Nhìn lại Trịnh Công Sơn sau 15 năm Trịnh về với cát bụi

03 Tháng Tư 201611:57 CH(Xem: 8270)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04 APRIL 2016

Ly rượu mừng dành cho Trịnh Công Sơn

Hồ Tấn Nguyên Minh

01/04/16 11:35

 (GDVN) - Âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã trở thành một giá trị xuyên cả không gian và thời gian, lan tỏa sâu rộng trong hồn dân tộc Việt.

LTS: Hôm nay, 1/4/2016, đúng 15 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Người yêu mến ông ở những bầu trời khác nhau đều nhớ về người nhạc sĩ tài ba này, tình chưa bao giờ dứt.

Cuộc đời ông nếm trải bao phong ba bão tố, cuối cùng khép lại vẫn là chút hoài niệm về yêu đương chưa trọn vẹn. 

Bài viết này, tác giả Hồ Tấn Nguyên Minh như muốn gửi một ly rượu mừng cho anh linh người nhạc sĩ tài hoa trên chín tầng trời. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Nếu Nguyễn Du - thi hào vĩ đại của dân tộc - từng có lần khắc khoải ngóng về tương lai mù mịt mà cất lên một câu hỏi buồn da diết “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?) thì Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam thế kỉ XX - trong cõi nhạc của mình cũng không ít lần mang nỗi ngậm ngùi như thế “Và lá rụng ngoài song/ Nghe tên mình vào quên lãng” (Nhìn những mùa thu đi), “Này em có nhớ gì tôi?” (Này em có nhớ?).

Vậy mà trong suốt 15 năm ông rời cõi tạm, 15 năm đường xa vạn dặm, “về nơi cuối trời làm mây trôi” (Phôi pha) – và có lẽ không chỉ 15 năm ấy mà mãi mãi ngàn sau – tên tuổi Trịnh Công Sơn chẳng những không bị lãng quên mà trái lại sẽ trở nên bất tử. 

image044

Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ tài ba (Ảnh: vnexpress.net)

Người đời trân trọng nhắc đến tên ông như là một nghệ sĩ thánh thiện đem cái đẹp và yêu thương đi khắp mọi miền, hóa giải mọi hận thù, đau khổ. 

Từ Đà Lạt mộng mơ đến Sài Gòn hoa lệ; từ Hà thành trang nhã, lịch lãm đến cố đô Huế trầm mặc, linh thiêng; từ những bản làng heo hút, xa xôi cho đến Paris, Luân Đôn, Tokyo…. – bất cứ nơi nào có người Việt Nam ở đó - nhạc của ông được cất lên trong một niềm say mê, náo nức nhiều khi lên đến mức sùng kính. 

Trong cõi nhạc Trịnh Công Sơn,  người ta nghe được những giai điệu, những ca từ lúc trong sáng hồn nhiên như “nỗi niềm cổ tích”; lúc êm ái, dịu dàng như tiếng đàn rơi trên tay người thiếu nữ; lúc lại ma mị, khói sương như vọng về từ  huyền sử xa xăm. 

Nhạc Trịnh là tiếng nức nở phận người trong sự bủa vây của lạc lõng, cô đơn, tuyệt vọng; là tiếng ca say đắm về tình yêu - phép màu xoa dịu mọi niềm đau; là tấm lòng luôn luôn tha thiết với trời xanh “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” (Mưa hồng). 

Những câu hát bình dị, sáng trong như suối tự nguồn ấy đã có một sức lay động mãnh liệt trong tâm hồn người, khơi gợi những niềm đồng cảm sâu xa. 

Vượt qua tất cả mọi định kiến, giới hạn; người nghe tìm thấy trong những câu hát tuyệt diệu của ông như “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” (Để gió cuốn đi), “Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” (Hạ trắng), “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Diễm xưa)… điệu hồn của chính họ để rồi nức nở,  đắm đuối, say mê. 

Hơn 40 năm trước, sau sự kiện ngày 30/4/1975, trong khi nhiều nghệ sĩ miền Nam cùng thời với Trịnh Công Sơn – trong đó có nhiều người là bạn bè thân thiết của ông – vì nhiều lý do khác nhau đã bỏ nước ra đi thì Trịnh Công Sơn đã quyết định ở lại để được hát trên đất nước mình. 

image042

Trịnh Công Sơn nguyện làm người du ca phiêu lãng trên khắp nước đất nước mình (Ảnh: motthegioi.vn)

Trịnh Công Sơn muốn được “Cùng với anh em tìm đến mọi người/ Cùng nhau ca hát/ Để thấy tiếng cười rộn rã bay” (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui); để được ngắm chiều về trên quê hương với “một trời mưa bay”, “đồi thông nắng đầy”, “bờ xa sương khói” (Chiều trên quê hương tôi). 

Những người ở lại như Trịnh Công Sơn phải hứng chịu không ít bi kịch khi mà thể chế mới, dù liên tài đến đâu vẫn không tránh khỏi ít nhiều dè dặt trước những nghệ sĩ cũ; và những bạn bè của ông bên kia đại dương, dù yêu quý ông vẫn không tránh khỏi sự hờn trách, thậm chí còn có những suy nghĩ tiêu cực về ông. 

Thế nhưng vượt lên trên tất cả, Trịnh Công Sơn vẫn ở lại với quê hương mình để thực hiện khát vọng mà ông ấp ủ ngay trong những ngày khói lửa “Chờ lúa thơm lên dưới những bàn tay dân mình/ Chờ lòng yêu thương đất nước quyết đi xây thanh bình” (Chờ nhìn quê hương sáng chói),  “Khi đất nước tôi thanh bình,/ tôi sẽ đi không ngừng/ Sài gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam/ tôi đi chung cuộc mừng/ và mong sẽ quên chuyện non nước mình” (Tôi sẽ đi thăm). 

Trịnh Công Sơn ở lại có lẽ vì một trái tim Việt Nam bỏng cháy, một tâm hồn Việt Nam thuần khiết như ông sẽ không thể sống ở đâu khác ngoài mảnh đất này. 

Trịnh Công Sơn nguyện làm người du ca phiêu lãng trên khắp nước đất nước mình, đem tấm lòng và những khúc hát yêu thương mà xoa dịu mọi đau thương, buồn tủi. 

Tấm lòng Trịnh Công Sơn dành cho cuộc đời đã được cuộc đời này đáp đền xứng đáng khi mà sự trân trọng của người đời dành cho ông là vô tận. Hình ảnh ông gần gũi, thân thiết  biết bao trong tim mọi người.  

Âm nhạc của ông đã trở thành một giá trị xuyên cả không gian và thời gian, lan tỏa sâu rộng trong hồn dân tộc Việt.

Còn gì vui hơn đối với một người nghệ sĩ khi những tình cảm nhân văn mà mình khát khao vun đắp đang từng ngày, từng giờ được cuộc đời gìn giữ, nâng niu. Xin dành những lời này như một ly rượu mừng cho anh linh người nhạc sĩ tài hoa trên chín tầng trời.

Hồ Tấn Nguyên Minh

30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8464)
Một buổi tọa đàm về chủ đề bảo vệ 'Người bảo vệ nhân quyền' đã được hai nhóm xã hội dân sự trong nước hợp tác tổ chức tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội sáng 26/11. Trong thông cáo về nội dung chương trình, hai tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự và Vietnam UPR Working Group cũng mời cả đại diện từ phía Bộ Công an Việt Nam và công an TP. Hà Nội đến tham dự.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7972)
Bà Ruby Holt, một người vừa kỷ niệm tuổi 101 của mình ở bang Tennessee, Mỹ. Suốt cuộc đời của bà chỉ quẩn quanh ở ngôi nhà của mình và nơi làm việc. Sống bằng nghề thu hoạch bông vải, thanh bạch và cần mẫn, bà Ruby Holt đã nuôi lớn 4 đứa con của mình nhưng chưa bao giờ có dư dả để có được một chuyến đi xa khỏi nơi trú ngụ.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7610)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chính thức chuẩn thuận nhân vật được Tổng thống Barack Obama đề cử vào chức vụ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Ông Ted Osius đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn hôm qua, sau nhiều tháng trì hoãn. Nhà ngoại giao kỳ cựu này đã được ông Obama đề cử tới Hà Nội thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear hồi tháng Năm.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7301)
Điều đáng chú ý là trên bìa sách có in hình một người đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân. “Người mẫu” này không phải là thần Công lý mà là người thật, “bằng da bằng thịt”, trên người chỉ mặc một chiếc quần nhỏ. Khuôn mặt được cắt ghép, đang cười rất tươi và nhiều độc giả dễ dàng nhận ra đó chính là hình của diễn viên hài Công Lý!
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7359)
Quê Mẹ - Phái đoàn Hà Nội do Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu 18 người đại diện các Bộ Ngoại giao, Giáo dục, Tư pháp, Vụ Nhân quyền thuộc Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, v.v... đến Genève phúc trình về việc thực thi Công ước Quốc tế về Kinh tế, Xã hội, Văn hóa trước Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) vào chiều ngày 10-11-2014, tại khoá họp lần thứ 53 của Ủy ban CESCR diễn ra từ ngày 10 đến 28-11-2014 để xem xét một số quốc gia.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7382)
TTO - Để bảo vệ ông chủ Nhà Trắng, Sở Mật vụ Mỹ phải có những công nghệ cực kỳ hiện đại. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đối mặt với nhiều âm mưu ám sát nên việc bảo vệ càng khó khăn hơn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7587)
Garden Grove (Bình Sa)- - Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014, tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2014.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9156)
CTV Danlambao - Trong phiên họp quốc hội sáng 31/10/2014, ‘thượng tọa’ Thích Thanh Quyết kiến nghị đảng và nhà nước CSVN phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) Vị đại biểu quốc hội thuộc đoàn Quảng Ninh này nói trong phiên họp được truyền hình trực tiếp: “Đảng, nhà nước phải thực sự đáng khen ngợi lực lượng quân đội và công an trong thời gian vừa qua”.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 14013)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 7890)
Ông Dương Đức Hiền (58 tuổi, trú tại thôn 2, xã Quý Lộc) kể với PV Tuổi Trẻ rằng lúc khoảng hơn 4g sáng 28-10, ông có nghe tiếng động lớn như nhà đổ ở phía vườn trước nhà. Ông Hiền liền dậy thì thấy một hố sâu khoảng 1,2m, đường kính miệng hố 1,5m xuất hiện ngay mảnh vườn trước nhà.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 7661)
(Dân trí) - “Có nhiều quan chức vừa rồi, sau khi nghỉ hưu lại ở một vị trí nghe có vẻ thơm thảo hơn, thu nhập lớn hơn với thu nhập chính đáng trước kia. Vì sao? Vì họ có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ rất sớm”, đại biểu Lê Như Tiến nói.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 7504)
Bà Midori Matsushima, Bộ trưởng Tư pháp Nhật hôm 15/10 nghe một câu hỏi của một nhà lập pháp về chiếc quạt cầm tay uchiwa. Bà Matsushima đã phân phát quạt với hình minh họa và thông tin về chính sách của bà trong một lễ hội mùa hè ở Tokyo, trước khi trở thành bộ trưởng. Ảnh: AP Bà Midori Matsushima, Bộ trưởng Tư pháp, hôm qua từ chức sau khi đảng Dân chủ Nhật đối lập đệ đơn khiếu nại về việc bà phân phát quạt giấy. Bà là một trong hai thành viên nội các từ chức hôm qua vì các vấn đề liên quan đến luật bầu cử
19 Tháng Mười 2014(Xem: 7672)
Ngày 16-10, tức là chỉ sau một ngày tác phẩm này trưng bày tại khu vực gần Cung điện Vendome, một trong những quảng trường sầm uất nhất của Paris, trong khuôn khổ triển lãm nghệ thuật đương đại FIAC, một khách qua đường đã đấm liền ba phát vào mặt điêu khắc gia Paul McCarthy.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 7381)
Sáu thủy thủ Việt Nam mất tích sau khi nhảy khỏi tàu chở cá Đài Loan 'có thể định vượt biên sang Nhật Bản', công ty môi giới lao động của họ cho biết. Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin sáu người này đã nhảy xuống biển khi tàu cá Liên Toàn Thịnh đi qua eo biển Tsugaru, cách đảo Hokkaido của Nhật Bản chưa đầy 20km, hôm 11/10.