"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 23 MAR 2015
Bà Michelle Obama gặp tình nguyện viên Đoàn Hòa bình ở Campuchia

Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và phu nhân Thủ tướng Campuchia Bun Rany thăm trường trung học Hun Sen Prasaat Bankong ở ngoại ô Siem Reap, 21/3/2015.
Campuchia là một trong 11 nước mà chính quyền Obama hướng tới cho chương trình 'Let Girls Learn' nhắm mục tiêu giúp giáo dục 62 triệu trẻ em gái trên toàn cầu không được đi học
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama hôm nay diễn thuyết tại một khóa huấn luyện của Đoàn Hòa bình ở thành phố Siem Reap trong lúc đến thăm Campuchia. Chuyến viếng thăm này là một phần của cuộc du hành đến hai nước để cổ xúy cho sáng kiến toàn cầu mới về giáo dục của phái nữ.
Bà Obama đã cám ơn các tình nguyện viên của Đoàn Hòa bình về những gì mà họ đang làm để giáo dục cho các bé gái và gia tăng quyền hạn của các em này ở Campuchia. Bà nói các tình nguyện viên là biểu tượng sống động của chương trình “Let Girls Learn” (Để các em gái được đi học) do bà khởi xướng.
Trước đó trong ngày hôm nay, bà Obama đã nói chuyện với các nữ sinh tại một trường học ở ngoại ô Siem Reap.
Khi đến trường này cùng với bà Bun Rany, vợ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bà Obama khuyên các nữ sinh tiếp tục đi học và dựa vào học vấn của mình để đòi có nhiều tự do hơn tại quốc gia nghèo khó của mình.
Đây là lần đầu tiên người vợ của một tổng thống Mỹ tại chức đến thăm Campuchia.
Quốc gia Đông Nam Á này là một trong 11 nước mà chính quyền Obama chọn để thực hiện sáng kiến “Để các em gái được đi học” nhằm giúp cho 62 triệu bé gái trên thế giới được cắp sách tới trường.
Bà Obama tới Campuchia sau khi đến thăm Nhật Bản. Trong cuộc họp báo chung với Đệ nhất phu nhân Nhật Bản Akie Abe hôm thứ Năm, bà Obama cho biết Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ cùng nhau làm việc cho sáng kiến “Let Girls Learn.”/
VOA 21.03.2015
XEM THÊM:
Giáo sư Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong lên “dạy học” ở bản Lũng Luông
Xuân Trung
28/08/14
(GDVN) - Chuyến đi đặc biệt của GS. Ngô Bảo Châu tới trường tiểu học Lũng Luông thật nhiều cảm xúc, đây là chuyến công tác hiếm hoi của GS. Châu lên với vùng cao.
Ngày 27/8, GS. Ngô Bảo Châu cùng nhóm thiện nguyện của ông Trần Đăng Tuấn đến thăm các em học sinh trường tiểu học Lũng Luông, Võ Nhai, Thái Nguyên. Bản Lũng Luông, xã Thượng Nung (Võ Nhai – Thái Nguyên) chỉ có 115 hộ với 565 nhân khẩu (100% là người dân tộc Mông), nhưng có đến 96 hộ thuộc diện nghèo, số còn lại chỉ tạm gọi là đủ ăn.
Học sinh nơi đây còn thiếu thốn đủ bề, nhất là điều kiện học tập tại đây. GS. Ngô Bảo Châu hiện đang là Chủ tịch danh dự Quỹ “Trò nghèo vùng cao”. Đến với các em học sinh vùng cao, GS. Châu không khỏi xúc động trước hình ảnh học sinh nơi đây, GS. Châu giản dị với đôi dép tổ ong vào các lớp học thăm hỏi, động viên các em.
Với các em học sinh, không ai biết được người ra câu đố 19+6=? Lại là một nhà toán học nổi tiếng thế giới. Trong lớp học các em học sinh lên bảng làm bài tập cho Giáo sư xem, em nào cũng tỏ ra hào hứng và thích thú.
Một vài hình ảnh GS. Ngô Bảo Châu lên thăm trường tiểu học Lũng Luông. Ảnh do Trang Tiny cung cấp.

GS. Ngô Bảo Châu chứng kiến tận mắt giây phút học tập của trẻ em vùng cao.

Một câu hỏi của GS. Châu đố học sinh vùng cao, mời các em lên bảng thực hiện.

GS. Châu giảng bài tại trường Tiểu học Lũng Luông.

Chia sẻ những khó khăn với học sinh vùng cao, GS. Châu mong muốn các thế hệ học sinh nơi đây tiếp tục cố gắng học tập, chăm ngoan để thành trò giỏi xây dựng quê hương.

GS. Châu chụp hình chung với lãnh đạo phòng Giáo dục, lãnh đạo nhà trường và ông trần Đăng Tuấn.

Vẻ giản dị của GS. Châu.
Giáo sư Ngô Bảo Châu giải thích về “đôi dép tổ ong”
30/08/2014
(Giáo dục) - Những ngày gần đây, nhiều tờ báo đã thi nhau “giật tít” đưa tin về việc Giáo sư Ngô Bảo Châu “đi dép tổ ong lên dạy học ở bản Lũng Luông”. Trên trang Facebook cá nhân của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho hay: “Không chịu trách nhiệm về các bài viết dựa trên trí tưởng tượng của một số nhà báo”.

Trong trạng thái chia sẻ, Giáo sư Châu đã giải thích về “đôi dép tổ ong” và nói rõ là “chuyến đi không hề có các nhà báo đi cùng nên nhóm từ thiện không chịu trách nhiệm về các bài viết dựa trên trí tưởng tượng của một số nhà báo”.

Bà Michelle Obama gặp tình nguyện viên Đoàn Hòa bình ở Campuchia

Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và phu nhân Thủ tướng Campuchia Bun Rany thăm trường trung học Hun Sen Prasaat Bankong ở ngoại ô Siem Reap, 21/3/2015.
Campuchia là một trong 11 nước mà chính quyền Obama hướng tới cho chương trình 'Let Girls Learn' nhắm mục tiêu giúp giáo dục 62 triệu trẻ em gái trên toàn cầu không được đi học
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama hôm nay diễn thuyết tại một khóa huấn luyện của Đoàn Hòa bình ở thành phố Siem Reap trong lúc đến thăm Campuchia. Chuyến viếng thăm này là một phần của cuộc du hành đến hai nước để cổ xúy cho sáng kiến toàn cầu mới về giáo dục của phái nữ.
Bà Obama đã cám ơn các tình nguyện viên của Đoàn Hòa bình về những gì mà họ đang làm để giáo dục cho các bé gái và gia tăng quyền hạn của các em này ở Campuchia. Bà nói các tình nguyện viên là biểu tượng sống động của chương trình “Let Girls Learn” (Để các em gái được đi học) do bà khởi xướng.
Trước đó trong ngày hôm nay, bà Obama đã nói chuyện với các nữ sinh tại một trường học ở ngoại ô Siem Reap.
Khi đến trường này cùng với bà Bun Rany, vợ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bà Obama khuyên các nữ sinh tiếp tục đi học và dựa vào học vấn của mình để đòi có nhiều tự do hơn tại quốc gia nghèo khó của mình.
Đây là lần đầu tiên người vợ của một tổng thống Mỹ tại chức đến thăm Campuchia.
Quốc gia Đông Nam Á này là một trong 11 nước mà chính quyền Obama chọn để thực hiện sáng kiến “Để các em gái được đi học” nhằm giúp cho 62 triệu bé gái trên thế giới được cắp sách tới trường.
Bà Obama tới Campuchia sau khi đến thăm Nhật Bản. Trong cuộc họp báo chung với Đệ nhất phu nhân Nhật Bản Akie Abe hôm thứ Năm, bà Obama cho biết Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ cùng nhau làm việc cho sáng kiến “Let Girls Learn.”/
VOA 21.03.2015
XEM THÊM:
Giáo sư Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong lên “dạy học” ở bản Lũng Luông
Xuân Trung
28/08/14
(GDVN) - Chuyến đi đặc biệt của GS. Ngô Bảo Châu tới trường tiểu học Lũng Luông thật nhiều cảm xúc, đây là chuyến công tác hiếm hoi của GS. Châu lên với vùng cao.
Ngày 27/8, GS. Ngô Bảo Châu cùng nhóm thiện nguyện của ông Trần Đăng Tuấn đến thăm các em học sinh trường tiểu học Lũng Luông, Võ Nhai, Thái Nguyên. Bản Lũng Luông, xã Thượng Nung (Võ Nhai – Thái Nguyên) chỉ có 115 hộ với 565 nhân khẩu (100% là người dân tộc Mông), nhưng có đến 96 hộ thuộc diện nghèo, số còn lại chỉ tạm gọi là đủ ăn.
Học sinh nơi đây còn thiếu thốn đủ bề, nhất là điều kiện học tập tại đây. GS. Ngô Bảo Châu hiện đang là Chủ tịch danh dự Quỹ “Trò nghèo vùng cao”. Đến với các em học sinh vùng cao, GS. Châu không khỏi xúc động trước hình ảnh học sinh nơi đây, GS. Châu giản dị với đôi dép tổ ong vào các lớp học thăm hỏi, động viên các em.
Với các em học sinh, không ai biết được người ra câu đố 19+6=? Lại là một nhà toán học nổi tiếng thế giới. Trong lớp học các em học sinh lên bảng làm bài tập cho Giáo sư xem, em nào cũng tỏ ra hào hứng và thích thú.
Một vài hình ảnh GS. Ngô Bảo Châu lên thăm trường tiểu học Lũng Luông. Ảnh do Trang Tiny cung cấp.

GS. Ngô Bảo Châu chứng kiến tận mắt giây phút học tập của trẻ em vùng cao.

Một câu hỏi của GS. Châu đố học sinh vùng cao, mời các em lên bảng thực hiện.

GS. Châu giảng bài tại trường Tiểu học Lũng Luông.

Chia sẻ những khó khăn với học sinh vùng cao, GS. Châu mong muốn các thế hệ học sinh nơi đây tiếp tục cố gắng học tập, chăm ngoan để thành trò giỏi xây dựng quê hương.

GS. Châu chụp hình chung với lãnh đạo phòng Giáo dục, lãnh đạo nhà trường và ông trần Đăng Tuấn.

Vẻ giản dị của GS. Châu.
Giáo sư Ngô Bảo Châu giải thích về “đôi dép tổ ong”
30/08/2014
(Giáo dục) - Những ngày gần đây, nhiều tờ báo đã thi nhau “giật tít” đưa tin về việc Giáo sư Ngô Bảo Châu “đi dép tổ ong lên dạy học ở bản Lũng Luông”. Trên trang Facebook cá nhân của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho hay: “Không chịu trách nhiệm về các bài viết dựa trên trí tưởng tượng của một số nhà báo”.

Trong trạng thái chia sẻ, Giáo sư Châu đã giải thích về “đôi dép tổ ong” và nói rõ là “chuyến đi không hề có các nhà báo đi cùng nên nhóm từ thiện không chịu trách nhiệm về các bài viết dựa trên trí tưởng tượng của một số nhà báo”.
