Vương Nghị đi 9 ngày tới 8 đảo quốc nam TBD; Úc, phương Tây cảnh báo nghiêm trọng

27 Tháng Năm 20229:09 CH(Xem: 2634)

VĂN HÓA ONLINE – CHÂU Á THÁI B DƯƠNG - THỨ BẨY 28 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vương Nghị đi 9 ngày tới 8 đảo quốc nam Thái Bình Dương; Úc, phương Tây cảnh báo nghiêm trọng Hiệp ước an ninh TQ-Solomon


Trung Quốc đi bước lớn ở Thái Bình Dương, Úc và phương Tây cảnh báo nghiêm trọng.


8 đảo quốc theo Bắc Kinh: Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Đông Timor. 21 lãnh đạo ở nam Thái Bình Dương.


Fiji gia nhập IPEF là thành viên thứ 14 gồm:  Mỹ, Úc, New Zealand, Fiji, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và 7 nước Đông Nam Á là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.  


27/05/2022


(tổng hợp)

image003image005image007

(PLO)- Dự thảo kinh tế - an ninh với hàng loạt đảo quốc Thái Bình Dương nằm trong nỗ lực tăng cường sự hiện diện của Bắc Kinh ở khu vực.


Ngày 26-5 (giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ) Vương Nghị bắt đầu chuỗi công du chính thức kéo dài chín ngày tới tám đảo quốc Nam Thái Bình Dương (TBD) mà nước này có quan hệ ngoại giao chính thức là Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Đông Timor.


Đáng chú ý, chuyến đi diễn ra sau khi Bắc Kinh hồi tháng trước đã ký kết một thỏa thuận an ninh với chính quyền Solomon vốn cho phép TQ thiết lập căn cứ quân sự ở khu vực.


Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị sẽ tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa TQ và các đảo quốc TBD, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực lên tầm cao mới, tạo động lực mới cho sự phát triển lâu dài của quan hệ giữa hai bên, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển của châu Á - TBD.


Kế hoạch lớn của TQ ở TBD


Theo tờ South China Morning Post, nhiều nguồn tin nội bộ tiết lộ rằng một thỏa thuận then chốt đa phương sẽ được TQ và các đối tác ký kết trong chuyến đi của ông Vương Bắc Kinh cam kết viện trợ hàng triệu USD cho đối tác, cũng như đề xuất một khu vực mậu dịch tự do TQ với các đảo quốc ở TBD, cùng một số nỗ lực hợp tác đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và triển khai y tế.


Dự thảo cũng nêu cam kết hợp tác về mạng dữ liệu, an ninh mạng, hệ thống hải quan thông minh giúp các đảo quốc TBD tiếp cận công nghệ tiến bộ, “phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia”.


Bên cạnh đó, TQ cũng muốn hỗ trợ đào tạo cảnh sát trung cấp và cao cấp cho các đảo quốc TBD bằng hình thức song phương và đa phương, hợp tác “trong các lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống” và mở rộng hợp tác thực thi pháp luật.


Theo hãng tin AP, trong số các nước được Bắc Kinh mời dự họp về thỏa thuận nói trên, ít nhất một quốc gia (được cho là Liên bang Micronesia) phản đối dự thảo tuyên bố chung này vì lo ngại nó thể hiện ý định “kiểm soát và đe dọa ổn định khu vực” của TQ cùng rủi ro kéo TBD vào thế đối đầu giữa phương Tây do Mỹ dẫn đầu và TQ.


image009Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đáp máy bay xuống sân bay thủ đô Honiara của quần đảo Solomon vào tối 25-5 (giờ địa phương). Ảnh: CNN


Tổng thống Micronesia David Panuelo cũng được cho là đã gửi thư tới 21 lãnh đạo ở TBD kêu gọi cùng phản đối dự thảo do Bắc Kinh đề xuất. Nội dung thư tiếp tục cảnh báo dự thảo sẽ đưa TBD “rất gần với quỹ đạo của Bắc Kinh” và ý định thực chất của TQ là “ràng buộc toàn bộ nền kinh tế và xã hội của chúng ta với họ”.


Khi được hỏi về bức thư của ông Panuelo trong cuộc họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Uông Văn Bân khẳng định TQ và các nước Nam TBD “là những người bạn tốt và đối tác tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển”. “Tôi không đồng ý chút nào với lập luận rằng sự hợp tác giữa TQ và các đảo quốc Nam TBD sẽ làm bùng lên một cuộc chiến tranh lạnh mới” - ông Uông nói.


Mỹ và đồng minh phản ứng ra sao?


Về phía Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này là ông Ned Price đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về ý định của TQ, theo hãng tin Reuters. “Chúng tôi lo ngại những thỏa thuận được đàm phán gấp rút, không rõ ràng” - ông khẳng định, đồng thời cảnh báo các đảo quốc TBD cần cẩn trọng với việc TQ có thể đưa ra các thỏa thuận hoặc tham vấn “mơ hồ, thiếu minh bạch” trong các lĩnh vực liên quan đến an ninh, đánh bắt cá, quản lý tài nguyên.


Ông Price còn lưu ý là các thỏa thuận (bao gồm việc cử các quan chức an ninh TQ tới đảo quốc TBD để hỗ trợ đào tạo) “có thể châm ngòi căng thẳng trong khu vực và làm gia tăng mối lo Bắc Kinh mở rộng bộ máy an ninh nội bộ của mình sang TBD”.


Úc, quốc gia rất gần với khu vực TBD về khoảng cách địa lý, hiện chưa có phát ngôn chính thức. Tuy nhiên, chính phủ mới được bầu của Thủ tướng Anthony Albanese đã tuyên bố sẽ “tăng cường” sự hiện diện của nước này ở TBD và cam kết sẽ tăng cường chi tiêu cho an ninh và cơ sở hạ tầng ở TBD thêm ít nhất 350 triệu USD.


Đáng chú ý, Ngoại trưởng Úc Penny Wong trong ngày 26-5 cũng đã đến Fiji để gặp thủ tướng nước này, trùng lịch với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Vương Nghị. Đây là chuyến công du đầu tiên của bà đến khu vực sau khi nhậm chức hôm 23-5. Sau chuyến thăm này, dự kiến ông Albanese sẽ đến thăm Papua New Guinea trong thời gian sớm nhất và tới Indonesia trong những tuần tới. Đến giữa tháng 7, Ngoại trưởng Wong sẽ tháp tùng Thủ tướng Albanese tham dự Diễn đàn quần đảo TBD.


Mỹ cần nhanh chóng hành động ở Thái Bình Dương


Theo Reuters, các diễn biến gần đây ở khu vực TBD đang gây sức ép lên Mỹ và buộc Washington phải chủ động hơn trong việc củng cố các mối quan hệ với đồng minh và đối tác trong khu vực này để ứng phó với TQ.


Từ năm 1986, Mỹ có mối quan hệ “độc nhất vô nhị” với một số nước ở Nam TBD như Cộng hòa quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia và Cộng hòa Palau thông qua Hiệp ước liên kết tự do (CFA). Với hiệp ước này, Mỹ hỗ trợ tài chính cho các nước đó trong những lĩnh vực giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng. Công dân các nước này cũng được phép làm việc, sinh sống và đi lại tự do bên trong nước Mỹ mà không cần thị thực và cũng được phép phục vụ trong quân đội Mỹ với tỉ lệ khá cao. Đổi lại, Mỹ được phép độc quyền bố trí cơ sở và lực lượng quân sự trên các nước này. Tuy nhiên, các hiệp ước này sẽ hết hạn trong vòng hai năm tới.


Hiện Washington đã chỉ định một nhà ngoại giao kỳ cựu là cựu đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên Joseph Yun để xúc tiến gia hạn CFA và có khả năng mời thêm các quốc gia khác tham gia. Giới chuyên gia nhận định nếu Mỹ đạt được thỏa thuận với các nước này, họ sẽ thể hiện được sự chủ động của mình trước TQ. Trước đó, trong khuôn khổ thượng đỉnh của nhóm Bộ tứ kim cương (QUAD) ở Nhật ngày 24-5, ông Biden đã công bố sáng kiến Mạng lưới kinh tế Ấn Độ Dương - TBD nhằm củng cố, tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế khu vực. (tho PLO/VĨ CƯỜNG)


Ngoại tưởng Úc cảnh báo chuyến đi của Vương Nghị gây tác hại ở nam Thái Bình Dương


Úc cảnh báo về tác hại của hiệp ước an ninh Trung Quốc-Solomon


27/05/2022


image011Ngoại trưởng Úc Penny Wong phát biểu tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, Suva, Fiji, ngày 26/05/2022. Ảnh chụp lại từ video. © (Australian Dept. of Foreign Affairs and Trade via AP.


Trọng Nghĩa


Nhân chuyến công du đảo quốc Fiji vào hôm 27/05/2022, tân ngoại trưởng Úc Penny Wong (Hoàng Anh Hiền) đã lên tiếng báo động về những hệ quả tiêu cực của hiệp ước an ninh giữa Quần Đảo Solomon và Trung Quốc đối với toàn khu vực.


Lời cảnh báo được đưa ra sau khi ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định rằng mọi can thiệp vào thỏa thuận đó sẽ thất bại.  


Tân ngoại trưởng Úc đã thăm Fiji chỉ vài hôm sau khi nhậm chức nhằm nêu bật ưu tiên của chính phủ mới tại Canberra dành cho vùng Thái Bình Dương. Theo bà Penny Wong, Úc tôn trọng quyền chọn đối tác của các nước vùng Thái Bình Dương, nhưng rất lo ngại về hậu quả của hiệp ước an ninh mới đây giữa Quần Đảo Salomon với Trung Quốc.  


Đối với ngoại trưởng Úc: “Điều quan trọng là an ninh của khu vực do chính khu vực xác định… Thế giới đã thay đổi, có nhiều cạnh tranh chiến lược hơn, có nhiều hành vi phá vỡ chuẩn mực quốc tế hơn. Việc Nga xâm lược Ukraina là một bằng chứng. Chúng tôi hy vọng sẽ cùng với các bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề này”. 


Vào hôm 26/05/2022, trong một cuộc họp báo tại Honiara, thủ đô Salomon, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định rằng “những lời vu khống và đòn tấn công” vào hiệp ước an ninh “sẽ lâm vào ngõ cụt và bất kỳ sự can thiệp và phá hoại nào cũng sẽ thất bại”.  


Đối với ông Vương Nghị, hiệp ước an ninh mà Bắc Kinh đã ký “nhằm giúp Quần Đảo Salomon cải thiện khả năng trị an và thực thi pháp luật cũng như giúp nước này giữ gìn an ninh xã hội tốt hơn, đồng thời bảo vệ an toàn của các công dân và tổ chức Trung Quốc ở Quần Đảo này”. Theo ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh không có ý định thiết lập một căn cứ quân sự đảo quốc Salomon.  


Tòa Bạch Ốc hoan nghênh Fiji gia nhập IPEF 


Theo tin Reuters, Fiji đã tham gia dự án Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ- Thái Bình Dương (IPEF), một sáng kiến của Mỹ vừa được tổng thống Joe Biden khởi động hôm 23/05 vừa qua tại Tokyo. 


Trong một thông cáo công bố hôm qua, 26/05, Tòa Bạch Ốc đã hoan nghênh việc Fiji trở thành thành viên sáng lập của IPEF, đồng thời là quốc đảo Thái Bình Dương đầu tiên tham gia một kế hoạch của Hoa Kỳ mà mục tiêu là nhằm đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.  


Xin nhắc lại là với Fiji, IPEF từ nay bao gồm 14 nước: Mỹ, Úc, New Zealand, Fiji, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và 7 nước Đông Nam Á là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.  


Một quan chức chính quyền Mỹ cho rằng với sự gia nhập của Fiji, IPEF bây giờ đại diện cho sự đa dạng toàn diện của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, với hầu hết các nước lớn đều có mặt. (theo RFI)