Tàu thăm dò địa chất Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

14 Tháng Tư 20209:08 SA(Xem: 8544)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 15 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Tàu thăm dò địa chất Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam


image002


14/04/2020


Anh Vũ


Hãng tin Reuters hôm nay 14/04/2020, loan tin, tàu thăm dò địa chất Trung Quốc, hồi cuối năm ngoái từng khuấy động căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nay đang tiến vào vùng biển của Việt Nam, giữa lúc Hà Nội đang phải tập trung đối phó với dịch Covid-19.


Đầu tháng 9 năm ngoái, tầu thăm dò địa chất biển của Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 đã nhiều lần xâm nhập hoạt động trong vùng biển bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự việc đã làm dấy lên căng thẳng trong quan hệ Việt –Trung cũng như mối lo ngại của cộng đồng quốc tế.


Hãng tin Reuters dẫn các số liệu của Marine Traffic, một trang mạng chuyên theo dõi các hoạt động hàng hải, cho biết hôm nay, 14/04 tàu  Hải Dương Địa Chất 8, được ít nhất một tầu hải cảnh hộ tống, đã xuất hiện ỏ cách bờ biển Việt Nam 98 hải lý (158km). Như vậy con tàu này đã ở trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam (ZEE). Vẫn theo thông tin của trang Marine Traffic, đã có ba chiếc tàu của Việt Nam di chuyển về hướng tàu Trung Quốc.


Tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc xuất hiện trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế Việt Nam giữa lúc Hà Nội đang phải lo chống dịch virus corona và chính phủ đang đứng trước quyết định khó khăn kéo dài hay ngừng lệnh cách ly xã hội. Sự việc cũng diễn ra không lâu sau khi hôm 02/04 một tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở gần đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã chiếm và Việt Nam luôn đòi chủ quyền.


Hà Nội đã lên án hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc lợi dụng tình hình dịch bệnh toàn cầu, các nước lơ là mất cảnh giác để tăng cường hiện diện, lấn chiếm Biển Đông. Philippines cũng tỏ lo lắng về hành vi của Trung Quốc trong vụ việc trên mà Bắc Kinh gọi là « sự cố nhỏ ».


Hôm thứ Bảy vừa qua, tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc còn lớn tiếng chỉ trích Việt Nam đã lợi dụng sự cố trên để đánh lạc hướng sự thiếu năng lực trong quản lý khủng hoảng dịch virus corona.


Được Reuters liên hệ, Bộ Ngoại Giao Việt Nam hiện tại không đưa ra bình luận về thông tin tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại vùng biển Việt Nam.. (RFI)
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13176)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13582)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12820)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13154)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13729)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12940)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19917)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14301)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15063)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16335)