USS Roosevelt FONOPs tới Đà Nẵng, Bắc Kinh hốt hoảng tuyên bố "chủ quyền Hoàng Sa!"

15 Tháng Ba 20206:38 SA(Xem: 8597)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - CHỦ NHẬT 15 MAR 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


USS Roosevelt FONOPs tới Đà Nẵng, Bắc Kinh hốt hoảng tuyên bố "chủ quyền Hoàng Sa!"


image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

13/3/2020


image001

Ảnh trên: Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online cho thấy vị trí "trụ" của Hàng không Mẫu hạm Roosevelt và biên đội tác chiến hùng hậu nhất từ trước đến nay kể từ sau Hiệp định Paris 1/1973, trực diện với vị trí quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung cộng xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ biển đảo của VNCH, chứng minh sự hiện diện của Mỹ ở biển South China Sea hơn 70 năm qua.


Ảnh dưới: Một thủy thủ Hoa Kỳ đang quan sát cuộc hành quân tuần tiễu của các chiến hạm Hoa Kỳ trên vùng biển quốc tế mà báo Văn Hóa Online gọi là vùng "Biển Quốc Tế Đông Nam Châu Á". Source NAVY.


"Những tuyên bố [của Trung Quốc] mang tính bao quát và phi pháp ở Biển Đông đặt ra mối đe dọa chưa có tiền lệ đối với tự do lưu thông ở vùng biển này. Bằng cách thực hiện hoạt động hành quân tuần tiễu (FONOP), Mỹ cho thấy vùng biển Quốc tế vượt ra ngoài khu vực mà Trung Quốc có thể tuyên bố hợp pháp là lãnh hải của họ, và rằng những đường cơ sở thẳng Trung Quốc tuyên bố xung quanh Hoàng Sa là không phù hợp với luật pháp quốc tế",  AFP hôm 11.3.2020 dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội 7 Reann Mommsen nhấn mạnh.


image006

Ảnh minh họa: Hải quân Hoa kỳ thực hiện những hoạt động hành quân tuần tiễu trên vùng "Biển Quốc Tế Đông Nam Á". Source: NAVY


Tuyên bố của Trung Quốc tỏ ra họ đang hốt hoảng trước việc Hàng không Mâu hạm nguyên tử USS Thedore Roosevelt hiện diện ở quân hải cảng Đà Nẵng, chỉ càch xa quần đảo Hoàng Sa khoảng 230 hải lý.


Mâu hạm USS Thedore Roosevelt và nhóm tác chiến gồm một Tuần dương hạm, sáu Khu trục hạm và một không đoàn chiến đấu cơ được dẫn đầu bởi Đô đốc (tướng 4 sao) John C. Aquilino Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cập cảng Đà Nẵng hôm 05/3/2020.


Mặc dù thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết Mẫu hạm nguyên tử USS Theodore Roosevelt (CVN 71) đến Đà Nẵng nằm trong kế hoặch “nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, diễn ra tiếp sau chuyến thăm lịch sử năm 2018 của Mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN 70), thể hiện cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam và một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở,”.


Tuy nhiên, Bắc Kinh tỏ ra lo sợ lẫn tức giận về việc Việt Nam đã đồng ý cho Mẫu hạm nguyên tử USS Roosevelt và nhóm tác chiến thâm nhập vào vùng biển Đà Nẵng, một hải cứ quan trọng trực diện với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã chiếm đoạt trong cuộc giao tranh với Hải quân VNCH tháng Giêng năm 1974.


Nhắc lại, trong cuộc họp báo hồi tháng 11.2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Thực tế lịch sử cho thấy rõ điều này”.


Bà Hằng cũng khẳng định lại chủ trương nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phải giải quyết bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc.


Vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa "phải giải quyết bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc", vẫn là những trắc trở chính trong cuộc "đối đầu" hiện nay giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn đối với vùng biển mà Hoa Kỳ khẳng định đây là vùng biển quốc tế Hoa Kỳ đã hiện diện hơn 70 năm qua.


image007

Khu trục hạm Mỹ USS McCampbell hoạt động ở Biển Đông ngày 10.3.2020. Hải quân Mỹ


Phát ngôn viên Chiến khu miền Nam của Trung Quốc nói rằng quân đội Trung Quốc đã theo dõi và cảnh báo Khu trục hạm USS McCampbell rời khỏi khu vực, theo Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN).


Chuyên gia an ninh biển tại Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (RSIS, Singapore) Collin Koh cho rằng đây là lần hiếm hoi Trung Quốc lên tiếng trước Mỹ về hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông. "Điều này phản ánh chính sách hiện nay của Bắc Kinh là nhấn mạnh quân đội Trung Quốc vẫn sẵn sàng ứng phó ..." theo AFP.


Chiến hạm USS McCampbell thực hiện nhiệm vụ FONOP trong vùng biển xung quanh Hoàng Sa trong lúc Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN-71) cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill thăm Đà Nẵng, từ ngày 5-11.3. 2020.


Trước đó vào ngày 25.1.2020, tàu tác chiến cận bờ USS Montgomery đã thực hiện hành quân tuần tiễu FONOP gần quần đảo Trường Sa, theo phát ngôn viên Joe Keiley của Hạm đội 7 Mỹ. Đó được cho là hoạt động FONOP đầu tiên của Mỹ trong năm 2020, theo tờ The Japan Times.


 (theo Thanh niên 13/3/2020)


Để bác bỏ 'chủ quyền phi pháp' của Trung Quốc trên Biển Đông


PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, Học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada)


15/03/2020  Thanh Niên


Mới đây, Trung Quốc bất ngờ lên tiếng trước về việc Mỹ điều khu trục hạm USS McCampbell thực thi tự do hàng hải (FONOP) ở quần đảo Hoàng Sa. 


image009

Khu trục hạm Mỹ USS McCampbell. Hải quân Mỹ

 

Thực tế, việc khu trục hạm USS McCampbell tiến hành FONOP ở Biển Đông mà không thông báo Bắc Kinh chính là thông điệp của Washington nhằm khẳng định đó là khu vực thuộc vùng biển quốc tế, nên việc di chuyển không cần thiết phải thông báo. Điều đó nhằm đặt ra một thông lệ chứ không phải là hành động khiêu khích.


Ngược lại, Trung Quốc mới là bên có hành động khiêu khích, bằng chứng là việc đưa ra tuyên bố chủ quyền sai trái trên Biển Đông với bản đồ đường 9 đoạn (đường lưỡi bò). Và thực tế thì Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (PCA) cũng đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền trên của Bắc Kinh. Bác bỏ của PCA đồng nghĩa với việc các nước có quyền thực thi FONOP ở Biển Đông theo thông lệ quốc tế, mà không cần phải có bất cứ thông báo nào gửi đến Trung Quốc.


Trong tương lai, để đảm bảo phán quyết của PCA cũng như không để Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, các nước cần chủ động đơn phương tiến hành FONOP tại vùng biển này dựa trên các quy tắc quốc tế. Có như thế, luật pháp quốc tế mới thực sự có giá trị và có ý nghĩa đối với Biển Đông trước các hành vi của Trung Quốc./
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16246)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13626)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13142)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12996)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12766)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13611)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13598)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13302)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12558)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 13031)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 13074)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13090)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17198)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13092)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12794)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14762)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14745)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP