"Thất vọng, thở than, chì chiết, đay nghiến Obama"

24 Tháng Năm 201611:32 CH(Xem: 8167)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 25  MAY  2016

Ghi nhận ngắn các ý kiến quanh chuyến đi VN của TT Obama

"Thất vọng, thở than, chì chiết, đay nghiến Obama"

Họp Báo Tại Quốc Hội Hoa Kỳ về Chuyến Công Du Việt Nam của TT Obama

Thông Cáo Báo Chí

BPSOS – Ngày 23 tháng 5, 2016

Liên lạc: Elise Phuong Ho: elisephuong.ho@bpsos.org


Thời gian: 3pm ngày 24 tháng 5, 2016

Địa điểm: House Triangle, Quốc Hội Hoa Kỳ

Washington, DC – Một buổi họp báo sẽ được đồng tổ chức bởi Dân Biểu Christopher Smith và BPSOS tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Ba 24 tháng 5 tại khuôn viên House Triangle của Toà Nhà Quốc Hội (Capitol). Sẽ có sự tham gia của nhiều vị dân biểu và đại diện của các tổ chức nhân quyền.

Mục đích của buổi họp báo khẩn cấp này là để lên tiếng đối với quyết định của Tổng Thống Obama về dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam trong khi tình trạng vi phạm nhân quyền ở quốc gia này vẫn tiếp tục nghiêm trọng.

***

New Jersey’s Fourth Congressional District

Chairman of the House Global Human Rights Subcommittee, Chairman of Congressional-Executive China Commission, Senior Member of the House Foreign Affairs Committee

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

Một số khách mời của Obama 'bị chặn'

BBC 24/5/16

Tổng thống Hoa Kỳ nói một số nhà hoạt động đã bị ngăn cản, không thể tới dự cuộc gặp mặt với ông hôm thứ Ba 24/5.

Trước thời điểm diễn ra cuộc gặp, trên mạng xã hội có thông tin một số khách mời là tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang và blogger Thảo Teresa bị ngăn cản và câu lưu.

Cuối cùng, chỉ sáu khách mời có mặt, gồm nhà nghiên cứu xã hội Lê Quang Bình, ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).

Ông Barack Obama nói tuy Việt Nam đã có những tiến bộ nhưng Washington quan ngại về những giới hạn mà Hà Nội áp đặt lên vấn đề tự do chính trị.

image067

Image copyright JIM WATSON AFP Getty Images Image caption Ông Obama có buổi gặp một số thành viên xã hội dân sự tại Hà Nội hôm 24/5

“Hiện vẫn đang có những quan ngại to lớn trong vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, trách nhiệm giải trình của chính phủ,” ông nói trong cuộc gặp sáu thành viên xã hội dân sự tại khách sạn JW Marriot, Hà Nội.

“Tôi đã nhấn mạnh trong các cuộc họp của tôi ngày hôm qua với Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội rằng chúng tôi tôn trọng chủ quyền và độc lập của Việt Nam.”

“Rốt cuộc thì nhân dân Việt Nam là những người quyết định xem xã hội của họ sẽ hoạt động ra sao, và chính phủ của họ thế nào.”

“Nhưng chúng tôi tin vào những giá trị phổ quát nhất định, và điều quan trọng là chúng tôi phải đại diện nói ra những giá trị đó ở bất kỳ những nơi nào chúng tôi tới.”

“Điều đặc biệt quan trọng và hữu ích cho tôi là được trực tiếp lắng nghe những người, vốn nhiều khi phải chịu các điều kiện ngặt nghèo, vẫn mong muốn cất lên tiếng nói vì tự do và nhân quyền.”

“Tôi cần phải lưu ý rằng đã có một số nhà hoạt động khác được mời nhưng họ đã bị chặn không thể tới đây vì những lý do khác nhau.”

“Tôi cho rằng đây là một chỉ dấu cho thấy mặc dù đã có ít nhiều tiến bộ và mặc dù chúng tôi từng hy vọng là với việc có một số cải cách tư pháp đang được dự thảo, được thông qua thì sẽ có những tiến bộ thêm nữa, nhưng vẫn có những người bị cản trở khi muốn tụ tập ôn hòa để nói về những vấn đề mà họ quan tâm sâu sắc.”

image069

Image copyright vepr.edu.vn Image caption Ông Nguyễn Quang A là một trong những người được mời nhưng đã không có mặt trong cuộc gặp với Tổng thống Obama

'Không nói về bầu cử Quốc hội, nhân quyền và tù chính trị'

“Cuộc gặp Tổng thống Obama diễn ra trong vòng nửa giờ, mỗi khách mời có hơn một phút trình bày về bản thân và lĩnh vực mà mình đang hoạt động,” bà Nguyễn Hồng Oanh, một trong sáu khách dự, nói với BBC Tiếng Việt sau cuộc gặp.

“Tôi nói về quyền của người khuyết tật, ông Bình nói về quyền của người LGBT, cô Khôi nói về quyền tự do biểu diễn.”

“Không có ai đề cập về chuyện bầu cử Quốc hội cũng như vấn đề nhân quyền hay tù nhân chính trị”.

Bà cũng cho hay là “chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người khuyết tật, không quan tâm đến chính trị nên không biết về những khách mời khác như ông Quang A”.

“Tôi không rõ là những khách mời không đến được là do bị ngăn cản hay lý do nào khác,” bà nói.

“Nói chung, tôi nghĩ mọi người có tâm lý đến trao đổi để Tổng thống Mỹ nắm bắt tình hình xã hội dân sự Việt Nam chứ không kỳ vọng có sự thay đổi nào. Việc nhà mình thì mình tự giải quyết thôi.”./

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

Người Việt ở Mỹ nói về chuyến đi của ông Obama

BBC 24 tháng 5 2016

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong ngày đầu tiên tới thăm Việt Nam đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, và chứng kiến lễ ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ giữa hãng hàng không tư nhân VietJet Air với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla.

BBC Tiếng Việt hỏi chuyện một số người Việt ở nước ngoài về sự kiện này.

BBC: Quý vị đánh giá thế nào về kết quả hai bên đạt được trong ngày đầu tiên ông Obama ở Việt Nam?

Ông Đỗ Hồng Anh, cựu Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Washington D.C, Maryland và Virginia:

Người Việt ở hải ngoại kỳ vọng quá nhiều vào vấn đề nhân quyền, nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy ông Obama đề cập tới. Khi đề cập tới vấn đề bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, Tổng thống Obama đã nói rằng sẽ đặt vấn đề nhân quyền kèm theo. Như chúng ta thấy, từ trước tới nay chúng ta luôn nêu vấn đề nhân quyền nhưng dường như lại không có biện pháp chế tài nào trong trường hợp đối phương không thi hành, không áp dụng các quy tắc nhân quyền. Đó là điều gây thất vọng ít nhiều cho cộng đồng hải ngoại.

Vấn đề TPP cũng vậy. Yêu cầu minh bạch hóa vấn đề ngân sách đã được đặt ra, thế nhưng vấn đề gần đây nhất là chuyện cá chết thì nhà nước [Việt Nam] vẫn chưa minh bạch được nguyên nhân khiến cá chết, nhiễm độc môi trường. Tôi e là vấn đề minh bạch ngân sách cũng sẽ như vậy – tức là không thể nào minh bạch được ngân sách quốc gia theo như đòi hỏi của TPP.

Về vấn đề ký hợp đồng bán máy bay Boeing, tôi cho rằng đó là điều đáng vui mừng bởi Việt Nam ta như vậy sẽ có được những phi cơ tối tân, cải thiện điều kiện vận chuyển và giúp thúc đẩy kinh tế.

Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, California, Hoa Kỳ:

Trước chuyến đi của ông Obama, chúng tôi đã được mời vào họp với Hội đồng An ninh Quốc gia. Khi đó họ có nói rõ là vấn đề gia tăng giao thương và thắt chặt quan hệ giữa hai nước chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng họ quả quyết vấn đề nhân quyền sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giao thương, và tất cả tùy thuộc vào thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Nay chuyến đi của ông Obama đã gần như hoàn tất, với hai sự kiện quan trọng đã diễn ra trong ngày đầu tiên. Điều này khiến cộng đồng người Việt, nhất là ở vùng Hoa Thịnh Đốn, đặt câu hỏi không biết chính quyền Mỹ, đặc biệt là ông Obama, có quên lời hứa nhân quyền và đặt vấn đề tiền lên trên vấn đề nhân quyền hay không.

Chúng tôi vừa nhận được lời mời tham dự cuộc họp báo của dân biểu Christ Smith, một dân biểu kỳ cựu của tiểu bang New Jersey, người luôn lưu tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, vào 3 giờ chiều ngày mai (24/5) về chuyến đi của ông Obama. Theo tôi hiểu thì có lẽ đây là sự kiện chỉ mới được tổ chức do những gì xảy ra trong ngày hôm nay của ông Obama tại Việt Nam, nhằm thảo luận về vấn đề Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.

Chúng tôi không chống việc gỡ bỏ lệnh bán vũ khí sát thương hay việc Việt Nam gia nhập TPP. Nhưng chúng tôi đòi hỏi điều kiện nhân quyền phải đi đôi với những tiến triển thương mại, phát triển bang giao giữa hai nước.

Nếu chính quyền Mỹ bỏ qua vấn đề nhân quyền mà chỉ chú trọng tới kinh tế, thì với tư cách là người Mỹ gốc Việt, chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục tranh đấu và đòi hỏi tôn trọng nhân quyền.

BBC: Quý vị mong muốn Tổng thống Obama làm gì trong thời gian còn lại ở Việt Nam?

Ông Đỗ Hồng Anh, cựu Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Washington D.C, Maryland và Virginia:

Chúng tôi hy vọng là trong thời gian hai ngày còn lại của chuyến thăm, Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp xúc với các tiếng nói bất đồng chính kiến ở Việt Nam, để vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu thế giới thấy được thực trạng nhân quyền, đời sống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là vấn đề môi trường ô nhiễm và phản ứng của nhà nước ra sao, để ông nắm được ít nhiều về những yêu cầu của dân chúng tại Việt Nam.

Cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng mong Tổng thống Obama có dịp tiếp xúc với những người đại diện cho các tôn giáo, để thấy được tự do tôn giáo ở Việt Nam có được thực thi đúng mức như nhà nước Việt Nam vẫn nói không.

Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, California, Hoa Kỳ:

Tổng thống nên tiếp tục can thiệp cho những người đang bị tù vì phát biểu ý kiến ôn hòa, thăm một số nhà tranh đấu dân chủ đại diện cho mọi xu hướng ở Việt Nam, gặp gỡ xã hội dân sự và khuyến khích chính phủ Việt Nam công nhận các tổ chức này, để cho họ sinh hoạt bình thường, đúng như những gì mà như các tổ chức phi chính phủ mà nhà nước lập ra hoặc cho phép thành lập được hưởng./

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Hai DB Loretta Sanchez và Alan Lowenthal bày tỏ quan tâm về quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí với CSVN

From: Chan Tran 23/5/16

Kính gởi statements của cả hai vị dân biểu.

Dân Biểu Alan Lowenthal Gọi Quyết Định Bãi Bỏ Cấm Vận Vũ Khí Đối Với Việt Nam Là Thất Sách và Quá Sớm

Trích dẫn các thiếu sót về cải thiện nhân quyền từ chính quyền Việt Nam

HOA THỊNH ĐỐN (Ngày 23 tháng 5, 2016) Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal (CA-47) hôm nay đã có những phát biểu dưới đây trước sự việc Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam:


“Quyết định của Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam là quá sớm và thất sách.  Tôi vô cùng thất vọng khi chúng ta mất đi thêm một cơ hội nhằm thúc đẩy chính quyền Việt Nam đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc cải thiện nhân quyền của người dân Việt Nam.


“Bằng bất kỳ phương thức đo lường nào, Việt Nam gần đây vẫn chưa có tiến triển hướng tới việc tôn trọng những quyền tự do của chính người dân của họ.  Chỉ trước thời gian Tổng Thống Obama đến Việt Nam, chính quyền CSVN đã đàn áp các cuộc biểu tình vì thảm họa môi trường đang xảy ra tại bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam và sau đó là cuộc bầu cử Quốc Hội CSVN được dựng lên và các ứng viên độc lập không được Đảng Cộng Sản phê chuẩn đã bị loại bỏ.  Ba ngày trước đây, một người Mỹ gốc Việt hoạt động vì nhân quyền là cô Nancy Nguyễn từ Nam California đã bị mất tích tại Việt Nam.  Trong ngày Tổng Thống Obama đặt chân đến Việt Nam, các nhà hoạt động và một số ký giả dự trù sẽ gặp Tổng Thống đã bị ngăn chặn bởi các thế lực của chính quyền CSVN.

“Việt Nam tiếp tục bắt giam các tù nhân lương tâm thuộc mọi giới, từ các luật sư nhân quyền, bloggers, cho đến các nhà hoạt động vì quyền lao động và các vị lãnh đạo tôn giáo.  Nếu Việt Nam muốn xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ, và trước khi Hoa Kỳ bán bất kỳ vũ khí sát thương nào cho Việt Nam, thì chính quyền CSVN phải bắt đầu tôn trọng các quyền tự do và căn bản của người dân Việt Nam.”

 ------------------------

Congresswoman Loretta Sanchez

Representing California’s 46th Congressional District

STATEMENT

FOR IMMEDIATE RELEASE

May 23, 2016

Emily Morris, 202-225-2965

Emily.Morris@mail.house.gov


REP. LORETTA SANCHEZ CONCERNED BY VIETNAM ARMS EMBARGO LIFTING

 

WASHINGTON, D.C. – Congresswoman Loretta Sanchez (CA-46), founder and co-chair of the Congressional Caucus on Vietnam, released the following statement after President Obama announced the end of the embargo on sales of lethal arms to Vietnam. Last week, the House of Representatives passed Rep. Sanchez’s amendment expressing a Sense of Congress that increased military relations with Vietnam should be contingent on Vietnam’s commitment to implement human rights reforms.

 

“I fear that by prematurely lifting the arms embargo on Vietnam, the United States has perilously weakened our leverage for securing human rights reforms in Vietnam in the future. Now, what incentive is left for the Vietnamese government to meaningfully enact human rights reforms and respect the civil rights of the Vietnamese people? We’ve effectively handed them a free pass accompanied by a stern warning which Vietnam can easily disregard.”

 

“President Obama is supposed to meet with human rights activists tomorrow morning in Hanoi. But most, if not all, of these activists have been placed under house arrest or picked up by the police security. So even during the President’s visit, the Vietnamese government has continued engaging in blatant, systemic and egregious human rights violations against the Vietnamese people—from harassing and detaining peaceful activists, journalists and their families; to intense crackdowns on free speech, dissent and freedom of the press. I will continue to voice my grave concerns about the prospect of prioritizing trade or military power at the cost of human rights.”

 

“Yesterday, Deputy Assistant Secretary of State for East Asia and Pacific Affairs Patrick Murphy called me and we had a discussion about the Administration’s new policy. I told Deputy Assistant Secretary Murphy that the Administration’s choice to pursue this new policy will be judged harshly by historians. According to Deputy Assistant Secretary Murphy it was a big concession for the Vietnamese government to release Father Nguyen Van Ly months before his term was up, however that’s not enough. The Vietnamese government must release all political prisoners in order to demonstrate their commitment to improve human rights.  It’s a sad day for American foreign policy and human rights.”

 

For the past 19 years, Congresswoman Sanchez has been a leading voice in Congress in calling for social justice and religious freedom for the Vietnamese people. Last week, Rep. Sanchez led a letter with 19 bipartisan members of Congress urging President Obama to raise concerns about Vietnam’s ongoing human rights violations and to advocate for the release of all Vietnamese prisoners of conscience during the President’s trip to Vietnam.  Additionally last week, Rep. Sanchez and Rep. Zoe Lofgren sent a letter to President Obama about Vietnam’s recent environmental catastrophe involving millions of dead fish washing ashore beginning in early April along the coastline, devastating the economy in coastal cities and presenting a health hazard for the people of Vietnam.

 

Rep. Sanchez believes the United States must hold the Vietnamese government accountable for its well documented egregious and systemic human rights violations before viable economic relations can be pursued. Rep. Sanchez proudly represents one of the largest Vietnamese populations outside of Vietnam in the world, in Orange County, California.

 

###

 

Congresswoman Loretta Sanchez is proud to represent California’s 46th Congressional District, which includes the cities of Anaheim, Santa Ana, and parts of the cities of Garden Grove and Orange in Orange County. She serves as a senior member on the Committee on Homeland Security and the House Armed Services Committee, and as Ranking Member of the House Armed Services Subcommittee on Tactical Air and Land Forces.

Emily Morris

Press Secretary

U.S. Rep. Loretta Sanchez (CA-46)

1211 Longworth House Office Building

Washington D.C. 20515

Ph: (202) 225-2965

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

 From: Anthony Vu <anhngocvu1125@gmail.com>

 

Ngoài các cuộc đón tiếp linh đình, ngồi ăn bún chả với thằng cha đầu bếp chuyên tán phét Bourdain và bữa tiệc quốc yến ̣ 9 món và một vài quyền lợi về đầu tư, Obama đâu có đánh đổi được gì nhiều. Trong khi đó, ngoài cái việc thả cha Lý ra để tạo một chút cái gọi là thiện chí "dỏm", VIỄN ẢNH VỀ MỘT NƯỚC VIỆT NAM PHI CỘNG SẢN, TỰ DO, DÂN CHỦ VÀ ĐỘC LẬP NGÀY THÊM MỊT MÙ, "XA LẮC XA LƠ"...

Ngay đến cái quốc nạn cá chết vô cùng khủng khiêp do tập đoàn Formosa gây ra, chuyện Tàu cộng lũng đoạt Biển Đông cũng như mưu đồ diệt chủng của chúng đối với Dân tộc VN chúng ta, hết thảy các mối đe dọa đó đã không hề được các nhà lãnh đạo Tối cao 2 nước nhắc tới trong các cuộc họp báo cũng như trong các tuyên cáo chung.

Đây chẳng qua cũng chi là 1 trong những "last Hurrahs" dành cho một ông tổng thống sắp sửa về vườn mà thôi. Ngoài sống chết mặc bay, kể cả dân chúng Hoa kỳ.

VNA

06 Tháng Tám 2017(Xem: 8169)