Biển nam Trung Hoa / Biển Đông đi về đâu?

13 Tháng Hai 20175:45 CH(Xem: 8980)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  BA  14  FEB  2017


Biển nam Trung Hoa / Biển Đông đi về đâu?


Học giả Mỹ: Trung Quốc có thể "câu giờ" COC 15 năm nữa


Hồng Thủy


15:37 10/02/17


 (GDVN) - Trung Quốc chỉ nói chứ không muốn làm. Việc đàm phán và ký kết COC không có trong tính toán của họ suốt nhiều năm qua, và trong nhiều năm tới.


Philippines Daily Inquirer ngày 10/2 đưa tin, một số nhà nghiên cứu tin rằng, bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó có thể ra đời trong năm 2017, thậm chí quá trình đàm phán COC khi nào mới kết thúc cũng chưa có câu trả lời xác định.


Tiến sĩ Marvin Ott, một học giả nghiên cứu Đông Nam Á từ Đại học Johns Hopkins bình luận, COC "không có lợi" theo quan điểm của Trung Quốc, khi nước này nhất quyết bác bỏ Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông.


image008

Giáo sư, Tiến sĩ Marvin Ott, ảnh: VTV


Giáo sư Marvin Ott bình luận:


"Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý có một COC thực thụ. Bởi COC thực sự sẽ là bộ quy tắc xác định giới hạn, phân định biển và do đó hạn chế các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông".


Trong khi đó Trung Quốc đã cài đặt hệ thống vũ khí, bao gồm cả hệ thống hỏa lực phòng không trên 7 đảo nhân tạo họ xây dựng (bất hợp pháp).


Tiến sĩ Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế, Hoa Kỳ nhận xét, Trung Quốc sẽ tiếp tục câu giờ, trì hoãn đàm phán COC vì việc này đã kéo dài suốt hơn một thập kỷ.


Ông đồng ý với Giáo sư Marvin Ott rằng, Trung Quốc chỉ nói chứ không muốn làm. Việc đàm phán và ký kết COC không có trong tính toán của họ suốt nhiều năm qua, và trong nhiều năm tới.


Giáo sư Ott nói rằng, Trung Quốc sẽ dây dưa COC thêm 15 năm nữa, nếu thấy điều đó cần thiết. Hai chuyên gia đã tiếp riêng 10 nhà báo Philippines tuần trước tại Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.


Hiebert tin rằng, ngay cả cuộc tấn công quyến rũ của Tổng thống Rodrigo Dutere với Trung Quốc cũng không thể mang lại COC trong năm nay, bởi COC phụ thuộc vào phạm vi áp dụng. 


"Tôi nghĩ rằng, mục tiêu của Trung Quốc là làm cho việc đàm phán COC kéo dài càng lâu càng tốt", Tiến sĩ Murray Hiebert bình luận.


Takahara Akio, một chuyên gia về quan hệ quốc tế Đại học Tokyo nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đã nói nhiều điều tốt đẹp, nhưng hành động của họ thì khác. 


Trung Quốc đang câu giờ. Nếu họ muốn giành phần thắng mà không cần tốn hòn tên mũi đạn, họ sẽ từng bước gia tăng sự hiện diện của mình và tìm cách áp đảo các bên khác.


Vì vậy ông khuyến cáo Tổng thống Rodirog Duterte, mặc dù tận dụng các cơ hội từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là quyền của ông ấy, nhưng cũng nên nói thẳng với Trung Nam Hải rằng:


"Chúng tôi mong muốn một trật tự đựa trên luật pháp quốc tế. Chúng tôi không mong muốn một trật tự dựa trên sức mạnh".


Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tháng này bày tỏ lạc quan, 10 nước ASEAN và Trung Quốc sẽ kết thúc việc đàm phán COC trong năm nay để giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông. 


Tài liệu tham khảo:


https://globalnation.inquirer.net/152515/code-conduct-china-disputed-sea-held-unlikely


Hồng Thủy


 


+++++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN


Trung Quốc sẽ còn hứa về COC 15 năm nữa


(Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - Chuyên gia Mỹ cho rằng, Trung Quốc chỉ nói chứ không muốn làm và còn có thể kéo dài ký kết COC tới 15 năm nữa.


Philippines Daily Inquirer mới đây dẫn lời một số học giả nghiên cứu về tình hình Đông Nam Á cho rằng, bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó có thể ra đời trong năm 2017, thậm chí quá trình đàm phán COC còn có thể kéo dài tới thời điểm chưa xác định.


Tiến sĩ Marvin Ott, một học giả nghiên cứu Đông Nam Á từ Đại học Johns Hopkins bình luận, COC "không có lợi" theo quan điểm của Trung Quốc, khi nước này nhất quyết bác bỏ Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông và còn cài đặt hệ thống vũ khí, bao gồm cả hệ thống hỏa lực phòng không trên 7 đảo nhân tạo họ xây dựng (bất hợp pháp).


image007Trung Quốc có thể không ký COC trong năm nay.


"Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý có một COC thực thụ. Bởi COC thực sự sẽ là bộ quy tắc xác định giới hạn, phân định biển và do đó hạn chế các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông" - TS.Ott nói.


Thậm chí, Trung Quốc còn có thể "dây dưa" COC thêm 15 năm nữa nếu điều đó cần thiết.


Cùng quan điểm này, Tiến sĩ Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ nhận xét, Trung Quốc sẽ tiếp tục câu giờ, trì hoãn đàm phán COC vì bằng chứng rõ nhất cho thấy việc này đã kéo dài suốt hơn một thập kỷ.


Vị tiến sĩ Mỹ cho rằng, Trung Quốc chỉ nói chứ không muốn làm. Việc đàm phán và ký kết COC không có trong tính toán của họ suốt nhiều năm qua, và trong nhiều năm tới.


"Tôi nghĩ rằng, mục tiêu của Trung Quốc là làm cho việc đàm phán COC kéo dài càng lâu càng tốt", Tiến sĩ Murray Hiebert bình luận.


Thậm chí, yếu tố Philippines tác động tới Trung Quốc thời gian qua cũng không thể mang lại ký kết của Bắc Kinh về COC trong năm nay.


Yếu tố Philippines có quyết định ký hết Hiệp định COC 2017?


Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật với Philippines kể từ sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ngả về phía Manila.


Trung Quốc bắt đầu một chiến dịch ngoại giao nhằm lấy lòng ông Rodrigo Duterte và tránh gây hấn với các bên tuyên bố chủ quyền khác. Tuy nhiên, sự thay đổi này có vẻ như chỉ mang tính chiến thuật. 


image009Trung Quốc - Philippines chọn con đường ngoại giao, kinh tế bỏ qua tranh chấp lãnh thổ.


Theo Giám đốc Tổ chức “Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á” (AMTI) Gregory Poling, trên thực tế, Bắc Kinh không hề từ bỏ mục tiêu lâu dài là làm bá chủ Biển Đông.


Bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng sức nóng của vụ kiện tại PCA nên giảm đi và đây là lúc tất cả các bên cần trở lại con đường đúng đắn. Ông này khẳng định Trung Quốc sẽ tìm cách kết thúc một khuôn khổ cho COC với ASEAN về vấn đề Biển Đông vào giữa năm 2017.


Các phương tiện truyền thông Trung Quốc sau đó đưa tin về một số vấn đề mà họ coi là “đột phá” tại cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao Trung Quốc với những người đồng cấp ASEAN hồi tháng 8/2016, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng để xử lý các vụ việc khẩn cấp trên biển và thực thi Quy tắc ứng xử trong các vụ va chạm bất ngờ trên biển (CUES) tại Biển Đông.


Tuy nhiên, các nhà quan sát có quan điểm hoài nghi cho rằng cả đường dây nóng và việc thực thi CUES đã được đồng thuận từ ít nhất 1 năm trước đó và cũng được nhắc đi nhắc lại trong nhiều sự kiện. Trong khi đó, COC được theo đuổi trong hơn một thập kỷ qua mà vẫn không có tiến triển nào.


Do vậy, không có lý do gì để tin rằng tình hình này có thể thay đổi trong vài tháng tới.


Bắc Kinh tỏ ra có các bước đi ngoại giao đẹp đẽ với Philippines trong việc giảm nhẹ các căng thẳng tại bãi cạn Scarborough nhưng cũng không khác gì nhiều trong vòng 4 năm qua.


Trung Quốc sẽ không từ bỏ các căn cứ quân sự mà họ xây dựng trái phép trên đá Vành Khăn và cũng không đồng ý cho Philippines chiếm đóng bãi Cỏ Mây, mặc dù PCA đã ra phán quyết về 2 điều này.


Hành động đẹp về ngoại giao của Bắc Kinh gần đây không đi cùng với bất cứ việc giảm xây dựng trái phép cơ sở quân sự ở quần đảo Trường Sa.


Hình ảnh vệ tinh trước phán quyết của PCA hé lộ việc Trung Quốc đang xây dựng bãi đáp cho 24 máy bay chiến đấu và từ 3-4 máy bay cỡ lớn hơn tại mỗi đảo trong số 3 đảo nhân tạo lớn nhất do Trung Quốc chiếm đóng: bãi Chữ Thập, bãi Vành Khăn và bãi Xubi. Tất cả các nhà chứa máy bay đều đã hoàn thành. Các nước trong khu vực sẽ sớm thấy máy bay quân sự Trung Quốc triển khai với số lượng lớn, ít nhất là luân phiên, tại Trường Sa.


image010Ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 28/1/2017 của CSIS.


Ngoài ra, số lượng các tàu hải quân, hải cảnh, bán quân sự của Trung Quốc trong khu vực sẽ tiếp tục tăng bởi các cơ sở quân sự trên 3 đảo nhân tạo trái phép cho phép các phương tiện Trung Quốc tuần tra phía Nam có thể chạm tới “đường 9 đoạn”- điều mà Trung Quốc chưa làm được trước đây.


Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục xây dựng năng lực tình báo điện tử và do thám radar, nâng cao khả năng kiểm soát, chặn tàu ngầm mọi nơi trong khu vực và triển khai các hệ thống phòng không tiên tiến.


Theo ông Takahara Akio, một chuyên gia về quan hệ quốc tế Đại học Tokyo cho rằng, Philippines đã được nghe nhiều lời đường mật của Trung Quốc về kinh tế nhưng những gì xảy ra ở Biển Đông không hề thay đổi theo hướng có lợi.


Vị chuyên gia khuyến cáo Tổng thống Rodirog Duterte, mặc dù tận dụng các cơ hội từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là quyền riêng, nhưng cũng nên nói thẳng với Trung Nam Hải rằng: "Chúng tôi mong muốn một trật tự đựa trên luật pháp quốc tế. Chúng tôi không mong muốn một trật tự dựa trên sức mạnh".


Kim Hoa


(theo Đất Việt)
05 Tháng Hai 2016(Xem: 10055)
Một nữ hạm trưởng Hoa Kỳ đã chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur tới gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Quốc giận dữ, trong khi Việt Nam ủng hộ.
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 9162)
- "Ngày 28/1/16, sau khi hạ cánh xuống Ba Bình, ông Mã đã có phát biểu trước một tượng đài trên đảo và kêu gọi phát triển tài nguyên biển một cách hòa bình. Ông cũng ca ngợi việc xây dựng trạm xá 10 giường bệnh và hải đăng ở nơi đây, cho rằng các cơ sở này củng cố chủ quyền của Đài Loan và cho phép tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế xung quanh đảo". - "Mỹ lo ông Tập Cận Bình cũng có thể "bắt chước" Mã Anh Cửu, bay ra thị sát đá Chữ Thập, lúc đó tình hình Biển Đông sẽ còn căng thẳng và hỗn loạn hơn nữa".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 14843)
- Thêm tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa từ gia đình tử sĩ Hải quân VNCH
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 9359)
Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào. Những hoạt động chính trị và quân sự của liệt cường diễn ra ở quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa - được cập nhật theo trình tự ngày tháng.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 9437)
Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào. Đồ họa của Văn Hóa Map: Thế trận Trường Sa hiện nay.
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 9139)
Những hoạt động chính trị và quân sự của liệt cường diễn ra ở quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa - được cập nhật theo trình tự ngày tháng năm.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 11703)
Cập nhật Nhật ký Biển Đông / Kỳ 7 06/1/2016 35. 01 Jan 16; Trung Quốc đóng HKMH thứ hai; thành lập 3 binh chủng mới. 36. 02 Jan 16; Tàu cá QNg 98459 bị đâm chìm ở vùng đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị . 37. 02 Jan 16; TQ cho 01 máy bay dân sự đáp thử sân bay Chữ Thập (Fiery Cross Reef). 38. 06 Jan 16; TQ cho thêm 02 máy bay hãng hàng không Nam Phương và Hải Nam đáp xuống thử sân bay Chữ Thập (Fiery Cross Reef). 38. 06 Jan 16; Cùng thời điểm TQ khai trương sân bay Chữ Thập, 3 chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga đến Đà Nẵng.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 9386)
"Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo giàn khoan Hải Dương 981 đã được kéo tới khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E và hoạt động từ ngày 28/12 đến 10/2/2016, đồng thời cấm các phương tiện đường thủy tiến vào khu vực 2.000m xung quanh".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 9315)
"Thương hiệu chính trị - điều kiện cốt lõi của một nền chính trị cạnh tranh lành mạnh". "Như vậy, mỗi đảng phái chính trị trong xã hội dân chủ không có gì huyền bí cả, mà chính là các thương hiệu chính trị tập thể, trong sự tranh giành “khách hàng” là các cử tri. Việc pháp luật Mỹ bảo đảm quyền tự do đảng phái không chỉ là hiện thực hóa quyền tự do chính trị, tự do bầu cử trong Hiến pháp(1), mà nó còn tạo ra tám hệ quả sau cho một nền chính trị lành mạnh:..."
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8864)
"Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov sáng nay tổ chức họp báo tổng kết mối quan hệ Việt – Nga năm 2015, thời điểm hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9384)
"Theo lịch trình, tàu Rolldock sẽ đến Singapore vào ngày 29 tháng Giêng năm tới trước khi về đến cảng Cam Ranh".
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9579)
"Nhật ký Biển Đông" là các tin tức cập nhật từ tháng Tư, 2015 đến tháng 12, 2015 liên quan đến các sự kiện, hoạt động quân sự của các quốc gia, các nhân vật "tham chiến" ở Biển Đông.