Đồng Tâm trước Tết: 4 người chết; sau Hoàng Trung Hải, Nguyễn Hữu Chung lung lay?

10 Tháng Giêng 20208:00 SA(Xem: 8656)

Đồng Tâm trước Tết: 4 người chết; sau Hoàng Trung Hải, Nguyễn Hữu Chung lung lay?


VĂN HÓA

10/1/2020

(tổng hợp)


Diễn tiến vụ Đồng Tâm

image003

- Bản quyền hình ảnh YouTube Image caption Cụ Lê Đình Kình trong lần gặp gỡ đại diện Viettel hồi đầu năm 2017 - hình lấy từ video clip


- 30/3/2017, Công an thành phố Hà Nội cho biết ngày 30/3/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo quy định tại Điều 245-Bộ luật Hình sự," bản tin cho hay.


- 15/4/2017, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người gồm cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi giới chức thả chín người dân bị công an bắt, đồng thời xử lý các khiếu nại đất đai.


- 20/4/2017, Đồng Tâm 'rào làng lập ấp' nhìn từ bên trong. Một con đường ở xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội bị người dân lập chướng ngại vật ngăn cản giao thông.


image004

Photo: AFP 20/4/2017.


-13/6/2017, Công an khởi tố vụ án được công bố "nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự".


- 14/6/2017, Ông Lê Đình Kình nói với BBC hôm 14/6 rằng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung "phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy" và khiến "người dân phẫn nộ, Đồng Tâm lại trở thành điểm nóng" sau khi thành phố quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ tại xã này.


- 22/4/2017, Hàng ngàn người dân xã Đồng Tâm đã bỏ bữa trưa để theo dõi cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với 50 người dân Đồng Tâm kéo dài từ 10h30 đến 12h30.


Sau hai tiếng đồng hồ thương lượng hôm nay, người dân đã đồng ý thả toàn bộ con tin. Theo AP, trong một thông cáo do chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký và được đọc trên loa phóng thanh, ông hứa sẽ không truy tố các dân làng có liên can đến cuộc khủng hoảng con tin, và những khiếu kiện của họ sẽ được giải quyết.


Reuters cho biết những con tin được thả đã bắt tay và ôm lấy dân làng, còn người dân thì vỗ tay hoan nghênh sau khi nghe những cam kết của ông Chung. Bản cam kết của chủ tịch thành phố được viết tay tại chỗ trên giấy học trò, có chữ ký của ông Nguyễn Đức Chung và những người chứng kiến gồm các đại biểu Quốc Hội Đỗ Văn Đương, Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng.


Bà Nguyễn Thị Lan, bí thư xã dũng cảm bám làng tuyên đọc 3 cam kết viết tay của ông Ct Nguyễn Đức Chung.


image006


Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sát bị bắt giữ ở nhà văn hóa làng Hoành được hoàn toàn tự do. Ảnh trích từ các nguồn báo chí trong nước.


image008

Bản cam kết do Chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký hôm 22/4/2017 có sự chứng kiến của các luật sư


Cùng ngày, Luật gia Nguyễn Đình Hà bình luận với BBC từ Hà Nội: "Dưới góc độ pháp lý, ngay từ khi ông Nguyễn Đức Chung ký vào bản cam kết với người dân Đồng Tâm, tôi đã nói ngay đó là văn bản không có giá trị pháp lý."


- 09/1/2020,


image009


Đồng Tâm: Nhiều tiếng nổ lớn rạng sáng 9/1/2020. Nhân chứng nói dân ném bom xăng khi hàng ngàn cảnh sát đổ về Đồng Tâm đêm 9/1/2020. Bộ Công an xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng.


image011

Bộ Công an đã đăng tải trên website "Thông báo về vụ việc gây rối tại xã Đồng Tâm" trong sáng 9/1/2020.


Theo thông báo của bộ Công An, sáng nay, khi « một số đơn vị của bộ Quốc Phòng phối hợp với lực lượng chức năng » đang xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, Hà Nội, thì đã bị « một số đối tượng có hành vi chống đối », tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng....Hậu quả là có ba công an « hy sinh », và một « đối tượng chống đối » chết, nhưng bộ Công An không nói rõ ba công an này đã thiệt mạng như thế nào. (theo RFI 09/1/2020)


Trong khi đó, nhân chứng mô tả vụ việc với BBC Tiếng Việt:


"Họ ném pháo sáng, bắn đạn hơi cay, chặn hết các ngõ ngách, đánh đập thâm tím mặt mày cả phụ nữ, người già - những người đi ra khuyên bảo họ."


"Trước khi tôi chạy đi được, tôi đã thấy họ khiêng đi một số thanh niên, không biết sống chết ra sao."


- 10/1/2020, TPO - Cơ quan CSĐT công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án về 3 tội danh để điều tra vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.


image001

Ảnh TTXVN


Theo đó, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án “Giết người”, “Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép” và “Chống người thi hành công vụ” liên quan đến vụ việc xảy ra ngày 9/1 tại xã Đồng Tâm để xử lý theo quy định của pháp luật.


Trước đó, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch.


Theo thông báo của Bộ  Công an, trong quá trình xây dựng, sáng 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sỹ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương. (theo TIỀN PHONG)


- Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.


'Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.


"Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai."


"Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh," người dân ở Đồng Tâm nói.


Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, "đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo."


Người dân này mô tả: "Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ."


"Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm."


"Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm."


Người này kể tiếp: "Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ."


"Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím," người dân này cáo buộc.


- Trong khi đó, báo Giao thông ngày 10/1/2020 dẫn lời gia đình, nói có ba người công an đã bị "cháy đen" ở Đồng Tâm.


Phóng sự mô tả cuộc gặp gia đình Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992) - "một trong ba chiến sỹ, cán bộ công an hy sinh trong vụ gây rối ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) rạng sáng 9/1/2020".


Ông Sửu, chú ruột của Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân cho biết:


"Đau đớn lắm, tôi không thể nhận ra hình hài cháu tôi. Có ba người thì toàn thân và mặt mũi đều bị cháy đen, chiếc áo giáp những chiến sĩ mặc đều căng phồng rất khó cởi ra. Mẹ cháu và chị gái cháu định vào nhận dạng nhưng tôi không cho vào vì sợ không chịu được hình ảnh đó", ông Sửu nấc nghẹn, theo báo Giao thông cho hay.


- 10/1/2020, Một người dân ở xã Đồng Tâm nói với BBC rằng ông Lê Đình Kình, và con trai thứ hai, Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố công an đưa quân vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020.


Đến cuối ngày 10/1, giờ Việt Nam, đã có xác nhận từ báo chính thống rằng ông Lê Đình Kình đã 'tử vong' trong lúc chưa rõ trường hợp ông Lê Đình Chức.


- 10/1/2020, Chiều nay, 10.1.2020, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình (84 tuổi, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho người nhà để mai táng theo phong tục địa phương.


image013

Trước ngõ nhà ông Lê Đình Kình chiều nay. Ảnh T.N


Ông Kình là một trong những người đã tử vong do liên quan đến vụ án chống người thi hành công vụ; giết người và tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép, xảy ra tại xã Đồng Tâm vào rạng sáng 9.1.2020.


Ông Lê Đình Kình cũng là người đứng đầu “Tổ đồng thuận” ký các đơn thư khiếu kiện về khu đất liên quan đến sân bay Miếu Môn.


Theo nguồn tin Thanh Niên, việc bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình diễn ra tại UBND xã Đồng Tâm. Con gái ông Kình, bà Lê Thị Nhung, là người đại diện gia đình nhận thi thể.


Trong ngày hôm nay, cơ quan chức năng cũng đã thả 8 người có liên quan đến vụ việc trên, trong số này có 4 người là người thân của ông Lê Đình Kình, gồm: vợ, con dâu và cháu dâu ông Kình. (theo THANH NIÊN 10/1/2020)


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


image015

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cách đây nhiều năm. Ảnh: Báo An ninh Thủ đô


Trước Tết, TBT Nguyễn Phú Trọng kỷ luật ông Hoàng Trung Hải


BBC 10/1/2020

image017

Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải bị Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định kỷ luật do 'có những vi phạm nghiêm trọng' khi làm Phó Thủ tướng. Ông Hoàng Trung Hải từng là phó thủ tướng từ 2007 tới 2016 dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng.


Cụ thể, theo Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống ở Việt Nam hiện nay, thì:


"Trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Hoàng Trung Hải đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II)."


Bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 10/01/2020 không gọi ông Hải, người hiện vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, là "đồng chí" như thường lệ.


Hình thức thi hành kỷ luật đối với ông Hoàng Trung Hải là 'cảnh cáo', theo trang VOV.


Vẫn bản tin này nói rằng "những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội".


Sự việc diễn ra ngay hôm 10/01/2020 tại Trụ sở Trung ương Đảng, và theo VOV, "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Uỷ viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ".


Điều này có nghĩa là sự nghiệp chính trị của ông Hoàng Trung Hải chấm dứt.


Các sai phạm của ông Hoàng Trung Hải được nhắc tới lần đầu vào ngày 9/12/2019.


Vào thời điểm đó, Ủy ban Kỷ luật của Đảng nói ông Hải, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II.


Đây là Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên của Tổng Công ty Thép Việt Nam.


Công danh sự nghiệp và di sản


Sinh năm 1959, quê Thái Bình, ông Hoàng Trung Hải làm Phó Thủ tướng từ 2007 đến 2016, dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (7/2006 - 4/2016).


Sau đó, ông chuyển sang giữ vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội.


Trong thời gian ông làm Bí thư Hà Nội, thủ đô Việt Nam đã có những công trình phát triển, mở rộng nhiều mặt.


Tuy nhiên, vấn đề giao thông ách tắc, thiếu nước sạch, rác thải, ô nhiễm không khí đã gây bức xúc lớn cho người dân và du khách.


Một trong những phát biểu gần nhất của ông được báo Việt Nam đăng cuối năm 2019 là "Đừng để khách đến chê Hà Nội quá bẩn!".


Cũng trong thời gian ông làm bí thư thành ủy, tại Hà Nội đã xảy ra vụ dân làng Đồng Tâm hồi 4/2017 bắt giữ 38 cảnh sát trong một tuần, liên quan tới khiếu kiện đất đai.


Vụ việc tưởng chừng đã được xử lý xong với việc Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân và ký giấy cam kết không truy tố, lại tiếp tục bùng lên thành điểm nóng trong những ngày đầu năm 2020.


Hôm 9/1, Hà Nội đưa lực lượng cảnh sát tới địa phương, xảy ra đụng độ ở Đồng Tâm làm chết người, cả dân và cảnh sát.


image018

Bản quyền hình ảnh Linh Pham Image caption Cảnh ùn tắc giao thông Hà Nội


Tuy thế, hiện chưa rõ vai trò của ông Hải trong vụ việc này đến đâu vì một phần dư luận vẫn tin rằng Đồng Tâm liên quan đến vai trò của ông Nguyễn Đức Chung nhiều hơn.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 18096)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18112)
Tướng Vịnh: "Sắp tới đây, giữa hai nước có những cuộc gặp cấp cao hơn và nội dung quan trọng hơn... "chúng ta cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây.. "sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông hay rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương thì nó không phụ thuộc vào ý chí của Việt Nam nữa.. "nếu như tàu bè, máy bay của Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, không gây phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực, không đe dọa đến an ninh khu vực thì Việt Nam hoàn toàn không có ý kiến gì..."Tôi lo ngại nhất là chúng ta bị dính líu đến các đối đầu giữa các nước lớn và chúng ta cần kiên định không đứng về bên nào..."Trong cuộc gặp ông Tôn Kiến Quốc, tôi xin nói thẳng là các đồng chí sai rồi..." (tựa của VH)
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20135)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh ký kết văn kiện "Tầm nhìn" hôm thứ Hai 01/6/15 tại Hà Nội. (Ảnh AP). Bộ trưởng Ashton Carter chào mừng "Tầm nhìn" bằng món quà viện trợ cho VN 18 triệu đôla để mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28, cung ứng cho Cảnh sát biển VN. Shark-28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19212)
Hôm 02/06/2015, trong buổi đón tiếp và trao đổi với đại diện giới trẻ hoạt động xã hội của Đông Nam Á tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp và « ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ » hiếp đáp láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông.
31 Tháng Năm 2015(Xem: 17242)
"Tứ giác chéo hỏa lực" số 1 đảo nhân tạo Xu Bi, số 2 Chữ Thập, số 3 Gạc Ma, số 4 Vành Khăn có cự ly cách nhau trên dưới 200km, với tên lửa tầm trung hoạt động hữu hiệu, chính xác, phối hợp với với sân bay chiến đấu cơ, hầu hết các căn cứ hỏa lực của Việt Nam và Philippines nằm trong tầm ngắm của "mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo". Căn cứ Xu Bi cách đảo Thị Tứ do Philippines đóng quân có 25km. Vấn đề là mục tiêu chính của mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo nhắm vào ai, nhắm vào đâu! Sa bàn của Văn Hóa Map.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 17114)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19161)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16563)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18182)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17213)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21127)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17693)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16928)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24672)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19955)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18132)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16430)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16860)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18700)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24418)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.