Căn cứ Mỹ tại Iraq và Syria liên tục bị tấn công 24 giờ qua

08 Tháng Bảy 20217:58 SA(Xem: 4648)

VĂN HÓA ONLINE – NHẬT KÝ - THỨ NĂM 8 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image001

Căn cứ Mỹ tại Iraq và Syria liên tục bị tấn công 24 giờ qua


Vi Trân


08/07/2021 Thanh Niên Online


Binh lính và các nhà ngoại giao Mỹ liên tục bị nhắm đến trong các cuộc tấn công tại Iraq và Syria trong 24 giờ qua.


image003Một cuộc tấn công tại tỉnh Anbar, Iraq ngày 7.7.2021 Reuters

 

Giới chức Mỹ và Iraq ngày 7.7 thông báo 2 quân nhân Mỹ bị thương sau khi ít nhất 14 quả rốc két tấn công căn cứ không quân Ain al-Asad có lính Mỹ tại miền tây Iraq, theo Reuters.


Chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm và đây là một trong hàng loạt cuộc tấn công nhắm vào lính Mỹ hoặc các khu vực có căn cứ Mỹ tại Iraq và Syria trong 24 giờ qua.


Một cuộc tấn công khác diễn ra vào rạng sáng 8.7 khi 2 quả rốc két được phóng về phía đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad.


Tại Syria, Lực lượng Dân chủ Syria do Mỹ hỗ trợ thông báo một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào mỏ dầu al-Omar ở vùng gần biên giới Iraq nhưng không gây thiệt hại. Lực lượng Mỹ hồi cuối tháng 6 cũng bị tấn công bằng rốc két tại khu vực này nhưng không bị thương.


image004Hiện trường một vụ tấn công bằng rốc két tại tỉnh Anbar, Iraq ngày 7.7.2021 Reuters


Ngày 6.7, một thiết bị bay không người lái tấn công sân bay Erbil ở miền bắc Iraq, nhắm vào một cơ sở của Mỹ tại sân bay. Trước đó một ngày, 3 quả rốc két cũng được phóng về căn cứ Ain al-Asad nhưng không gây thương vong.


Các quan chức quân đội Iraq cho rằng các cuộc tấn công bằng rốc két và thiết bị bay không người lái gần đây nhắm vào các căn cứ có lính Mỹ đang có tần suất cao chưa từng thấy.


Mỹ bảo vệ quyết định không kích Iraq, Syria là cần thiết, "thông điệp răn đe rõ ràng"


Giới quan sát cho rằng các cuộc tấn công có thể là một phần chiến dịch của các nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn. Nhà nghiên cứu về các nhóm dân quân Hồi giáo dòng Shiite của Iraq, ông Hamdi Malik tại Viện Washington (Mỹ) cho rằng đây có thể là lần đầu tiên các hoạt động tại hai nước Iraq và Syria được phối hợp.


“Có vẻ họ đã được bật đèn xanh từ Iran để leo thang, đặc biệt khi cuộc đàm phán hạt nhân không diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, họ không muốn leo thang ngoài một ngưỡng nhất định vì họ đang dễ tổn thương trước các cuộc không kích của Mỹ so với trước đây và cũng không muốn làm phức tạp quá mức cuộc đàm phán của Iran với phương Tây”, ông Malik nói với Reuters.


Mỹ và Iran đã đối thoại gián tiếp về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 tại Áo nhưng việc đàm phán bị hoãn từ ngày 20.6.2021.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Binh sĩ Mỹ ở Syria bị tấn công sau khi Tổng thống Biden ra lệnh không kích

image005

Văn Khoa


29/06/2021  Thanh Niên Online


Binh sĩ Mỹ ở miền đông Syria bị rốc két tấn công ngày 28.6, một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh lực lượng Mỹ không kích vào các cơ sở thuộc những nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn ở biên giới Iraq-Syria.


image006Binh sĩ Mỹ đóng trú ở Syria. Lục quân Mỹ


Thư ký báo chí Ngĩ Giác Đài John Kirby khẳng định các nhóm vũ trang đang sử dụng những cơ sở trên để tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái chống lại Mỹ ở Iraq, theo AP.


Đây là lần thứ 2 quân đội Mỹ có hành động quân sự ở khu vực kể từ khi ông Biden nhậm chức hồi tháng 1. Quân đội Iraq đã lên án cuốc không kích mới, còn các nhóm vũ trang kêu gọi trả thù Mỹ, theo AP.


Mỹ bảo vệ quyết định không kích Iraq, Syria vì "cần thiết".


Đến 19 giờ 44 phút ngày 28.6 (giờ Iraq), phát ngôn viên của lực lượng Mỹ ở Baghdad Wayne Marotto viết trên Twitter: “Lực lượng Mỹ ở Syria bị nhiều rốc két tấn công”. Ông Marotto khẳng định không có thương vong và giới chức đang đánh giá thiệt hại do cuộc tấn công.


Sau đó, ông Marotto viết tiếp trên Twitter rằng trong lúc bị tấn công bằng rốc két, lực lượng Mỹ ở Syria có sự đối phó mang tính phòng vệ bằng cách khai hỏa pháo về những vị trí phóng rốc két.


Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, cuộc tấn công bằng rốc két trên do lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn tiến hành và liên minh do Mỹ dẫn đầu đã đáp trả bằng cách nã pháo hạng nặng vào thị trấn Al-Mayadeen do lực lượng vũ trang kiểm soát.
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8709)
- Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 8839)
Mặt trận biển Đông Nam Á - 5 căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 10355)
Hải đồ Văn Hóa biểu thị mặt trận đảo nhân tạo Chữ Thập. Năm 1988, TQ chiếm đảo Chữ Thập cách Cam Ranh khoảng 500km, cách Sàigon 630km, chiếm Gạc Ma cách Saigon 800km.
19 Tháng Mười 2016(Xem: 9148)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 8226)
- Trung Quốc cử tàu hải quân thăm Campuchia chỉ mấy ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. - Cùng ngày Chủ Nhật vừa qua, chiến hạm đổ bộ USS Germantown của Hoa Kỳ cũng vào thăm cảng Sihanoukville.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 8009)
- Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, ngày 16/10/2016 tuyên bố sẽ nêu lên phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông trong chuyến công du Trung Quốc, đồng thời cam kết không từ bỏ bất cứ chủ quyền nào hoặc làm khác với phán quyết nói trên. (theo RFI) - Ông Zhao, Đại sứ TQ tại Phi nói hai nước có thể thiết lập “một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 8025)
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
02 Tháng Mười 2016(Xem: 8340)
Cá nhân người viết cho rằng, thông tin từ cố vấn Trung Quốc nói với South China Morning Post về một thỏa hiệp giữa ông Obama với ông Tập Cận Bình xung quanh vấn đề Biển Đông rất đáng lưu tâm.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 8147)
* Không quân TQ 'gửi thông điệp đến Nhật'. * Mỹ - Phi sẽ "tập trận" tháng tới.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9577)
- Chưa có chiến tranh nhưng tất cả đã thua Mỹ keo đầu. - Biển Quốc Tế "khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn. - Sau chiến tranh VN là Philippines. - Tuyên bố của TT Obama tại thượng đỉnh ASEAN - Lào. - Hậu chấn PCA.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 8441)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9300)
Dư luận ý kiến - Ct Trần Đại Quang: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.” - Ý kiến của Văn Hóa: "Nếu chiến tranh xẩy ra, Chính phủ VN và nhân dân VN đứng về phía Mỹ hay phía Tầu? - Cơ chế của ASEAN hiện nay và "sắp tới":"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; "Thiểu số phục tùng đa số" *
01 Tháng Chín 2016(Xem: 8666)
Ngoại trưởng Mỹ: “không có giải pháp quân sự” ở biển Đông "Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cảnh báo tại Singapore rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 8692)
Hai bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và Úc vào hôm qua, 25/08/2016 đã đồng ý là sẽ thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, phủ nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 8697)
"Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý". “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: Vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của VN hay không?”
21 Tháng Tám 2016(Xem: 9199)
- "Tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến. Điều này đặt ra dấu hỏi liệu có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Biển Đông của Việt Nam cũng như các nước liên quan hay không?" - “Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với công ước. Cái chúng ta cần (thông qua vụ việc) là làm rõ luật pháp quốc tế như thế nào.