Liên Âu tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022; Washington trừng phạt 34 công ty TQ

13 Tháng Bảy 20216:35 SA(Xem: 4675)

VĂN HÓA ONLINE – NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 12 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Liên Âu tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022; Washington trừng phạt 34 công ty TQ


Đông A


09/07/2021 Thanh Niên Online


Nghị viện châu Âu ngày 8.7.2021 thông qua nghị quyết không ràng buộc kêu gọi tẩy chay Thế  vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh năm 2022 với cáo buộc chính phủ Trung Quốc tiếp tục vi phạm nhân quyền.


image008Nghị viện châu Âu đã kêu gọi các quốc gia thành viên tẩy chay Olympic mùa đông 2022. REUTERS


Theo The Guardian, nghị quyết kêu gọi tẩy chay Olympic được thông qua với 578 phiếu thuận, 29 phiếu chống và 73 phiếu trắng. 


Nghị quyết 28 điểm kêu gọi các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và quốc gia thành viên từ chối tất cả lời mời đến Olympic Mùa đông 2022, “trừ khi Trung Quốc cải thiện tình hình nhân quyền ở Hồng Kông, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và các nơi khác”.


Trong bối cảnh căng thẳng EU - Trung Quốc leo thang, nghị quyết cũng kêu gọi các chính phủ áp đặt thêm trừng phạt, cấp thị thực khẩn cấp cho các nhà báo Hồng Kông và hỗ trợ người dân Hồng Kông chuyển đến châu Âu.


“Việc thúc đẩy, tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền vẫn nên là trung tâm trong mối quan hệ lâu dài giữa EU và Trung Quốc. Điều này phù hợp với cam kết của EU trong việc duy trì các giá trị trong hoạt động đối ngoại và việc Trung Quốc đã thể hiện mong muốn làm theo các giá trị này”, theo nghị quyết. Chính trị gia 11 nước kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022


Bắc Kinh luôn phản đối những phong trào tẩy chay Olympic. Trung Quốc bác bỏ tất cả cáo buộc liên quan Tân Cương, Hồng Kông, đồng thời cáo buộc các nước can thiệp vào công việc nội bộ.


Trong cuộc họp báo ngày 8.7, đáp lại một lời kêu gọi tẩy chay Olympic khác của các nghị sĩ Anh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cáo buộc một số người đang cố gắng gây rối hoặc phá hoại thế vận hội “vì động cơ chính trị”.


Nghị quyết trên của EU là động thái mới nhất trong cuộc tranh cãi giữa châu Âu và Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền. Các lệnh trừng phạt ăn miếng trả miếng gần đây khiến thỏa thuận thương mại hai bên bị đóng băng. Theo nghị quyết của EU, thỏa thuận thương mại sẽ tiếp tục bị chặn cho đến khi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các nghị sĩ và học giả EU.


Washington trừng phạt 34 công ty vi phạm lợi ích của Mỹ


10/07/2021


image009Theo thông cáo ngày 09/07/2021 của bộ trưởng Thương Mại Mỹ Gina Raimondo, trong số 34 thực thể mới bị Washington đưa vào danh sách trừng phạt, có 14 công ty có trụ sở tại Trung Quốc. REUTERS - KEVIN LAMARQUE


Thu Hằng


Thêm 34 thực thể bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ, trong đó có 14 công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Theo thông cáo ngày 09/07/2021 của bộ Thương Mại Mỹ, những thực thể này bị cáo buộc liên quan đến những hoạt động đi ngược với chính sách đối ngoại và lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. 


Bộ Thương Mại Mỹ cáo buộc “14 thực thể có trụ sở ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã cho phép Bắc Kinh tiến hành một chiến dịch trấn áp, giam giữ hàng loạt và giám sát (…) nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh và nhiều tộc người thiểu số khác theo Hồi giáo ở vùng tự trị Tân Cương”


Theo AFP, trong số 20 công ty còn lại trong danh sách trừng phạt, có 8 công ty bị cáo buộc tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Iran, 6 công ty khác liên quan đến việc mua linh kiện điện tử có xuất xứ từ Hoa Kỳ, “có khả năng nằm trong các chương trình quân sự của Nga”. Tuy nhiên, bộ Thương Mại Mỹ không nêu những công ty đó có trụ sở ở nước nào. 


Bộ trưởng Thương Mại Gina Raimondo khẳng định trong thông cáo rằng đây là “những biện pháp mạnh, mang tính quyết định”. Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục sử dụng mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để buộc các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc tìm cách tiếp cận hàng hóa có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho các hoạt động lật đổ ở các nước như Trung Quốc, Iran và Nga, đe dọa lợi ích an ninh quốc gia và không phù hợp với các giá trị (của Mỹ)”


Washington trừng phạt nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương, như ngừng nhập khẩu các sản phẩm tóc, bông, hàng dệt may được sản xuất trong khu vực. Gần đây, vào ngày 24/06, Washington đã cấm nhập khẩu vật liệu cho pin mặt trời do một công ty Trung Quốc sản xuất. 


Publicité


Trung Quốc tuyên bố bảo vệ doanh nghiệp bị Mỹ trừng phạt 


Những công ty Trung Quốc nằm trong danh sách trừng phạt của Washington bị hạn chế truy cập thị trường tài chính Mỹ. Theo AP, Bắc Kinh khẳng định “sẽ có những biện pháp cần thiết” để bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc bị trừng phạt. Trong buổi họp báo ngày 09/07, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) đã cáo buộc Washington “lạm dụng quyền lực quốc gia và mở rộng khái niệm an ninh quốc gia để loại bỏ vô cớ các doanh nghiệp Trung Quốc”.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8845)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9131)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9549)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8677)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8898)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8675)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8966)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8879)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8612)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8872)
Gió đã đổi chiều?
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 9010)
Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.