Mẫu hạm Sơn Đông và Liêu Ninh đòi "làm chủ" Biển Đông

18 Tháng Mười Hai 20192:48 CH(Xem: 9549)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 18 DEC 2019


Mẫu hạm Sơn Đông và Liêu Ninh đòi "làm chủ" Biển Đông


Báo Trung Quốc: Mẫu hạm Sơn Đông nhắm tới ‘làm chủ’ ở Biển Đông


Khánh An


18/12/2019


Bài xã luận cho rằng tàu sân bay mới đưa vào biên chế của Trung Quốc nhắm tới mục tiêu “làm chủ cả trên không lẫn trên biển” và “đương đầu trực diện với tàu nước ngoài” ở Biển Đông.


image002

Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc mang tên Sơn Đông vừa được đưa vào biên chế ngày 17.12. Ảnh chụp màn hình SCMP


Tờ South China Morning Post ngày 18.12 dẫn lại thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc lớn tiếng cho rằng tàu sân bay "nội địa" đầu tiên của nước này sẽ tập trung vào nhiệm vụ ở Biển Đông và các cuộc so kè trực diện với tàu nước ngoài.


Theo đó, tàu sân bay Sơn Đông được đưa vào biên chế ngày 17.12 sẽ được sử dụng để chiến đấu, chủ yếu nhằm kiểm soát các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền, thay vì chỉ tập trung vào các nhiệm vụ huấn luyện như tàu sân bay Liêu Ninh.


Sự tập trung chiến lược chính của Sơn Đông sẽ là vùng nước quanh Biển Đông, theo bài xã luận đăng trên tài khoản mạng xã hội của tờ Nhân Dân nhật báo.


Bài báo nhắc đến việc các tàu quân sự và máy bay của “một số nước” gần đây tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời ngang nhiên cáo buộc hành động đó thách thức cái gọi là “chủ quyền quốc gia Trung Quốc”.


Xác nhận nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông sẽ được điều động xuống Biển Đông, bài báo cho rằng nhiều khả năng sẽ có “đương đầu trực diện với tàu quân sự nước ngoài”, đồng thời lớn tiếng tuyên bố mục tiêu của tàu là “làm chủ cả trên không lẫn trên biển”.


Trước đó, Đài truyền hình CCTV ngày 17.12 đưa hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia buổi lễ tổ chức tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, đánh dấu việc đưa tàu sân bay Sơn Đông (trước đây là Type 001A) vào hoạt động.


Type 001A, giờ đây mang tên gọi chính thức là Sơn Đông, được chế tạo dựa trên tàu Liêu Ninh cải tạo từ tàu lớp Kuznetsov mua của Ukraine năm 1998, và Bắc Kinh còn đang đóng thêm ít nhất 1 tàu sân bay khác.


Tàu “nội địa” của Trung Quốc được cho có thể chở theo 36 máy bay J-15 so với 24 chiếc của tàu Liêu Ninh. Bên cạnh đó, tàu có thể chở thêm các trực thăng Z-9 và máy bay cảnh báo sớm KJ-600. (Thanh Niên)


Giấc mơ hàng không mẫu hạm của Trung Quốc

image001

Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo khi còn mang tên Type 001A tại nhà máy đóng tàu Đại Liên.


Báo New York Times dẫn Báo cáo thường niên mới nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Liêu Ninh đã gia nhập hạm đội của Hải quân Trung Quốc vào năm 2012 và chưa được thử nghiệm qua các hoạt động chiến đấu.


Matthew P. Funaiole, một thành viên cao cấp của Dự án nghiên cứu về sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đóng ở thủ đô Washington, được tờ New York Times dẫn lời cho biết, c''hỉ có một số rất ít các quốc gia có hàng không mẫu hạm. Với hai hàng không mẫu hạm hiện có, Trung Quốc lọt vào danh sách các quốc gia như vậy."


Nhưng không dừng ở đó, Trung Quốc đã bắt đầu đóng tàu sân bay thứ ba tại một nhà máy đóng tàu gần Thượng Hải. Nước này cũng lên kế hoạch đóng tàu thứ tư. Khi đó, Trung Quốc chỉ đứng sau mỗi Hoa Kỳ, với 10 tàu sân bay đang hoạt động.


Hải quân Trung Quốc "tiếp tục phát triển thành một lực lượng hoạt động toàn cầu, dần dần mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài khu vực Đông Á, với khả năng duy trì hoạt động ngày càng dài hơn," theo báo cáo của Lầu Năm Góc.


Dễ dàng khống chế Biển Đông?

Chuyên gia quân sự Song Zhongping ở Hong Kong được báo South China Morning Post dẫn lời nhận định rằng, hai tàu sân bay Liên Ninh và Sơn Đông sẽ nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hải quân Trung Quốc, chứ không phải là Bộ Tư lệnh Chiến khu Bắc Bộ và Nam Bộ.


Nhưng ông cũng nói rằng, trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, tàu Sơn Đông vẫn có thể được đặt dưới sự chỉ huy của Chiến khu Nam Bộ để phối hợp các hoạt động chung.


Còn Chuyên gia quân sự Li Jie ở Bắc Kinh cũng nói với tờ South China Morning Post rằng, việc Bắc Kinh đã "chọn quân cảng Tam Á [để đưa tàu vào vận hành] vì giới lãnh đạo quân sự nước này muốn nêu bật tầm quan trọng địa chiến lược của căn cứ hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc."


Từ Quân cảng Tam Á, quân đội Trung Quốc sẽ có thể dễ dàng kiểm soát Biển Đông và các tuyến hàng hải trong khu vực.


Việc triển khai tàu sân bay mới tại Tam Á cũng nhằm răn đe các lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan, một nguồn tin quân sự cho tờ South China Morning Post biết.


Nguồn tin này lý giải điều này bằng việc viện dẫn việc tàu sân bay này từng đi khu vực eo biển Đài Loan trước khi đến Tam Á. (theo BBC 18/12/2019)

04 Tháng Chín 2016(Xem: 13610)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13110)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12976)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12736)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13576)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13569)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13280)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12541)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 13016)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 13050)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13060)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17164)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13062)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12766)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14744)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14729)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP