Nguy cơ nào cho Việt Nam khi láng giềng chuyển nước sông Mekong?

21 Tháng Bảy 20169:43 CH(Xem: 8028)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 22  JULY 2016


Nguy cơ nào cho Việt Nam khi láng giềng chuyển nước sông Mekong?


Thứ tư, 20/07/2016


(Xã hội) - Các chuyên gia môi trường vừa lên tiếng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi 3 nước láng giềng Thái Lan, Lào, Campuchia đẩy mạnh đầu tư cho các dự án thuỷ điện và chuyển nước sông Mekong.


  • >>
image071

Ảnh minh họa.


Phát biểu trong toạ đàm “Rủi ro tiềm ẩn từ các dự án chuyển nước sông Mê Kông tới ĐBSCL” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức, ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia quản lý lưu vực sông nhận định tình trạng ngập lũ trong mùa mưa và thiếu nước ngọt, hạn hán, nước mặn xâm nhập trong mùa khô có nguy cơ tăng cao dưới tác động của các công trình thuỷ điện trong và ngoài nước cũng như việc triển khai các dự án chuyển nước sông Mekong của Thái Lan, Campuchia. Bên cạnh đó, lượng phù sa đổ về ĐBSCL cũng có khả năng giảm sút, hệ thủy sản, môi trường sinh thái cũng sẽ biến đối do tác động của sử dụng nước thượng lưu.


Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Toàn, chuyên gia Uỷ ban sông Mekong Việt Nam cho rằng việc triển khai cùng lúc các dự án thuỷ điện và chuyển nước của Việt Nam cũng như nước láng giềng là rất nguy hiểm bởi 95% lượng dòng chảy vào ĐBSCL là đến từ nước ngoài nên khi lượng dòng chảy giảm, ĐBSCL sẽ phải đối mặt với tình trạng hạn hán, ngập mặn nghiêm trọng hơn trước.


image072

Chuyên gia Nguyễn Hồng Toàn phát biểu trong buổi toạ đàm.


Theo ông Toàn, trong tháng 4, tháng hạn nhất, lưu lượng nước sông Mekong về Việt Nam có thể mất 120 – 400m3/giây do các dự án chuyển nước trong khi lưu lượng nước mùa kiệt trung bình chỉ 1.000m/giây.


Còn chuyên gia Trần Xuân Thái – Viện khoa học Thuỷ lợi phân tích nếu triển khai cả thuỷ điện và chuyển nước trên dòng chính trên sông Mekong sẽ làm mất đi 60% lượng phù sa cho ĐBSCL, làm tăng sạt lở.


TS. Đào Trọng Tứ, chuyên gia Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng hiện các nghiên cứu mới tập trung vào tác động của các công trình thuỷ điện mà chưa nói về vấn đề chuyển nước lưu vực sông Mekong trong khi chuyển nước đã và đang là thách thức lớn với ĐBSCL đặc biệt là hiện nay Uỷ ban Sông Mekong đang hoạt động có phần trầm lắng, cơ chế hợp tác với các nước láng giềng lỏng lẻo.


Thời gian qua, Thái Lan đã đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng nên đã bơm hàng triệu mét khối nước để tưới cho đồng ruộng nước này và rục rịch triển khai các dự chuyển nước trên một nhánh sông Mekong, bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia môi trường về tác động tiêu cực đối với các nước ở hạ nguồn như Việt Nam. Chính phủ Thái Lan còn dự kiến chi 1,8 tỷ USD để thực hiện kế hoạch chuyển nước sông Mekong. Theo đó, nước này đang xây các cửa dọc Huay Luang – một dòng nhánh của sông Mekong và đào 30 hồ trữ nước gần lưu vực sông Mekong từ năm 2015.


(Theo Báo Tiền Phong)

06 Tháng Tám 2017(Xem: 8169)