Đất hiếm

11 Tháng Sáu 20199:08 CH(Xem: 14641)
VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG B - THỨ TƯ  12 JUNE 2019

Đất hiếm

Việt Nam nằm ở đâu trong “bản đồ đất hiếm” của thế giới?

12/06/2015 Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn. Vậy Việt Nam có trữ lượng bao nhiêu trên "bản đồ đất hiếm" của thế giới?

Đất hiếm là nhóm nguyên tố có hàm lượng ít trong vỏ trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trên thế giới những nước có trữ lượng đất hiếm nhiều phải kể đến là Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới),  Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)... Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 125.000 tấn.
 
Các nhà khoa học Nhật cũng ước tính lượng trữ lượng đất hiếm dưới đáy biển đạt khoảng 6,8 triệu tấn, đủ cho Nhật Bản sử dụng trong vòng 220-230 năm.
Các nhà khoa học Nhật cũng ước tính lượng trữ lượng đất hiếm dưới đáy biển đạt khoảng 6,8 triệu tấn, đủ cho Nhật Bản sử dụng trong vòng 220-230 năm.

Năm 2012, có thông tin cho rằng Công ty Tư nhân SRE Minerals đã phát hiện mỏ đất hiếm trị giá hàng nghìn tỷ USD này ở mỏ “Jongju”, nằm ở tỉnh Pyongan cách Bình Nhưỡng (Triều Tiên) 150 km về phía Tây Bắc. Mỏ đất hiếm có trữ lượng khoảng khoảng 216,2 triệu tấn. Đây là mỏ đất hiếm lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay. Nếu các thông tin trên được xác nhận, phát hiện này sẽ phần nào khiến vị thế của Trung Quốc bị lung lay bởi hiện nay nước này thống trị thị trường xuất khấu đất hiếm trên toàn cầu với 90% thị phần.

Theo Báo Petro Times, ở Việt Nam nguồn tài nguyên đất hiếm được đánh giá có trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc, gồm các vùng Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum và Yên Bái.

Trung Quốc là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 55% tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn thế giới. Từ năm 2005 đến nay sản lượng khai thác hàng năm là 120.000 tấn đất hiếm.

Trung Quốc cũng khống chế khoảng 95% sản lượng đất hiếm xuất khẩu của thế giới. Vị trí của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm thế giới được giới doanh nhân Trung Quốc mô tả “Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”. Do vậy, Trung Quốc gần như độc quyền đối với loại nguyên liệu này.

Thứ hai, vì nhiều nguyên nhân, Mỹ và châu Âu đã giảm đáng kể cả sản lượng và thị phần đất hiếm trên thị trường thế giới, trong khi Trung Quốc trở thành quốc gia chủ yếu cung cấp nguyên liệu đất hiếm trên phạm vi toàn cầu.

Nhu cầu toàn cầu về đất hiếm đang gia tăng nhanh chóng. Dự báo nhu cầu đến năm 2015 sẽ tăng thêm 50%, lên 185.000 tấn.

Giá các kim loại đất hiếm, sau nhiều lần điều chỉnh nhờ phát hiện các trữ lượng bổ sung và cải tiến công nghệ sản xuất, cho đến nay vẫn còn rất cao và vì thế còn hạn chế nhiều phạm vi ứng dụng. Giá bán mỗi ký kim loại lanthanum và cerium năm 2003 lần lượt là 25 và 30 USD, gadolinium và yttrium là 78 và 96 USD, erbium và ytterbium là 180 và 484 USD, đặc biệt lên đến 1.600 USD, 3.000 USD và 4.000 USD đối với europium, thullium và lutetium!

Nhưng, do tính chất không độc hại và các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay.

Đất hiếm chứa nhiều nguyên tố quý hiếm phục cho sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp. Đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố. 17 nguyên tố này đều là những nguyên tố dạng hiếm và có trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép như: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu), Terbium (Tb),...

Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN/TH)

++++++++++

Đất hiếm tiềm năng chưa được đánh thức

LĐO | 22/12/2018
 
Mỏ đất hiếm tại Việt Nam
Mỏ đất hiếm tại Việt Nam

Đất hiếm là tài nguyên đặc biệt mà không nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có khoáng sản quý này. Tại Việt Nam trữ lượng đất hiếm có khoảng trên 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, tài nguyên này vẫn chưa được “đánh thức” do công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác.

Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đặc biệt không thể thay thế và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi trồng trọt. Hiện nhiều nước coi đất hiếm là vàng của thế kỷ 21, thậm chí của cả thế kỷ 22. Hiện, Việt Nam là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm thực hiện từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái) với trữ lượng lớn, trong đó hàm lượng tổng REO trong quặng nguyên khai từ 0,5 đến trên 10%. Đây là nguồn cung cấp đất hiếm có ý nghĩa công nghiệp lớn, nhưng do điều kiện khai thác, tuyển đơn giản nên cần được đánh giá, thăm dò, khai thác khi có nhu cầu. Trung bình, Việt Nam mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng banexit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung và chỉ xuất theo đường tiểu ngạch.

Với tiềm năng lớn nhưng hiện tại Việt Nam nguồn tài nguyên này đang khai thác ở mức độ khai thác nhỏ lẻ do công nghệ lạc hậu, phần lớn là khai thác thủ công. Dẫn đến tổn thất tài nguyên lớn, nhiều nơi tổn thất tới 60%, công suất thấp, không tách được hết thành phần nguyên tố hiếm. Nhiều chuyên gia về môi trưởng đã cho rằng, cần phải xem xét lại việc khai thác đất hiếm vì đây là loại tài nguyên đòi hỏi trình độ khai thác ở mức cao không để tình trạng khai thác thủ công gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường như hiện nay. Cùng đó, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng ngoài vấn đề về môi trường, nếu trình độ kỹ thuật khai thác chỉ dừng lại ở việc bán nguyên liệu thô chưa qua chế biến thì cũng gây thất thoát lớn về kinh tế.

Theo Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đất hiếm giai đoạn 2015 có xét đến năm 2025 đã được phê duyệt theo Quyết định số 25/2008/QĐ-BCT của Bộ Công thương dự báo nhu cầu sử dụng đất hiếm trong tương lai sẽ là rất lớn. Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng đất hiếm đã được Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký Thỏa thuận thành lập Liên doanh khai thác, chế biến đất hiếm ở Việt Nam giữa hai Tập đoàn của Nhật với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động chế biến đất hiếm hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có cơ sở chế biến đất hiếm gắn với nguồn nguyên liệu khai thác từ mỏ đất hiếm trong nước.

Được biết, hiện Việt Nam, đến nay đã có 4 mỏ đất hiếm với quy mô lớn nằm tại khu vực Tây Bắc đã hoàn thành công tác thăm dò, trong đó có 2 mỏ đã được cấp phép khai thác là Đông Pao và Nậm Xe. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả loại khoáng sản này, đồng thời đảm bảo an toàn môi trường, chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác cần phải phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi xem xét đầu tư dự án cũng như kiểm soát ô nhiễm sau khi dự án đi vào vận hành. Minh Hạnh


29 Tháng Chín 2016(Xem: 13478)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12736)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13072)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13515)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15282)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13082)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15876)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16126)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13517)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13010)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12868)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12686)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13537)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA