Chiến hạm Đức đến Biển Đông bảo vệ "tự do hàng hải" sau gần 20 năm

03 Tháng Tám 20219:36 SA(Xem: 4552)

VĂN HÓA ONLINE – NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ BA 03 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến hạm Đức đến Biển Đông bảo vệ "tự do hàng hải" sau gần 20 năm


03/08/2021


image039Lễ tiễn thủy thủ đoàn tàu Bayern Đức tại cảng Wilhelmshaven, đông bắc Đức, ngày 02/08/2021. AFP - SINA SCHULDT


Thu Hằng


Chiến hạm Đức Bayern đã rời cảng Wilhelmshaven (phía bắc) ngày 02/03/2021 thực hiện hành trình 6 tháng “bảo vệ tự do hàng hải tại những nơi luật pháp quốc tế cho phép”. Đích đến là vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, sau gần 20 năm Đức vắng mặt, nhằm hợp lực với nhiều nước phương Tây gia tăng hiện diện trước những tham vọng chủ quyền ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.


Theo AFP, ngoại trưởng Heiko Maas và bộ trưởng Quốc Phòng Đức tham gia lễ ra khơi của chiến hạm Bayern. Trong bài diễn văn, bà Annegret Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh đến nhiệm vụ của chiến hạm Bayern là góp phần ổn định tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng là an ninh của chúng ta”. Do đó, Đức “muốn nhận một phần trách nhiệm đối với việc tổ chức luật pháp quốc tế” trong khu vực.


image040Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer.


Khu trục hạm Bayern dài 139 mét thuộc lớp Brandenburg, là một trong những chiến hạm chủ lực của Đức, với thủy thủ đoàn 200 người. Theo lịch trình, Bayern sẽ hỗ trợ các chiến dịch Sea Guardian của NATO và Atalanta của lượng lượng hải quân Liên Hiệp Châu Âu ở Somalia và giúp thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên.


Hãng tin Anh Reuters cho biết là chiến hạm sẽ đến các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Việt Nam.


Chiến hạm Bayern dự kiến đi qua Biển Đông vào tháng 12/2021. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2002, một tầu chiến của Đức đi qua vùng biển này. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức khẳng định: “Chúng tôi muốn luật pháp hiện hành được tôn trọng, những tuyến đường hàng hải được tự do qua lại”. Thông điệp này có lẽ nhằm gửi đến Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến hơn 80% diện tích Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.


Ngoài Hoa Kỳ, thường xuyên hiện diện trong khu vực, nhiều nước phương Tây đã mở rộng hoạt động ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để cùng Mỹ đối phó với những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Trước đó, Mẫu hạm Queen Elizabeth của Anh cũng hoạt động ở Biển Đông, tập trận với quân đội Singapore ở eo biển Malacca. Bắc Kinh luôn coi sự hiện diện quân sự của phương Tây là mối đe dọa cho ổn định trong khu vực.

29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8841)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9122)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9543)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8676)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8895)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8668)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8962)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8875)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8609)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8870)
Gió đã đổi chiều?
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 9007)
Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.