12 câu ở trên, hai câu cuối thật sự gây sốc cho tôi khi đọc câu “Gậy thiền, chưa thọc”. Tôi nghe người ta nói “cái gậy của thằng ăn mày”, hay chọc lung tung, nhưng cái câu “Gậy thiền, chưa thọc” được dùng trong ý nghĩa nội dung bài này, quả làm tôi sửng sốt. Ý nghĩa “Cây gậy thiền” được giảng nghĩa trong nhà Phật là cây gậy của trí tuệ, của chánh niệm. Cây gậy chặt đứt lục căn, lục trần, lục thức. Cây gậy đánh tan vọng tưởng, giúp tâm ta sáng suốt, và biết dùng trí tuệ để khắc phục vô minh để đem lại sự thanh tịnh, tinh khiết trong tâm của chúng ta. “Gậy thiền” được dùng như cái chân thứ ba của con người hay cái gậy của thằng ăn mày của NĐS trong bài thơ ở đây ắt hẳn không có cái nghĩa của thiền tông mà chỉ có thể được xem là ngôn từ “Phạm Thánh”. Nhưng với ông Phạm Thánh là chuyện thường ngày và không biết trong lòng ông có vị nào là Thánh không nữa.


Bên bờ suối

Anh tặng em

Hai củ khoai lang

Một trái chuối

Ăn rồi

Còn thấy tử sinh

Đắm đuối


(Trưa)


Giấc mơ và đời sống là hai thực thể khác biệt. Bên những vì sao sáng vẫn có những làn sương che mờ ánh sao. Tuy nhiên em ơi dù sống khó, con chim trong thơ ca gã du sỹ vẫn hát véo von buổi trưa nào bên bờ suối trao em món quà đơn sơ một trái chuối và hai củ khoai lang mà vẫn thấy hạnh phúc của tử sinh sao mà ngọt.


Sao lạnh quá

Không thấy bóng Hạnh

Đi qua

Đứng từ xa

Tôi đã thấy

Núi khóc


(Chiều ơi)


Cũng có lúc núi cũng phải lạnh, phải khóc hu hu khi không thấy bóng người. Gió đã quên lời hẹn hò, cây đã ngưng tiếng rì rào, trái tim và đôi mắt cùng nhau buông thả …


Cùng với thơ

Chẳng lẽ

Chỉ còn có

Một cách

Là đứng một chân

Trên núi


(Sống)


Ôi sống với thơ là một khốn khó vô biên. Làm thơ và để sống còn cùng thơ mà không chết vì đói có lẽ là một nan giải đời người. Nhà thơ yêu núi, yêu đá NĐS đã tự hỏi bao nhiêu lần trong tuyệt vọng, làm sao có thể sống với thơ và làm thơ mà không phải ăn, phải uống, phải lăn lộn mưu sinh cho vợ con và gia đình. Và ông đã tìm ra giải pháp “Đứng một chân trên núi!!!”.


TTT


Orange County, CA


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Tin tức


Thứ bảy, 29/08/2020


trích từ nguồn: http://lamdongtv.vn/tin-tuc-n1626/dai-hoi-hoi-quy-hoach-phat-trien-do-thi-tinh-lam-dong-lan-thu-i.html


Đại hội Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng lần thứ I


Thứ hai, 02/12/2019 - 10:30


 (Lamdongtv.vn) - Hội quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng tổ chức Đại hội Lần thứ I, nhiệm kỳ 2019-2024. Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng đại diện Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam và 50 hội viên sáng lập đã tham dự

image058

Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng là một tổ chức xã hội nghề nghiệp trực thuộc Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ về kinh phí và tuân thủ các quy định của pháp luật. Hội thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực liên quan đến quy hoạch và phát triển đô thị, nông thôn, tập hợp đoàn kết, động viên và giúp đỡ những người làm công tác trong các lĩnh vực tư vấn, quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị nông thôn, bảo vệ môi trường, đào tạo nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đồng thời bảo vệ, giám định công tác quy hoạch phát triển đô thị nông thôn được được nhà nước giao.

image059

Tại Đại hội, Hội quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng đã thông qua báo cáo kết quả của Ban vận động, thảo luận các nghị quyết, Bầu ban chấp hành với 7 thành viên. Kiến trúc sư Trần Văn Việt, Trưởng Ban vận động, Nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2019-2024 và thông qua các phương hướng, nhiệm vụ của hội.

image060image061 

Phát biểu chúc mừng Đại hội thành lập Hội quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cho rằng đối với công tác quy hoạch phát triển đô thị hiện nay là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Chính vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn trong thời gian tới, Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng cần bám sát mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của hội, chủ động, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành chức năng trong việc góp ý, phản biện, tổ chức lập, thẩm định các đồ án quy hoạch. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện tổ chức hội, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp trong việc thực hiện thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng, bảo đảm yêu cầu công tác quy hoạch phát triển đô thị trong tình hình mới./. Hoàng Ái


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ BẢO LỘC LÂM ĐỒNG


Trang chủ » Bản đồ quy hoạch Việt Nam »


BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ BẢO LỘC LÂM ĐỒNG


trích từ nguồn: https://datvandon.net/ban-do-quy-hoach-thanh-pho-bao-loc/


Bảo Lộc là mảnh đất trù phú,một thành phố nằm trên cao nguyên Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó Bảo Lộc còn được mệnh danh là thủ phủ của ngành tơ lụa Việt Nam. Bảo Lộc hiện là đô thị loại III, dưới đây là một số thông tin về bản đồ quy hoạch thành phố Bảo Lộc Lâm Đồng.


Nội dung bài viết



BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ BẢO LỘC


image062Thành phố Bảo Lộc đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư bất động sản


Bảo Lộc nằm trên Quốc lộ 20, nếu tính từ trung tâm thành phố Bảo Lộc thì Bảo Lộc cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 193km đường bộ về hướng Tây Nam theo tuyến quốc lộ 20, trung tâm thành phố cách thành phố Đà Lạt 110km về hướng Bắc theo tuyến quốc lộ 20, cách Phan Thiết 120km theo quốc lộ 55, cách Dầu Giây 121km.


Đơn vị hành chính của thành phố Bảo Lộc


Thành phố Bảo Lộc có :


  • 11 đơn vị cấp xã trực thuộc
  • 6 Phường gồm : Phường 1- 2 – B’lao – Lộc Phát – Lộc Sơn – Lộc Tiến
  • 5 xã gồm : Đại Lào – Đạm Bri – Lộc Châu – Lộc Nga – Lộc Thanh
  • 120 thôn, tổ dân phố..


image063
Các khu đô thị tại thành phố Bảo Lộc Lâm Đồng


Hiện nay trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như :


  • Bảo Lộc Park Hill
  • Khu biệt thự nghỉ dưỡng Green Valley
  • Khu đô thị Bảo Lộc Capital
  • Damb’ri Ecovil
  • Bảo Lộc Golden City
  • Khu đô thị Beacon Pass Residential
  • Khu đô thị B’lao Charming

Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng quy hoạch thành phố Bảo Lộc


Tại TP Đà Lạt, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị (UAI) tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch chung xây dựng TP Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040.


Theo đó, trong hai ngày (7 và 8/1), Hội đồng thi tuyển gồm lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Sở Xây dựng, đại diện các bộ, ngành, các hội nghề nghiệp trung ương và địa phương, các chuyên gia trên lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị trong và ngoài nước tổ chức đánh giá, tuyển chọn ra phương án thi tuyển xuất sắc đảm bảo theo đúng Quy chế thi tuyển ý tưởng quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 22/11/2019 cũng như các quyết định liên quan.


image065Hội đồng thi tuyển chọn ý tưởng quy hoạch thành phố Bảo Lộc và vùng lân cận


Cụ thể, Hội đồng thi tuyển tập trung phân tích, đánh giá những nội dung, yêu cầu của các đồ án tham gia dự thi (có 5 đồ án của các đơn vị tư vấn đã vượt qua vòng sơ tuyển, đủ điều kiện năng lực dự thi); phân tích bối cảnh, đánh giá hiện trạng và xác định tầm nhìn phát triển; đề xuất ý tưởng quy hoạch chung và tổ chức phát triển không gian đô thị; định hướng thiết kế, phát triển kinh tế đô thị cũng như đánh giá tác động môi trường chiến lược.



Sau khi phân tích, đánh giá, Hội đồng thi tuyển dành thời gian để nghe các đơn vị tư vấn có đồ án dự thi trình bày ý tưởng quy hoạch chung cho TP Bảo Lộc và vùng phụ cận./

26 Tháng Ba 2023(Xem: 1015)