BBC: Báo chí Việt Nam viết gì về ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa'?

19 Tháng Giêng 20212:38 CH(Xem: 4614)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ BA 19 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Báo chí Việt Nam viết gì về ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa'?


BBC 19/1/2021


image003Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images


Các báo 'lề phải' của Việt Nam và nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hôm 19/1 đồng loạt đăng thông tin kỷ niệm ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa' (19/1/1974).


Báo chính thống kỷ niệm trận 'hải chiến'


Tờ Tuổi Trẻ chạy bài viết trên trang chính có tiêu đề "Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt…", trong đó viết về sự kiện cách đây 47 năm, Trung Quốc "dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".


Báo Thanh Niên có bài "…. Có chồng đi biển Hoàng Sa", trong đó viết về nỗi nguy hiểm của những ngư dân ra khơi "bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm…"


"Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiền" (Thiềm) là bài viết trên báo Tiền Phong, đề cập đến chi tiết "Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa" đã bỏ mạng (Ct: sao lại viết là bỏ mạng, hy sinh mới đúng) trong cuộc "hải chiến" với Trung Quốc nay vẫn được ngư dân thờ cúng.


Báo Nông nghiệp Việt Nam có bài viết "Thương binh Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh" (Ct: sao lại tập tễnh mưu sinh?) kể về trường hợp các ngư dân bị dính đạn ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc bắn.


Báo Nhân dân tuy không có thông tin trực tiếp về kỷ niệm trận 'hải chiến' 47 năm trước, nhưng có bài trên trang nhất về hoạt động trao cờ tổ quốc và chân dung Bác Hồ cho người dân vùng biển Phú Yên trong chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".


Theo bài báo, Bộ đội Biên phòng Việt Nam sẽ trao hơn 200 nghìn lá cờ Tổ quốc, 60 nghìn ảnh chân dung Bác Hồ cho người ở khu vực biên giới biển, đảo từ ngày 19/1 - 2/2.


Cuốn "45 năm hải chiến Hoàng Sa" cũng mới được xuất bản tại Việt Nam, được giới thiệu là tập hợp các trang viết của của nhà báo, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước viết về cuộc 'hải chiến' với Trung Quốc vào ngày 19/1/1974


Người dùng mạng xã hội 'khóc' Hoàng Sa


Bên cạnh báo chính thống, mạng xã hội của người dùng Việt Nam cũng tràn ngập các các thông điệp kỷ niệm ngày 'Hoàng Sa của Việt Nam' bị 'mất vào tay Trung Quốc' như 'Anh hùng tử khí, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam'.


Nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Kim Phúc đăng lại bài thơ của Lê Khắc Anh Hào: "Hoàng Sa ơi! Đảo Hoàng Sa ơi!


Một mảnh giang sơn đã mất rồi


Ta như mất cả phần da thịt


Tổ Quốc còn đau một góc trời."


Blogger Phạm Đăng Quỳnh giới thiệu lịch năm 2021 của "Nhóm Lịch trẻ", trong đó tờ lịch ngày 19/1 ghi đây là ngày "Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974".


Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda University, Nhật Bản, viết trên Facebook cá nhân về các tư liệu lịch sử mà ông được tiếp cận cho thấy Trung Quốc "bịa đặt trắng trợn" (Ct: coi chừng vẫn còn có kẻ bịa đặt lấp liếm chữ nghĩa) về sự kiện ở Hoàng Sa năm 1974.


Nhiều Facebooker chia sẻ lại "Văn tế 74 tử sỹ trong trận hải chiến ở Hoàng Sa' của tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba "Tổ quốc thề không quên/Toàn dân nguyền nhớ mãi."


Bên cạnh đó, VOA cho hay cộng đồng người Việt ở ngoại ô thủ đô Hoa Kỳ hôm 10/1 tổ chức một buổi lễ tưởng niệm "trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà hy sinh và quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng từ đó cho tới nay". Nhiều bạn trẻ đã tới tham dự chương trình này.


Trung Quốc vẫn tăng cường hoạt động trên Biển Đông


Trong khi đó, Trung Quốc vẫn liên tiếp tiến hành các hoạt động mới trên Biển Đông.


Cách lễ kỷ niệm cuộc 'hải chiến' của Việt Nam vài tuần, Trung Quôc cho nối lại các tua du lịch ra Hoàng Sa.


Tối 17/1, tài khoản Twitter của tờ Hoàn Cầu thời báo bản tiếng Anh đăng tải clip tập trận của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông.


Phó cục trưởng Cục Hải sự Quảng Đông Lâm Khuê cho biết trong họp báo ngày 12/1 rằng tàu Hải tuần 09 với lượng giãn nước 10.000 tấn sẽ được Trung Quốc biên chế giữa năm nay và dự kiến triển khai tới Biển Đông, theo Global Times.


Bắc Kinh cũng nhiều lần lên tiếng đe dọa các nước can dự vào Biển Đông. Hôm 1/1, nước này đã cảnh báo Anh về ý định điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông.


Trang South China Morning Post hồi cuối tháng 12/2020 đăn bài viết kèm hình ảnh cho hay Trung Quốc đang xây dựng ụ nổi mới, đủ sức phục vụ tàu sân bay cỡ lớn ở căn cứ hải quân Du Lâm.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược nguỵ tạo ký ức như thế nào?


Trần Văn Thọ


19:12 - 19/01/2021 Thanh Niên Online


Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta (ct: Phải viết rõ lịch sử: của miền Nam Việt Nam hoặc của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 mới đúng) bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.


image004Trung Quốc gia tăng hoạt động phi pháp trên đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. ẢNH: AFP


Chúng ta đều biết cuộc tấn công xâm lược vào lãnh thổ của ta năm 1979 (ct: của ta là đúng) được Trung Quốc tuyên truyền với dân chúng của họ đó là cuộc chiến “tự vệ”. Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta (ct: của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 quản lý mới đúng) ngày 19.1.1974 ta cũng có thể tưởng tượng họ có cùng giọng điệu như thế. Nhưng có dịp đọc những gì họ phổ biến, tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự bịa đặt rất trắng trợn. (ct: sự lấp liếm về chữ nghĩa).


Sáu năm trước tôi được giáo sư Ishii Akira tặng cuốn sách Chugoku Kokkyou Nessen no Ato o Aruku (Bước theo dấu vết các cuộc chiến tranh nóng ở các biên giới Trung Quốc), NXB Iwanami Shoten, 2014. Ishii Akira là giáo sư danh dự Đại học Tokyo, nhà nghiên cứu uy tín về lịch sử chính trị Á châu, đặc biệt chuyên về Trung Quốc, từng làm Chủ tịch Hội nghiên cứu Chính trị Kinh tế châu Á. Năm 2012 tôi có tổ chức cuộc đối thoại trí thức Việt-Trung tại Tokyo (có thuật lại trên báo Quân đội Nhân dân trong các số ra ngày 22 và 23.5.2014) và có mời Giáo sư Ishii đến phát biểu. Ông đã đi khắp các vùng biên giới của Trung Quốc để khảo sát, tìm hiểu những di tích, những dấu vết liên quan các cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với các nước láng giềng từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), sau đó kết hợp với các sử liệu liên quan, ông viết cuốn sách này. Ông cũng đi thăm biên giới Việt-Trung và viết một chương về cuộc chiến năm 1979. Riêng về sự kiện Hoàng Sa ông đến thăm tỉnh Hải Nam vì nghe nói ở đó Trung Quốc có xây khu tưởng niệm các “liệt sĩ” trong trận Tây Sa (tên phía Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa của ta).


Sau đây là một phần nội dung trong chương “Tây Sa hải chiến” của cuốn sách nói trên. Tại thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam, vào năm 1975, Trung Quốc xây dựng một khu gọi là Tây Sa hải chiến liệt sĩ lăng viên (Ở Hoàng Sa họ cũng xây một khu tương tự. Hai khu nầy lập ra để tưởng niệm 18 binh sĩ tử trận mà họ gọi là "dũng sĩ"). Riêng về Lăng viên ở Hải Nam, qua khỏi cổng chính thì đến Tháp kỷ niệm, phía bên phải tháp có khắc hàng chữ: “Những liệt sĩ hy sinh vinh quang trong trận chiến phản kích tự vệ ở quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa”.


Phía bên trong tháp là một đoạn văn được khắc lên để thuật lại sự kiện hải chiến Tây Sa: “Ngày 19.1.1974, tại quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa, tàu hải quân của chính quyền Saigon Nam Việt Nam (ct: Trung cộng đã thú nhận tàu hải quân của chính quyền Sàigon Nam Việt Nam) xâm nhập các đảo và hải vực của Trung Quốc, hạm đội Nam Hải của chúng ta đã anh hùng phản kích, đánh chìm một chiến tàu hộ vệ và đại phá 3 chiếc khu trục hạm của địch. Thừa thắng, hải quân ta đã thu hồi được các đảo Sách Hồ, Cam Tuyền, và Kim Ngân mà chính quyền Saigon đã chiếm bất hợp pháp. Ta đã đại thắng trong cuộc chiến phản kích tự vệ ở hải vực Tây Sa, giữ được lợi ích trên biển và chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Tham gia trận hải chiến lần nầy có các tàu chiến số... (lược), trong cuộc hải chiến ác liệt, 18 đồng chí đã vì bảo vệ sự tôn nghiêm của tổ quốc mà không sợ hy sinh, đã anh hùng chiến đấu. Họ đã hiến sinh mệnh cao quý cho nhân dân, cho tổ quốc. Sự tích anh hùng của họ sẽ sáng ngời theo năm tháng, và sông mãi với đất trời. Những liệt sĩ cách mạng sẽ bất diệt”.


Cũng theo sách đã dẫn, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc vào ngày 20.1.1974 đã thuật lại sự kiện. Ở đây chỉ tóm lược mấy điểm chính: “Từ ngày 15.1.1974 chính quyền Saigon (ct: Trung cộng đã thú nhận chính quyền Sàigon) đã dùng quân hạm và phi cơ liên tục xâm phạm lãnh hải và vùng trời quần đảo Tây Sa. Ngư dân và tàu biển của ta bất đắc dĩ phải phản kich tự vệ. Sáng 19.1, tàu của Nam Việt Nam (ct: Trung cộng đã thú nhận tàu của Nam Việt Nam) chiếm đảo Thám Hàng, giết và làm bị thương nhiều ngư dân. Quân đội Saigon còn bắn vào tàu tuần trên biển của ta, tàu của ta phải phản kích tự vệ,...”.


Kẻ xâm lược chẳng những đã bẻ cong sự thật mà còn muốn đời đời lưu truyền câu chuyện về “thành quả” xâm lược bằng các khu tưởng niệm. Nỗ lực của chúng ta trong việc làm sáng tỏ lịch sử và minh định chủ quyền đã đủ chưa?


Tokyo, 19.1.2021

05 Tháng Ba 2017(Xem: 7849)
Hãng tin Reuters cho rằng việc 308 hành khách đi tour du lịch mới tới quần đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông “là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến lược”.
02 Tháng Ba 2017(Xem: 8097)
Bộ trưởng Đài Loan Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan): Đài Loan « cần có những cải cách mới trong hoạt động huấn luyện… Lực lượng Hải quân, khi đi tuần tra ở Biển Đông, sẽ tiến hành luyện tập với lực lượng Không quân, để bảo vệ ngư dân, các tàu tiếp tế hậu cần, đồng thời thao dượt các hoạt động cứu hộ »
26 Tháng Hai 2017(Xem: 9036)
Những tấm ảnh làm bằng chứng cho thấy Trung Quốc lắp vũ khí phòng không "đáng kể" trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, một cơ quan nghiên cứu cho hay. Những hình ảnh vệ tinh được một tổ chức của Mỹ công bố cho thấy súng phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp đặt trên bảy hòn đảo.
23 Tháng Hai 2017(Xem: 8669)
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, khi bàn đến chủ quyền các lãnh thổ trong đó có các đảo, quần đảo bị Nhật chiếm của các quốc gia sẽ trao trả cho ai, Thủ tướng Trần Văn Hữu trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam phát biểu khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của VIệt Nam.
13 Tháng Hai 2017(Xem: 8975)
Philippines Daily Inquirer ngày 10/2 đưa tin, một số nhà nghiên cứu tin rằng, bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó có thể ra đời trong năm 2017, thậm chí quá trình đàm phán COC khi nào mới kết thúc cũng chưa có câu trả lời xác định.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 8614)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 8432)
TIN LIÊN QUAN: - Xem thêm ở mục Mục PHỎNG VẤN Nhân ngày Hội thảo Quốc tế tại Nha Trang.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 8761)
"Mỹ sẽ đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ quyền lợi của chúng tôi ở đó. Đó là câu hỏi rằng, có phải những hòn đảo nhân tạo này trong thực tế nằm ở vùng biển quốc tế và không phải một phần của lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc. Tất nhiên sau đó chúng tôi sẽ phải bảo đảm rằng, chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế khỏi sự kiểm soát của một quốc gia".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8852)
Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải được thăng chức Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thay ông Ngô Thắng Lợi. Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải được thăng chức Tư lệnh Chiến khu Nam phụ trách địa bàn Biển Đông.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8541)
Ông chủ Điện Manacanang - Tổng thống Rodrigo Duterte đã thể hiện một cách xuất sắc kế này trong việc mang về cam kết 24 tỉ USD viện trợ, đầu tư từ Trung Quốc, 8,7 tỉ USD cam kết viện trợ và đầu tư từ Nhật Bản, hai kỳ phùng địch thủ ở Đông Á
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 8604)
Ảnh chụp vệ tinh của CSIS - AMTI công bố ngày 13/12/2016 cho thấy các điểm đặt pháo phòng không được Trung Quốc triển khai trên đá Xu Bi (Subi) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển ĐônẢnh do AMTI cung cấp cấp REUTERS
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 8535)
AP ngày 13/1 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản đã kết thúc chuyến thăm Philippines 2 ngày vào hôm nay, sau khi mang đến cam kết viện trợ và đầu tư 8,7 tỉ USD cho quốc gia này.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 8804)
1. Oanh tạc cơ chiến lược H-6 TQ bay quanh Trường Sa. 2. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở phía Nam đảo Hải Nam. 3. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 8322)
Hải quân Nhật Bản và Philiipines tập trận chung trong vùng biển Subic để chống lại mọi « âm mưu thay đổi nguyên trạng » tại Biển Đông. Một phát ngôn viên hải quân Nhật kêu gọi Hoa kỳ và các quốc gia châu Á cùng nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông đang bị đe dọa. Theo Reuters, cuộc tập trận chung Nhật- Philippines diễn ra ngày thứ sáu 06/01/2017.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 8741)
Duterte: "Tôi sẵn sàng tuyên chiến với Trung Quốc ngay ngày mai, với điều kiện toàn bộ Hạm đội 7 Hoa Kỳ được điều động đến đây".
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 8181)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 29/12 cho biết ông sẽ kiên quyết đòi hỏi (việc thực hiện) phán quyết của Tòa trọng tài hồi tháng 7 nếu Bắc Kinh bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8716)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.