Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo TQ chiếm đóng ở Biển Đông?

27 Tháng Giêng 20198:46 CH(Xem: 11743)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 28 JAN 2019


image001


Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo TQ chiếm đóng ở Biển Đông?


Hồng Thủy


25/01/19


(GDVN) - Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang hoạch định một kịch bản mới về chiến tranh hải quân mà họ có thể chiếm các đảo nhân tạo hoặc tự nhiên mà Bắc Kinh chiếm đóng.


Business Insider ngày 25/1 đưa tin, các tướng Mỹ đang bàn bạc về việc điều chỉnh các vũ khí trang bị cho tàu chiến để giúp lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có thể chiếm các đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) trong một cuộc chiến tên lửa ở Thái Bình Dương.


Các nhà lãnh đạo thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tham dự một hội nghị chuyên đề thường niên đã nói với tờ USNI News rằng, biên chế lực lượng hải quân hiện nay khó có thể giúp họ chiếm lấy các pháo đài từ Trung Quốc.


Bắc Kinh đã nhiều năm tiến hành nạo vét, bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông, khu vực án ngữ tuyến hàng hải quốc tế, bất chấp cam kết của ông Tập Cận Bình rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa các đảo họ chiếm đóng (bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa, thuộc Khánh Hòa, Việt Nam).


image002

Lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, ảnh minh họa: Business Insider


Mỹ thường xuyên cho tàu chiến và máy bay thực hiện các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông bất chấp phản ứng từ Trung Quốc. Thậm chí một viên tướng Trung Quốc về hưu còn lớn tiếng kêu gọi đánh chìm tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.


Chiếm các đảo Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông là trung tâm của kế hoạch tác chiến mà thủy quân lục chiến Mỹ đang xây dựng trong bối cảnh Bắc Kinh phát triển mạnh mẽ lực lượng tên lửa, không quân và hải quân.


Chuẩn đô đốc David Coffiman chia sẻ điều này với USNI News, Mỹ có thể cần tới các hoạt động hiệp đồng các binh chủng hải quân để đổ bộ chiếm đảo ở nơi nào đó, tự nhiên hoặc nhân tạo, khi cường quốc hàng hải toàn cầu như Hoa Kỳ phải chống lại một bá chủ mới từ lục địa với lợi thế sân nhà, ám chỉ Trung Quốc.


Trong cuộc chiến ấy, sự vượt trội về hải quân là cần thiết, nhưng chưa đủ. Hải quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ không thể chiến thắng với một siêu cường tên lửa, nếu không có trang bị tốt hơn.


Trung Quốc gần đây đã triển khai tên lửa DF-26 được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay tại nơi họ có thể đánh chìm các tàu sân bay Mỹ từ phạm vi nằm ngoài tầm bắn của các tên lửa hải quân Mỹ.


Trên Biển Đông, họ đã lắp đặt một mạng lưới ra đa quân sự khổng lồ mà các chuyên gia tin rằng, chúng có thể được sử dụng để theo dõi và tiêu diệt máy bay, tàu chiến Mỹ, thậm chí cả các vũ khí tàng hình tối tân.


Một nghiên cứu gần đây về khả năng tác chiến của tàu sân bay Mỹ cho thấy, Trung Quốc có khả năng tập trung 600 tên lửa chống hạm vào mục tiêu, trong khi khả năng đánh trả của một cụm tàu sân bay Hoa Kỳ chỉ có thể bắn hạ 450 quả tên lửa trong số 600 quả.


Do đó theo Trung tướng Brian Beaudreault, hải quân Mỹ cần phải tăng cường các tàu khu trục, tàu tuần dương trong đội hình chiến đấu, trong đó mỗi chiếc phải có khả năng tấn công lẫn khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa, từ tên lửa lẫn trên mạng.


Ông đề xuất sử dụng trực thăng vũ trang mới của thủy quân lục chiến và các chiến đấu cơ F-35 trang bị cho các tàu chiến này để xử lý các mối đe dọa sắp tới. [1]


Cùng ngày, Business Insider dẫn lời Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ Mark Thomas Esper cho biết, lục quân Mỹ muốn có những khẩu pháo có tầm bắn hơn 1000 dặm để có thể tiêu diệt chiến hạm Trung Quốc trên Biển Đông nếu xung đột xảy ra.


Mark Thomas Esper tiết lộ trên trang askandpurpose.com hôm thứ Tư tuần này:


"Các bạn có thể tưởng tượng một kịch bản mà hải quân Mỹ cảm thấy không thể vào Biển Đông vì các tàu Trung Quốc.


Chúng ta có thể thu hút các mục tiêu đối phương từ một địa điểm cố định như một hòn đảo hay một số nơi khác, ở khoảng cách xa, để mở đường cho hải quân."


Quân đội Hoa Kỳ đang trải qua chương trình hiện đại hóa lớn nhất trong nhiều thập kỷ gần đây với sự tập trung vào Trung Quốc và Nga, 2 quốc gia Washington coi là đối thủ chiến lược.


Ưu tiên chính của lục quân Hoa Kỳ hiện nay là lực lượng tấn công chính xác tầm xa, bao gồm pháo binh có tầm bắn vượt 2 đối thủ Nga và Trung Quốc.


Mục đích chính của Mỹ là thâm nhập và làm tan rã các hệ thống chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2/AD) của đối phương. [2]


Nguồn:


[1]https://www.businessinsider.com/us-tweaks-carrier-weapons-to-help-marines-take-south-china-sea-islands-2019-1


[2]https://www.businessinsider.com/the-us-army-wants-a-cannon-that-can-shatter-chinas-naval-defenses-2019-1


Hồng Thủy
04 Tháng Chín 2017(Xem: 14098)
Nhân chuyến về VN lần 4 của Thiền sư Nhất Hạnh 91 tuổi, nhìn lại
29 Tháng Tám 2017(Xem: 14796)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhà tranh đấu nổi tiếng cho hòa bình thời chiến tranh Việt Nam đã về tới Đà Nẵng trên chuyến bay của hãng hàng không Bangkok Airways hôm 29/8/2107. Báo Văn Hóa Online-California hy vọng Thiền sư Nhất Hạnh sẽ gởi thông điệp đến TT Trump kêu gọi hòa bình cho Biển Đông tại Hội nghị cấp cao APEC Đà Năng từ ngày 5/11 - 11/11/2017. Ảnh từ nguồn Vĩnh Nghiêm & Google. (lkt)
24 Tháng Tám 2017(Xem: 15055)
- Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?
10 Tháng Tám 2017(Xem: 14833)
Thượng nghị sị John McCain và phái đoàn lập pháp đến thăm Chiến hạm USS McCain hôm 02/6//2107 tại cảng Cam Ranh. Phái đoàn gồm có các Nghị sĩ John Barrasso, Chris Coons, Dân biểu Mac Thornberry và nữ Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy. Nguôn: Tòa Đại sứ Mỹ
01 Tháng Tám 2017(Xem: 14208)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2017(Xem: 21274)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
23 Tháng Bảy 2017(Xem: 12672)
Gần mỏ dầu trong thềm lục địa Nam Côn Sơn
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 13051)
Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14769)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.