Du ca Chết và Sống trở lại?

17 Tháng Hai 20197:35 CH(Xem: 10600)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 C - THỨ HAI 18 FEB 2019


Du ca Chết và Sống trở lại?


image004

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

18/2/2019


Kỳ 2


- Cứ nghe âm nhạc của nước nọ thì luận được vận mệnh thịnh suy của của nước ấy. (Mạnh Tử)


- Cứ nghe Nhạc Vàng, Nhạc Quê Hương, Nhạc Du Ca trước năm 1975 thì biết được đời sống dân chúng và nền văn nghệ miền nam Việt Nam nhân văn, nhân bản và dân chủ như thế nào. (lkt)


Trong bài viết Kỳ 1 đoạn cuối tác giả viết: Phải xác định mảnh đất tự do miền nam Việt Nam đã sản sinh và nảy nở trào lưu Du Ca. Chỉ có tự do mới cho phép những nghệ sĩ du ca hát lên những câu hát thay thế cho tâm tư quần chúng. Nhưng cũng chính "tự do quá độ" đã giết chết du ca, vì hết thảy không biết giữ gìn hai chữ tự do. Tự do đã bại trận trước độc tài.


Năm 1975, "Phong trào Du ca" bức tử theo chân Sàigon.


Năm 1976, "Phong trào hát cho đồng bào tôi nghe" đã xuống mồ cùng với MTDTGPMN.


"Tự do quá độ" ở miền Nam đã giết chết Phong trào Du Ca, Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe và hàng chục phong trào dân chủ quá độ khác.


Hệ quả dây chuyền của "tự do quá độ" kéo theo hàng triệu người tìm đủ mọi cách vượt đất, vượt rừng, vượt biên giới, vượt biển ra đi khỏi nước tìm Tự Do.


Phản kháng là đặc tính của con người "nhân chi sơ" vốn đã tiềm tàng quyền tự do, quyền sống, quyền suy nghĩ phát biểu, quyền định đoạt bản thân và gia đình của họ khi những quyền căn bản này bị tước đoạt hoặc bị áp đặt theo một lề lối đặc quyền.


Phản kháng sóng đôi với Tự Do là bản thể tinh thần, bản năng chính trị, là thuộc tính của nhân chi sơ vừa lọt lòng Mẹ đã oe oe khua chân múa tay hít thở khí trời.


Tiếc thay, phản kháng và tự do tiêu biểu qua các phong trào văn nghệ ở miền Nam trước năm 1975 đã không nhìn thấy hệ quả khắc nghiệt của lịch sử.


Biện chứng thịnh - suy khắc nghiệt của lịch sử có câu trả lời thích đáng cho từng thời đại.


Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc "phản kháng", "di cư" xuống miền Nam đi tìm hai chữ "Tự Do".


Sau năm 1975, hơn ba triệu người Việt "phản kháng", "di cư" bằng đủ mọi cách đi tìm hai chữ "Tự Do".


Lịch sử thời hiện đại cho thấy nhân loại các châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Trung Đông, châu Mỹ La tinh, hàng triệu người "Phản kháng", "di cư" đi tìm hai chữ  "Tự Do".


Hậu quả của thế giới phản kháng bị dân bản địa phản kháng lại không ít. Đó là cái hội chứng bi thảm của nhân loại.


Vì chính trị, người ta phận biệt "di cư" một nửa từ bỏ quê hương ra đi vì đói khổ nghèo nàn, một nửa ngộp thở do chế độ đàn áp chính trị. Nửa nào thì nửa, đối lực của tự do là độc tài vẫn là lưỡi hái tử thần rình rập nhân loại.


Phạm trù Phản kháng và Tự Do không phải là chủ đề âm nhạc của bài viết, nhưng logic nó có liên quan tới vì sao Du Ca Chết và Sống trở lại?.


Chết chưa chắc đã tuyệt tận, Sống chưa hẳn là cái lẽ sống đời thường, Sống cũng không hàm ý nghĩa phục sinh, hồi sinh. Phong trào Du Ca đã ChếtSống Trở Lại khi tinh túy Du ca - Tình ca Du ca nổi trôi theo dòng lịch sử Việt chảy máu ra hải ngoại.


Tình ca-Du ca hải ngoại có còn mang đặc tính "Phản kháng" và đòi "Tự do" như trước đây hay không. Một câu hỏi khó.


Đặc tính của Du Ca phát thệ ra từ lòng yêu thương của người nghệ sĩ du ca. "Phản kháng" là thuộc tính của du ca đứng trước bạo lực. "Tự do" là bản chất của du ca đứng trước cái ác độc tài.


Nghệ sĩ Du ca không tuyên truyền cho bạo lực, không tuyên truyền cho chính trị, không than vay khóc mướn, không gieo rắc hận thù, hận thù không có chỗ đứng trong Du Ca. Nghệ sĩ du ca đi đôi với chủ nghĩa tự do như người ta cần cơm áo hạnh phúc. Nghệ sĩ du ca hạnh phúc với tiếng hát của mình không ngửa tay xin ai một đồng xu cắc bạc.


 Nghệ sĩ đích thực ở một phương diện nào đó chính là một kiểu Jesus về tinh thần. Anh ta phải đau nỗi đau của xã hội, của đời người ...anh ta chất chứa một tâm hồn trắc ẩn và tài năng nghệ thuật trui rèn trước nghịch cảnh để từ đó diễn đạt nỗi đau thương của nhân loại ... anh ta phải đau khổ trước cái khổ đau của loài người và vui sướng sau cái vui sướng của loài người, thậm chí buồn riêng trong cái vui chung ... (theo Ts LNT).  


Nghệ sĩ Du Ca thường sóng đôi với Tình ca Du ca. Chất liệu mềm của tâm hồn là của cải quí báu của xã hội, nó có khả năng sáng tạo vô số bản rong ca từ dưới đáy của tâm hồn hiện thực vào đời sống, nó bồi bổ cho xã hội loài người thăng hoa trên khắp mọi miền không gian. Tỉ như ở một miền đất nhỏ xíu nào đó trên hành tinh, người ta cất lên bản rong ca tuyệt vời: "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi! Mẹ hiền ru những câu xa vời, à a ơi, tiếng ru muôn đời ..." (Phạm Duy / Tình Ca).


Đúng, du ca là tiếng ru muôn đời, nhưng Nghệ sĩ du ca cũng có thế giới riêng của họ: Thế giới Du ca.


Thế giới Du Ca là thế giới của một người vì mọi người. Không phải cứ cầm cái đàn lên là nghệ sĩ, không phải cứ cao giọng hát hò lên là nghệ sĩ, hay phóng bút văn chương cầm kỳ thi họa diễn viên sân khấu loạn xà ngầu lên gọi là nghệ sĩ vì mọi người. Thế giới du ca xa lánh với những kẻ làm dáng nghệ thuật, những "thiên tài đồi trụy" (Gorki). Thế giới Du ca không đại diện cho chủ nghĩa cơ hội, không đại diện cho đòn bẩy phe nhóm chính trị. Thế giới Du ca là tiếng nhạc lòng của quần chúng.


Cho nên đòi hỏi có sự phân tách khác biệt giữa Ca khúc Du ca, Tình ca Du ca, Nghệ sĩ Du ca: Thừa! Xét cho cùng, Du CaTình ca của Nghệ sĩ Du ca.


Không gian Việt Nam hải ngoại sẽ là những mảnh đất cho Thế giới Du ca Việt Nam lưu vong nảy nở vốn cũ sinh sôi vốn mới. Du Ca một thời đã Chết và Sống trở lại.


Dưới đây là bài viết Kỳ 2.


Kỳ 2


A. Đoàn Du ca nam California ở Little Saigon


1. "Poster"


Nhân có tấm bích chương "Nhạc Quê Hương & Tình Ca Ban Mê" giới thiệu trên Văn Hóa Online, chương trình được đoàn Du Ca nam California và các ca nhạc sĩ Du ca ở đất Ban Mê (Ban Mê Thuột) tổ chức hôm Thứ Bẩy 2/2/2019 tại hội trường báo Người Việt, Little Saigon, tác giả đã nhận thấy ba mệnh đề tiềm ẩn trong tấm "poster".


Giá chủ đề "Nhạc Quê Hương & Tình Ca Ban Mê" "Nhạc Quê Hương & Tình Ca Du ca Ban Mê" thì có lẽ chương trình là chương mở đầu về một thời kỳ sáng tạo mới, gầy dựng lại Thế giới Du ca ở hải ngoại.


Lại hỏi: Sao chỉ có Tình ca Du ca Ban Mê mà không có Tình ca Du ca Pleiku Kontum Quảng Đức Đà Lạt, Tình ca Du ca Hồng Hà, Hương Giang, Cửu Long, Tình ca Du ca Âu châu, Úc châu, Phi châu, Á châu, v,v...       


Mới đầu, tác giả đặt tựa bài viết: "Du ca là gì", tựa này có thể bị hiểu lầm bởi chủ đề của bích chương không hẳn như vậy, Tình ca Ban Mê khiến dẫn người ta đi vào cõi khác.


image005


Chủ lực của ban tổ chức lần này là đoàn Du ca Nam California-Little Sàigon. Tác giả chưa biết đến thực lực và sức mạnh các đoàn du ca khác ở rải rác nước Mỹ và tr6en thế giới, nhưng ở Quận Cam thì quân đoàn Du ca nam California quy tụ 40 "chiến sĩ chủ lực" làm mưa làm gió trong các buổi sinh hoạt du ca.


Trước đây trong các sinh hoạt văn nghệ ở Little Saigon, lác đác có một số ít huynh trưởng Du ca xuất hiện, nhưng chỉ là tiếng hát lẻ loi vọng về kỷ niệm, chưa phải là một tập hợp.


Thật ra, từ lâu tác giả đã gọi người chủ xướng phong trào Du Ca ở nam California, cô Phạm Đỗ Thiên Hương là "Cánh chim đầu đàn". Nói như thế tất phải có lý do. Cả bầy chim du ca tung cánh hát, không có lý do gì xưng tụng cá nhân cô Thiên Hương, vấn đề là: Mầm sống của Du ca Việt đâm chồi nảy lộc sau bốn thập kỷ chôn vùi.


Trong quá khứ sinh hoạt du ca ở Quận Cam và ở các địa điểm khác, đoàn  Du Ca nam California không những đã chinh phục đông đảo khán thính giả, hào hứng với đợt sóng du ca mà còn do chương trình có những sáng tạo  bất ngờ,  những "scene" sinh động tập thể của hoạt náo viên lôi kéo khán thính giả chạy theo cổ vũ.


Một trong những cái mới trong chương trình là phần phụ diễn Văn nghệ Quê hương, họ Phạm gọi là Nhạc Quê Hương. Những ca khúc gọi là Nhạc quê hương (thật ra là tình ca), họ Phạm mượn để làm mồi cho chủ đề Du ca, cho "Phong trào Du ca". Tham vọng của "Cánh chim đầu đàn" làm sống lại "Phong trào Du ca" có thừa.


Trước hết phải nói đến cái "poster" quảng cáo.


image006

Du ca Nguyễn Đình Hiếu


Qua bàn tay "graphic designed" của một thành viên trong đoàn Du Ca nam Calif., (tác giả là du ca Nguyễn đình Hiếu), chương trình được phác họa tài hoa, đẹp và ấn tượng gom vào các mảng: Nhạc Quê hương, Tình ca Ban Mê, ba khuôn mặt nghệ sĩ du ca đất Ban Mê Thuột: Phan Ni Tấn (hiện ở Canada), Nguyễn Đình Hiếu (hiện ở Nam Cali) và Nguyễn Quyết Thắng (cây gạo cội du ca hiện ở Hòa Lan); hình ảnh cô bé Tây nguyên (qua bộ áo của cô bé chưa biết cô thuộc bộ tộc Jrai, Êđê, Ba Na, Cơ Ho, Mạ, X' đăng, M'nong, H'mông, Nùng, hay Tày?) và chú Voi - loài thú chúa tể rừng xanh gần gũi với con người sống ở cao nguyên trung phần Việt Nam.

image007

Quân đoàn chủ lực Du Ca nam California. Ảnh: NV.


Đặc biệt, nội dung lần này không kể đến 40 du ca viên hợp ca dưới sự điều khiển của Ca trưởng Bùi Quỳnh Giao, ban tổ chức mời thêm: Hướng Đạo Sinh Liên Đoàn Hướng Việt, và nhạc sĩ Nguyễn Đình Hiếu (Nam Cali), Nguyễn Quyết Thắng và Minh Chiến (Hòa Lan), Đồng Thảo (SanJose), Doãn Hương, Thu Phong, Huy Đốc (Nebraska), Kim Oanh & Hoàng Minh Châu  (Seattle), MC Vũ Bình (Canada), Khánh Trí, Thiên Hương, Nguyễn Bá Thành, Kim Oanh, Hoàng Minh Châu, Hoàng Hà, Phương Hà, Doãn Hưng, Doãn Hương, Thu Phong, Huy Đốc, Phạm Ngọc Thảo, Nga Mi, Trịnh Thanh Thủy, v,v ...


Một khuôn mặt kỳ lão của Phong trào Du ca Sàigon năm xưa xuất hiện trong chương trình: nhà thơ-nhà báo Đỗ Quý Toàn. Huynh trưởng Toàn là một trong 5 MC của chương trình, ông vừa là MC vừa là diễn giả "cấp tốc" kể về hai bài thơ, một bài thơ ngắn của Thi sĩ Quách Thoại có tên "Thược Dược" (Phan Ni Tấn phổ nhạc) *, và bài thơ dài của Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền mang tên "Nhịp Ba" (Nguyễn Đình Hiếu phổ nhạc) **, bài thơ này tặng riêng cho nhà văn Doãn Quốc Sĩ năm 1955. 


Đất nước ào ào vỗ nhịp                                                        
Triều biển chập chùng
Hà Nội Huế Sài Gòn
Ôm nhau nức nở
Có người cầm súng bắn vào đầu
Đạn nổ nhịp ba
Không chết
Anh ngồi nhỏm dậy
khỏe mạnh lạ thường


...


(trích Nhịp ba / Thanh Tâm Tuyền)


image003

Nhà thơ Đỗ Quý Toàn.


Đoàn Du Ca nam California sử dụng nhiều lần khái niệm, chủ đề Tình ca Quê hương trong các buổi trình diễn.


Đoàn Du Ca nam Calif., mỗi lần đi "hát rong" không chỉ hát các ca khúc, đoản khúc du ca của các nhạc sĩ tiền phong một thời tạo ra phong trào du ca. Điểm son trong các chương trình của Du ca nam Calif., không từ chối một thể loại phụ diễn nào miễn nó hay.


Dường như "Cánh chim đầu đàn" Phạm Đỗ Thiên Hương nhận ra rằng du ca bàng bạc trong các thể loại âm nhạc khác, chẳng hạn như Tình ca lứa đôi, Sử ca, Quê hương ca, Dân ca, (hoặc có thể PĐTH có ý vay mượn các thể loại khác để chuyển tải du ca truyền thống đến khán thính giả cho Du ca Sống lại, "cập nhật" hơn, vốn đã bị lãnh quên, mờ nhạt ở hải ngoại bấy lâu nay, hoặc có ý khai thác các hầm mỏ thi ca và âm nhạc bị lấp liếm chôn dấu, các tài năng nghệ thuật trẻ có cơ hội vươn lên, v.v...).  


"Cánh chim đầu đàn" Du ca nam California muốn "canh tân hóa" phong trào du ca bằng nhiều hình thức diễn tấu, biến tấu chương trình để "tiếp cận" quần chúng gần hơn nữa. Quần chúng Việt hải ngoại lưu vong là một kho tàng bất tận, quần chúng là đối tượng của du ca, là mục tiêu để du ca nhắm tới tư duy mới, thể hiện dòng nhạc mới, ca từ mới, táo bạo, dũng cảm, hòa nhịp với đời sống thực tiễn và quan trọng nhất, hướng về ngày mai tươi sáng của tổ quốc. 


Có hai không gian quần chúng, quần chúng hải ngoại và quần chúng trong nước. Vấn đề này tác giả sẽ xin góp ý sau.


Gần đây, trên hệ thống mạng xã hội, chúng ta thấy hình ảnh hàng chữ:  Hướng tới sứ mệnh “Nơi nào có người Việt nơi đó có Du ca Việt”; Du Ca Việt là một chương trình được tổ chức với quy mô lớn, có hàng triệu khán giả theo dõi, đảm bảo được tính “dân tộc” nhưng vẫn gần gũi với các bạn trẻ, phù hợp với văn hóa từng vùng miền, tạo dấu ấn trong lòng khán giả".


Quả thật, nếu Du Ca Việt đã đạt tới mức như hàng chữ phổ biến trên mạng, đó là tín hiệu đang mừng, và đến một lúc nào đó ranh giới văn hóa âm nhạc xóa đi mọi dị biệt, hậu duệ Du ca Việt là món quà đền đáp công lao cho những ca nhạc sĩ tiên phong sản sinh ra Phong trào Du ca ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

image008

Phạm Đỗ Thiên Hương "Cánh chim đầu đàn" đoàn Du ca nam California. 


2. Chủ đề


Chủ đề "Nhạc Quê Hương & Tình Ca Ban Mê" rạch ròi hai phạm trù âm nhạc: nhạc quê hương và tình ca Ban Mê. 


Đó là một cấu trúc khá biệt lập nhưng liên đới quyện với nhau - chủ đề ẩn ngữ nỗi niềm gì đó, thảng hoặc gởi gấm một thông điệp của Du Ca nam Calif., gởi đi dòng tình ca hỗn hợp mới mẻ.


Vể bản chất, Nhạc Quê Hương là khái niệm chung chung về âm nhạc, nhưng Tình ca Ban Mê là tình khúc viết và hát về miền đất Ban Mê (Ban Mê Thuột) có tính riêng lẻ địa phương.


Thế nhưng vì sao lại gắn Tình Ca Ban Mê vào Nhạc Quê Hương?


Tình Ca Ban Mê là gì? Là âm thanh của tre nứa, của đá rong rêu, của suối nguồn, của mương rẫy lúa bắp trên đồi nương giao hưởng với tiếng hát của người con gái sơn cước lưng trần đeo gùi đến mùa gặt hái, với tiếng chày giã gạo đêm trăng rung rinh cặp vú thiên nhiên nhịp nhàng khỏe mạnh.


Tình Ca Ban Mê là khúc nhạc ẩn náu trong không gian u tịch rừng xanh muông thú hoang dại, lúc líu lo réo rắt, lúc gầm thét hung tợn, lúc đánh hơi tìm nhau tới mùa động tình ân ái mà người nghệ sĩ du ca bắt được nhịp thở của thiên nhiên.


Một lần nữa, Du ca Phạm Đỗ Thiên Hương và ban tổ chức sẽ làm khách thưởng ngoạn bất ngờ, ngỡ ngàng và hoảng hốt về tình ca của đất Ban Mê?


"Giàn núi  rừng" Phan Ni Tấn, Nguyễn Đình Hiếu, Nguyễn Quyết Thắng, sẽ cho khán thính giả biết âm thanh của tây nguyên, biết tiếng Cồng, tiếng Chiêng, tiếng Khèn man dại của nước nòi đường ngược, biết chới với trước vẻ đẹp hoang sơ "thưở trời đất nổi cơn gió bụi" (Chinh Phụ Ngâm - Đặng Trần Côn), biết len lén nhìn những nàng sơn nữ Ê đê, M'nong, H'mong lõa thể tắm suối trăng vàng, vi vút líu lo trên nóc nhà đại ngàn xanh đẫm ***.


Có chăng, những ai đó cùng nhịp thở với Ban Mê, thốt lên bản du ca đất Ban Mê: tôi đã yêu và yêu tận cùng người con gái đất Ban Mê.


Chúng ta chờ đợi, tiếng hát Ban Mê bay về, cất lên trong một chiều nắng ấm California.


image009


Du ca Nguyễn Quyết Thắng.


3. Nhạc Quê hương - Tình ca Quê hương 


Thông thường, Nhạc Quê Hương cũng có thể gọi là Tình ca Quê Hương bởi chất liệu của dòng nhạc này đượm hơi hướng nơi chôn nhau cắt rún.  Những ca khúc ngắn (Song, Chanson) chan chứa tự tình miền đất của đôi trai gái sinh ra người. Nhạc quê hương theo nghĩa rộng lớn hơn: Tình ca quê hương(Country songs).


Giai điệu Nhạc Quê hương (Melody songs) có thể lẫn lộn với nhạc truyền thống quê hương trải dài bốn mùa âm nhạc. Nhạc truyền thống còn gọi là Dân ca Quê hương (Traditional folk song), nghe dân ca, người ta hình dung ra được ngữ cảnh phong hóa, không gian âm thanh văn hóa âm thanh ẩn tàng phong thủy nhuyễn thổ từng vùng địa phương nhấn ký ức rất sâu trong tâm tưởng. Tổng thể về giai điệu và ca từ, Nhạc Quê hương hay Tình ca Quê hương là một thể loại diễn tả tình tự dân tộc, yêu đất nước, yêu con người, yêu cuộc sống.


Nét đặc biệt của Nhạc Quê hương hay Tình ca Quê hương là thổ âm cùa người diễn xướng.Ví dụ như mỗi lần nghe tiếng hát "đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh" người ta có thể nhận ra ngay giọng đó là giọng người Hà Tĩnh; ví dụ như nghe tiếng hò Huế, ca Huế có thể nhận ra ngay giọng đó là giọng người Huế; người miền Bắc tự hào với hàng trăm làn điệu Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, gái Kinh Bắc nhan sắc mặn mà thường có câu: Em đi khắp bốn phương trời/ Không đâu lịch sự bằng người ở đây; người Nam bộ đậm đà làn hơi sâu dài tha thiết sáu câu vọng cổ đi đâu cũng nhớ về "Dạ cổ Hoài lang"; ai có thể "nhái" được, xướng lên âm hưởng của người xứ Quảng; hay chăng, làn điệu hát Dặm của người xứ Thanh xứ Nghệ lạ lùng đố ai cố bắt chước mà được; hay chăng, tiếng ai oán mất nước của người Chăm não nùng, ai oán, ai mà than vãn được như giọng Hời.


Nhạc quê hương, Tình ca quê hương có sự khác biệt rất lớn về sắc độ âm thanh. Sự khác biệt rất rõ của người sinh ra ở miền Bắc uống nước sông Hồng lại khó có thể diễn đạt hết sắc độ giọng, hơi, âm hưởng của người miền Nam uống nước Cửu Long, Đồng Nai. Ví dụ như Sáu câu vọng cổ, Cải lương, đố người miền Bắc, miền Trung hát ngọt bằng dân Nam Bộ, hay nhạc sĩ người miền Bắc sáng tác Cải lương thì xin ... miễn bàn.


Ví dụ: nghe một ông, bà người Bắc mà hát Cải lương thì hỡi ôi, may ra cả thế kỷ nữa mới có những nghệ sĩ thiên tài như Ái Liên, Huỳnh Thái, Kim Chung, Kim Xuân, Bích Hợp, Lan Phương, Anh Đệ, ... ra đời. Ví dụ, nghe một ông, bà người Nam, người Trung mà hát Quan họ thì hỡi ôi các cô gái Kinh Bắc cười khúc khích.


4. Tình ca Du ca


Du ca có thể gọi là Tình ca được không? Được chứ! Nếu không được thì Du Ca không có tình à!


Du ca về bản chất như một thông điệp nhắn gởi điều gì đó chuyển tải tới người nghe bằng các đoản khúc. Du ca thường đi đôi với Du mục, đặc tính của du ca là du mục. Nói như thế không có nghĩa là phải du mục mới có du ca. Thường thì trong cuộc hành trình du mục, du ca cất lên tiếng hát, sáng tạo ra ca khúc du ca. Để làm gì? Để hát cho quần chúng.


Điểm đặc sắc của Du ca trong các các sáng tác là không dài hơi, câu chữ ngắn, sắc độ luyến láy ít, lời ca và thể điệu dứt khoát, mạnh mẽ. Có lẽ vì vậy mà Du ca khó trở thành Tình ca với sắc độ thiết tha đam mê nồng nàn tình tứ. Nhưng vẫn có người cãi: Du ca cũng là Tình Ca.


Để vượt qua hàng rào của nhạc tình, Du ca trở thành Tình ca một khi du ca như vết chém sắc như dao nhọn cứa vào tâm hồn.


Ví dụ như tuyển tập "Ca khúc Da vàng" của nhạc sĩ họ Trịnh, theo tác giả bài viết, đó là khúc Trường ca Du ca. Khúc Trường ca Da vàng nó chất chứa dài hơi cái tình riêng du ca của họ Trịnh. Thực chất, nó là bản Tình ca Du ca.


5. Mơ tưởng về bản Tình ca Du ca Thế giới


Thế nhưng, sao chỉ là Tình ca Ban Mê mà không là Tình ca Dân ca, Tình ca Du ca thế giới?


Có thể ban đầu, người ta cảm thấy Tình ca , Dân ca ẩn náu trong Du ca, vì thật ra du ca là chủ thể ca hát rong chơi núp kín trong tâm hồn những người chất chứa âm thanh, chan chứa tình âm nhạc. 


Phác họa ra một Thế giới Tình ca, một Thế giới Du ca, một Thế giới Dân ca biết đâu là hoang tưởng, khi áp chế những phạm trù âm nhạc vào một định chế cố hữu.


Thế giới Dân ca là thế giới âm nhạc của quảng đại dân gian, từ khi nhóm người cổ đại đàn đúm với nhau hình thành một bộ tộc bộ lạc, nhảy múa quanh đống lửa rừng, rồi từ từ phát triển ra thôn xóm làng mạc, hình thành nếp phong tục phong hóa cho đến xã hội ngày nay.


Thế giới Dân ca gởi gắm giao duyên với nhau qua tiếng hò điệu hát. Ví dụ: trai làng này giao duyên với gái làng kia qua các lễ hội đình đám.


Thế giới Dân ca sóng đôi với nhạc cụ cổ truyền tạo nên một không gian âm nhạc huyền thoại, thánh ca của loài người “xuất khẩu thành văn xuất ngón thành đàn".


Thế giới Dân ca từ đời này sang đời nọ có nhiệm vụ phá tan cái màn tối của bọn văn nghệ diễn tuồng mua vui vài giờ cho bọn tục. Thế giới Dân ca đánh thức cái mõ văn nghệ khiếp nhược, ủy mị lướt thướt cho nó không còn có chỗ đen tối sinh sôi, ngắt bọn tục ra khỏi căn nhà chứa kho tàng văn nghệ di truyền của dân gian.  


Thế giới Du ca chẳng khác gì Thế giới Dân ca. Thế giới Du ca là độc đặc của nền văn nghệ hình tượng, cảm tưởng và tượng trưng ****,  là huyết lệ thi ca trải nghiệm hàng nghìn năm văn vật, là tiếng nhạc của đạo lý chắt lọc từ muôn đời trước đến muôn đời sau, là hoa văn nghệ nở tình nhân ái.


Thế giới Tình ca, Dân ca, Du ca là nhiệm vụ của người Lính văn nghệ xung phong, hoằng dương phô bày la liệt cái ánh sáng đấu tranh của nền Tình Ca Nhạc Việt hiện thân tiềm tàng dưới đáy đời sống tâm hồn người dân Việt.


Phải phát quật nó lên sức sống Tình ca Việt. Nó là vòng quay rộn ràng của hành tinh duy nhất có loài người âm nhạc. Nó đòi hỏi cuộc cách mạng tự thân của mỗi du ca mang dòng máu văn nghệ anh hùng. Nó là bản ngã đích thực của Tình ca Việt mặn nồng trong con người du ca.


Mỗi người Việt Nam là một du ca viên hát lên hơi thở bản tình ca quê hương nhỏ chôn nhau cắt rún, của quê hương lớn chung mọi người. Khi ấy Thế giới Tình ca, một Thế giới Dân ca, một Thế giới Du ca, hân hoan khởi đi từ Tình Ca Việt.


Tình ca Ban Mê là một nhánh trong dòng sông Tình ca Việt vĩ đại (Việt Melody), cuồn cuộn chảy không ngừng âm thanh lãng mạn đẹp óng tuyệt trần bởi từ đời sống của các nhạc sĩ thiên tài bình dân Việt Nam.


Du ca, Dân ca, Tình ca thế giới là sản phẩm của mọi thời đại, mọi vùng đất, mọi chủng tộc đều mang dòng máu văn nghệ. Văn nghệ là hoa của đạo lý, huyết hoa. Văn nghệ phải là Sống (****).


Tác giả bài viết bài này tin tưởng, một ngày nào đó, những kẻ lãng tử rong ca Du Ca Việt trong và ngoài nước không vướng vất chút hận thù thế kỷ - ngồi lại với nhau, ngồi chung với thế giới, thế giới của du ca không biên giới, thế giới của tình ca không bạo lực, cùng đồng giao hát ca khúc "Vòng Tay Du Ca Thế Giới Hòa Bình".


Tập họp lại. Cao cung lên tiếng hát bản tuyên ngôn: Du Ca Thế Giới ngồi lại!  


image010

Du ca Phan Ni Tấn


6. Người Lính và bản tình ca du ca cao nguyên


image011

Trấn thủ lưu đồn. Ảnh minh họa


"Poster" làm choáng váng những người Lính năm xưa trấn thủ lưu đồn, quanh năm hít với núi thở với rừng, chơi với thú hoang, ngày đêm hành quân dã ngoại trên khắp nẻo đường đất đỏ hoang vu, đồi liền đồi, núi liền núi, bát ngát đại ngàn như thách đố cuộc trường chinh phủ lên vai người Lính.


Lính thú cao nguyên có dấu vết độc đáo so với lính ở nơi khác, ví dụ: đôi giầy đinh bê bết đỏ  bùn, mồm phì phèo thuốc lá vì gió và rét hăm he, tim mơ mộng trôi theo dòng mây bạc sáng chiều quấn vu vơ vào lẽ sống và cái chết bất ngờ.(***)


Lính thú cao nguyên chẳng khác gì người sắc tộc Tây nguyên. Lính di hành đó đây như dân du mục, gạo sấy suối rừng là bạn, súng ống là nhân tình, đất là người yêu, những bước hành quân xa mệt mỏi rã rời lăn người ra đất ôm đất mà ngủ, lắm khi thong thả nhân gian thì nghêu ngao vài bản tình ca kỷ niệm đuổi theo mây rừng. Người Lính, kẻ du ca nhuốm mùi chinh chiến tàn bạo không kém phần lãng mạn, bài du ca chiến trường ngày đêm của Lính là khúc giao hưởng nhạc rừng bốn mùa xuân hạ thu đông vĩ đại - hai mùa mưa nắng đơn sơ  - đọng lại khi khói lửa lụi tàn. Lính du ca, người tình trác tuyệt của du ca núi rừng.    


Nói đến Lính miền Nam thì phải nói đến Lính miền Bắc. Lính phe nào cũng là Lính thôi. Lính nào cũng thích nghe em hát khi Lính đã yêu rừng tàn núi lở; Lính trả lời rằng anh sẽ ra đi về miền cát nóng, anh sẽ ra đi về miền mênh mông, anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về...


Có câu chuyện tiếu lâm vui đáo để về người Lính Bắc khi vào Sàigon. Xưa nay Lính ta ngày đêm hừng hực khúc quân hành xẻ dọc đốt cháy dẫy Trường Sơn hẹn gặp nhau nhé giữa Sàigon. Khi vào đến hang ổ Thiệu Kỳ mới té ngửa.


Trong đầu người lính miền Bắc hình ảnh Sàigon oằn oại dưới gót giầy xâm lược đế quốc Mỹ, có một ông Nghị sĩ Mỹ khùng nào đó gọi là Sàigon là một ổ điếm, chỗ nào cũng thấy sờ nách ba, chỗ nào cũng oang oảng nhạc vàng, mấy cái quán cóc cà phê trong hang cùng ngõ hẻm cũng ra rả nhạc vàng, lũ nhạc phản động ru ngủ nhân dân ta.


Việc đầu tiên là phải kiếm cái đài, cái băng nhạc bán nhan nhản ngoài đường phố, nghe bọn nó hát những gì. Nào là chuyện tình Lan và Điệp, nào là buồn vào hồn không tên thức giấc nửa đêm ..., nào là Con đường xưa em đi ... v,v, mới đầu quân ta nghe thấy là lạ, riết sau thấy cũng hay hay, càng nghe nhiều càng hay, con tim đã vui trở lại .... Những gốc me tình bên đường Huyền Trân Công Chúa làm mềm lòng người chiến sĩ kiên gan. Ôi! hang ổ Sàigon sao mà yêu đến thế!


(Hết Kỳ 2 xem tiếp Kỳ 3)


Lý Kiến Trúc


Nam California, Tết Kỷ Hợi 2019


 (*)


image012image013


Đối với những người đã từng quen biết Quách Thoại và đọc thơ cũng như những bài viết về ông thì ai cũng hiểu ông chết trong nghèo đói, bệnh tật, cô đơn, thất tình, thất chí. Tôi là hậu bối, đọc thơ và các bài viết về cuộc đời, cái chết của ông, lòng chạnh nỗi mến yêu lẫn trong niềm thương cảm. Tuy nhiên, khi đọc nhiều, óc tôi bỗng nảy ra một nghi vấn về cái chết của Quách Thoại. Sự thật 59 năm trước, ông đã chết như thế nào? (Trịnh Thanh Thủy 22/11/2016).


(**)  Thanh Tâm Tuyền


image014


(***) Thơ lkt


image015


(****) Huyết Hoa LĐA
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 16039)
Khai mạc vũ đài biển Đông - "Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn." - Trong khi đó cánh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 17865)
"Hai Thủ tướng Việt - Thái cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan). Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia." (Xem bản đồ Việt - Thái trang trong).
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 17096)
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19725)
- "Hãng thông tấn DPA của Đức hôm qua (20/7) nói rằng chính phủ Việt Nam đã bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris (Pháp) cuối tuần qua. DPA dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sức khỏe của ông Thanh vẫn “ổn định” sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou European ở Paris." - Ảnh bên: Tướng Thường Vạn Toàn tặng bình quý cho Tướng Phùng Gia Thanh trong buổi hội đàm biên giới Việt – Trung kéo dài từ ngày 15/5 cho tới ngày 18/5 tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 17961)
"Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". Cách đây 200 năm, thời Lê Mạt, Nguyễn sơ, đại Thi hào Dân tộc Tiên Điền Nguyễn Du khắc họa ra nàng Kiều danh nổi như cồn chốn hồng lâu mộng với hai câu thơ "Vành ngoài bầy chữ, vành trong tám nghề". Tất nhiên hai câu thơ không đủ minh họa ra đời nàng Kiều - sản phẩm của thời ly loạn tranh bá đồ vương, nhưng vào thời đó, sĩ phu Nho giáo vịn vào "đạo lý" rủa nàng kịch liệt; có chỗ cấm đàn ông không được đọc, (chỉ được đọc lén), đàn bà không được học, (chỉ học rỉ tai). Chưa tới ba trăm năm sau, thời nay, Hội đồng Hòa bình Thế giới "khấp" nàng lên tới đỉnh điểm. Lý do: Truyện Kiều - đời Kiều đã lên vào hàng quốc tế, đa phương đối ngoại. (xem tiếp trang trong).
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 17108)
Ghi nhận của cử tọa trong buổi Đại sứ Osius tiếp xúc với VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa - "Nhận lời mời của Phòng Thương Mại Việt Mỹ Quận Cam (VACOC), Đại sứ Ted Osius đã đến thăm và nói chuyện với giới trẻ VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa hôm thứ Hai 13 July, 2015; tại đây, Đại sứ đề cập đến nhiều sự kiện thời sự quan trọng liên quan đến tình hình Việt Nam về Nhân quyền, Kinh tế Thương mại, Giáo dục, về thời điểm TPP, về đời sống Văn Hóa Việt Nam, về ẩm thực, ... đặc biệt về Biển Đông ông cho biết cho đến ngày hôm nay là ngày thứ ba tôi ở Mỹ, Khu trục hạm Hoa kỳ đang hiện diện suốt ở biển Đông."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17002)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17958)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27313)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16089)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18519)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16596)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26357)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16766)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16327)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23375)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 17801)
Tầu khựa bắn đạn thật chỉ thiên, Phi - Nhật dàn trận thám thính, Ấn lượn chiến hạm loanh quanh - "Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp." - "Cùng ngày 24.06, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tập trận tương tự ngày hôm trước." - "Các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt, Sattahip của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc. Chiến dịch này nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.