Lư hương cũ-Lư hương mới, Saigon cũ-Saigon mới

15 Tháng Tư 20229:38 SA(Xem: 3348)

VĂN HÓA ONLINE – ĐỊA LÝ NHÂN VĂN - THỨ SÁU 15 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Lư hương cũ-Lư hương mới, Saigon cũ-Saigon mới


image050image052SAIGON 1970-71. Tượng đài Trần Hưng Đạo, Thánh tổ Hải Quân VNCH. Photo by Sandy1618. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/15326457694


image054Tượng Trần Hưng Đạo xây dựng những năm 1967-70 dưới thời kỳ Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa thay thế bức tượng Hai Bà Trưng, được xây dựng tại Bến Bạch Đằng.


image056Sáng 17/3/2022, lư hương mới được khánh thành dưới chân tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Công viên Mê Linh (tên mới), tên cũ là bến Bạch Đằng.


image058Quang cảnh khu vực tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo và công viên mới hiện nay chụp từ tầng cao một buynh đinh kế bên. Nguồn ảnh: Zing.


image060Khu vực tượng Đức Thánh Trần và công viên Mê Linh mới nhìn ra một nhà hàng mới toanh bên sông Saigon. Nguồn ảnh: Zing.


image062Đại lộ mới chạy dọc theo sông Saigon hiện nay. Nguồng: Zing.


image064image066image068image070image072image074Chiếc lư hương cũ trước tượng đài Trần Hưng Đạo đã được cẩu đi đúng vào ngày 17 Tháng Hai 2019, cũng là ngày tưởng niệm 40 năm “quân Trung Quốc xâm lược” Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc (1979-2019). Báo Tuổi Trẻ cho biết: “Trưa 20 Tháng Hai, lễ an vị lư hương diễn ra tại đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại địa chỉ 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1” (đường Hiền Vương cũ trước 1975); trong khuôn viên đền thờ bây giờ có hai chiếc lư hương lớn, một chiếc nguyên bản cũ đã có sẵn từ trước 1975 đặt dưới chân tượng đồng Đức Thánh Trần, và chiếc lư hương cũ ở chân tượng Đức Thánh Trần bến Bạch Đằng di dời về đặt ở giữa sân đền thờ.”


image076Lư hương cũ.


image078Quai rồng lư hương mới.


image080Quai rồng lư hương cũ.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Một số hình ảnh Sài Gòn trước 1975 qua ống kính Đề Đốc Charles F. Rauch

http://redsvn.net/chum-anh-sai-gon-truoc-1975-qua-ong-kinh-charles-f-rauch/


Loạt ảnh tài liệu về thủ đô Sài Gòn trước 1975 của Hải quân Đề Đốc Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ 1968 đến 1970.


image082Thương xá Passage Eden – một trong các trung tâm thương mại của Sài Gòn trước 1975.

image084Nhà hát Lớn thành phố.
image086Khách sạn nổi tiếng Continental Palace bên cạnh nhà hát lớn.
image088Khách sạn Caravelle.
image090Trụ sở công ty xăng dầu Shell Việt Nam ở Sài Gòn trên đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn).
image092Tòa Đại sứ Anh Quốc ở góc Thống Nhất – Mạc Đĩnh Chi.
image094Nhà thờ Đức Bà.
image096Khu công viên cạnh nhà thờ Vương cung Thánh đường Saigon.

image098Dinh Độc Lập nhìn từ Đại lộ Thống Nhất.

image100Dường lưu thông trước cửa Dinh Độc Lập.
image102Đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) đoạn chạy qua Dinh Độc Lập.
image104Lầu bát giác trong khuôn viên Dinh Độc Lập nhìn từ đường Công Lý.
image106Đường Huyền Trân Công Chúa bên hông Dinh Độc Lập (ảnh chụp lúc cấm đường).
image108Bên ngoài Câu lạc bộ thể thao Sài Gòn bên đường Hồng Thập Tự (nay là Cung Văn hóa Lao động TP HCM, đường Nguyễn Thị Minh Khai).
image110Trên đường Hồng Thập Tự.
image112Xe lam trên đường phố Sài Gòn.
image114Xích lô máy (trái) ở Sài Gòn và xích lô đạp (phải).
image116Cao ốc số 218 Phan Đình Phùng, trụ sở NSAS – Cơ quan hỗ trợ hoạt động Hải quân Mỹ ở Sài Gòn.
image118Villa 60 Trần Quý Cáp – Tư dinh của tướng Westmoreland, Tướng Creighton Abrams và Tướng Frederick C Weyand ở Sài Gòn thời chiến tranh Việt Nam.
image120Tòa nhà Ngân hàng Việt Nam Thương Tín ở góc đường Hàm Nghi – Tôn Thất Đạm đang được xây dựng (nay là tòa nhà Vietinbank).
image122Tòa nhà Bộ Giao thông – Bưu điện VNCH cạnh chợ Bến Thành, (nay là tòa nhà trụ sở của Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn).
image124Giao lộ Hàm Nghi – Pasteur.
image126 Giao lộ Hàm Nghi – Pasteur.
image128Tổng nha Quan thế, góc Hàm Nghi – Pasteur.
image130 Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH.
image132Tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng.
image134Phía cuối đường Hàm Nghi.
image136Toàn cảnh khu vực quãng trường trước chợ Bến Thành.
image138Một góc nhìn khác về khu vực trước chợ Bến Thành.
image140Trường Phan Văn Trị trước rạp Đại Nam.
image142Rạp Hưng Đạo trên đường Trần Hưng Đạo.
image144Công viên Chi Lăng.

image146 Đường Tự Do (tên mới Đồng Khởi).


image148 Vũ trường Maxim trên đường Tự Do.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Hình ảnh “Saigon mới” chụp từ trên trực thăng


image150Sông Saigon đoạn chảy qua quận 4 - Ảnh: QUANG ĐỊNH


12/04/2022


TTO - Ngày 12-4, TP.HCM tổ chức chuyến bay khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch "Ngắm TP.HCM từ trên cao" bằng máy bay trực thăng. Đây là sản phẩm độc đáo mà ngành du lịch TP triển khai để thu hút khách.


image151Cánh đồng bất tận với những ruộng lúa chín vàng - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Với sự thống nhất chủ trương của UBND TP.HCM và Bộ Quốc phòng, Sở Du lịch TP.HCM chủ trì phối hợp Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) và Công ty trực thăng miền Nam tổ chức chuyến bay khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch "Ngắm TP.HCM từ trên cao" bằng máy bay trực thăng.


Sản phẩm du lịch này dự kiến gồm có sản phẩm tầm ngắn và tầm trung. Sản phẩm tầm ngắn (thời gian bay từ 30 đến 45 phút) gồm 2 lộ trình bay: bay ngắm trung tâm TP.HCM và bay ngắm trung tâm TP.HCM - Cần Giờ.


image153Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, huyện Cần Giờ nhìn từ trực thăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Sản phẩm tầm trung (thời gian bay khoảng 60 phút) với lộ trình bay kết nối TP.HCM và Long An theo tuyến trung tâm TP.HCM - khu du lịch Cánh đồng bất tận (tỉnh Long An), hoặc Cần Giờ (TP.HCM) - khu du lịch Cánh đồng bất tận.


Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - cho biết dự kiến sản phẩm du lịch này sẽ đưa vào khai thác nhân kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, và ngay sau khi TP phát động chương trình "TP.HCM chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City" nhằm chào đón du khách trong nước và quốc tế.


Đây là sản phẩm đầu tiên trong chuỗi các sản phẩm mới, độc đáo mà ngành du lịch TP đang triển khai xây dựng để thu hút khách du lịch, đón đầu thị trường khách quốc tế khi mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới.


PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) - cho biết ngay sau khi tòa nhà Viện chấn thương chỉnh hình của bệnh viện được đưa vào hoạt động, Viện chấn thương chỉnh hình sẽ trở thành trung tâm cấp cứu đa năng đường bộ, đường không, đường thủy. Bệnh viện đang xây dựng quy trình cấp cứu đặc biệt là cấp cứu ngoài bệnh viện, vấn đề lớn hiện nay của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Việc triển khai hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện sẽ "cướp" được thời gian vàng để cấp cứu được cho người bệnh.


Sau khi hoàn thành tốt việc cấp cứu đối với Trường Sa, hệ thống y tế biển đảo, Tây Nguyên, bệnh viện tiếp tục triển khai đường bay phục vụ dân sinh. Ngày 12-4, bệnh viện cùng các đơn vị đã triển khai chuyến bay khảo sát xây dựng sản phẩm du dịch với phạm vi TP.HCM và Long An, nhiệm vụ là vẫn phải đảm bảo công tác cấp cứu điều trị, kết hợp với du lịch và y tế, đáp ứng nhu cầu về du lịch trong việc phát triển kinh tế và đặc biệt là phục hồi kinh tế du lịch.


image155Du khách ghi lại hình ảnh từ trực thăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
image157Một góc huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
image159Một góc xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ hướng về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: QUANG ĐỊNH
image161Những dòng sông uốn lượn qua những làng quê yên bình - Ảnh: QUANG ĐỊNH
image163Đại diện Sở Du lịch TP.HCM tặng hoa cho các đơn vị đi khảo sát tour du lịch mới - Ảnh: QUANG ĐỊNH
image165Sản phẩm du lịch này dự kiến gồm có sản phẩm tầm ngắn và tầm trung
image167Những cánh đồng bất tận ở Long An - Ảnh: QUANG ĐỊNH
image169Huyện Nhà Bè, TP.HCM nhìn từ trực thăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

THU HIẾN - QUANG ĐỊNH

23 Tháng Năm 2022(Xem: 3328)
23 Tháng Ba 2022(Xem: 3544)
15 Tháng Ba 2022(Xem: 3478)