COC: Lý Khắc Cường "câu giờ" 3 năm trước đề nghị của Mike Pency?

20 Tháng Mười Một 201810:24 CH(Xem: 10528)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 21 NOV 2018


image001


COC: Lý Khắc Cường "câu giờ" 3 năm trước đề nghị của Mike Pency?


Phó TT Mỹ kêu gọi đẩy nhanh bộ quy tắc ứng xử Biển Đông


16/11/2018


Ralph Jennings


 image002

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại cuộc họp báo chung ở dinh tổng thống Singapore ngày 16/11/2018.


Phó tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đẩy nhanh bộ quy tắc ứng xử Biển Đông. Nhưng thỏa thuận từng có vẻ như sắp đạt được này giờ lại phải đối mặt với 3 năm đàm phán gay gắt.


Trong một bình luận hôm 16/11 với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Pence nói các nước trong khu vực “phải có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên của riêng mình và tự do đi lại trong vùng biển của chính mình”.


Tuy nhiên, điều này khó thực hiện vì Trung Quốc đã bao vây bốn đối thủ Đông Nam Á qua việc nhanh chóng mở rộng cơ sở hạ tầng, trong đó có một số dành cho quân sự, trên những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp. Việc hoàn thành bộ quy tắc cũng mất nhiều thời gian hơn dự kiến vì sự phức tạp tranh chấp chủ quyền.


Hồi cuối năm ngoái, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tranh chấp chủ quyền trên vùng biển giàu tài nguyên tự tin rằng trong năm nay họ có thể thông qua bộ quy tắc, vốn được giải thích là để tránh các sự cố, giảm khả năng xảy ra xung đột, chẳng hạn như các cuộc đụng độ hải quân chết người giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông năm 1974 và 1988.


Nhưng các cuộc đàm phán ban đầu giữa Trung Quốc và ASEAN cho thấy những vấn đề khó khăn về chủ quyền, thăm dò tài nguyên và giải quyết tranh chấp, đều là những vấn đề không thể giải quyết sớm được, theo lời các chuyên gia. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 13/11 nói ông dự kiến kết quả sẽ có được vào năm 2021.


Ông Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Hoa Kỳ, nhận định: “Các bên không thể sớm thỏa thuận về nhiều điểm, thậm chí còn chưa bắt đầu thảo luận những vấn đề khó khăn nhất như phạm vi địa lý, chi tiết về việc chia sẻ tài nguyên hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp”.


Vùng biển đông đúc


Trung Quốc tranh chấp với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam về chủ quyền đối với thủy lộ rộng 3,5 triệu km vuông ở phía nam Hồng Kông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, trong khi hàng triệu ngư dân vẫn chia sẻ vùng biển này cùng với các tàu vận tải và cảnh sát biển của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền.


“Hoa Kỳ khuyến khích ASEAN thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa và mang tính ràng buộc trên Biển Đông”, Phó Tổng thống Pence nói hôm 16/11.


Thỏa thuận khó khăn


Bắc Kinh và ASEAN năm ngoái đồng ý bắt đầu đàm phán và vào tháng 8 năm nay đã thông qua một dự thảo đàm phán.


Trong ba năm làm việc, theo hình dung của Thủ tướng Trung Quốc, thì Trung Quốc và ASEAN được kỳ vọng sẽ thương lượng gay gắt về cách để giải quyết bất kỳ sự cố nào bằng pháp lý hay chính trị. Việc thăm dò dầu khí ở những khu vực biển có tranh chấp cũng sẽ được đề cập đến trong chương trình nghị sự.


Vào năm 2014, các tàu Việt Nam và Trung Quốc đã đâm nhau sau khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào khu vực biển phía đông của Việt Nam.


“Những vấn đề liên quan đến chủ quyền sẽ xuất hiện, và bất cứ khi nào chúng xuất hiện, các nhà đàm phán sẽ lại phải quay trở lại quốc gia của họ để tham vấn và như vậy, tất cả điều này sẽ mất rất nhiều thời gian”, ông Oh Ei Sun, giảng viên về nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nanyang Singapore, nói.


Điểm khó khăn nhất có thể là làm thế nào để áp dụng rộng rãi bộ quy tắc. Việc thừa nhận tranh chấp của một quốc gia hàm ý đó có thể không phải là chủ sở hữu hợp pháp, vốn chống lại chính sách đối ngoại chính thức.


“Trước đây, vấn đề luôn luôn là về phạm vi của quy tắc ứng xử, nó sẽ được áp dụng ở đâu”, nhà nghiên cứu Termsak Chalermpalanupap của Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore nói.


Trong khi đó, Phó Tổng thống Pence hôm 16/11 nói: “Biển Đông ‘không thuộc về bất kỳ quốc gia nào’”. Washington không phải là một bên trong tranh chấp, nhưng ông Pence nói Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục đi lại và bay ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và vì nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng tôi”.


Hạn chót của Trung Quốc?


ASEAN và Trung Quốc thỉnh thoảng vẫn nói về quy tắc ứng xử Biển Đông kể từ khi ASEAN ủng hộ ý tưởng này vào năm 1996. Một số nhà phân tích nói Trung Quốc đã dừng quá trình này, nhưng đã quay trở lại vào năm 2016, sau khi thua kiện ở tòa án trọng tài quốc tế về tuyên bố chủ quyền trên khoảng 90% Biển Đông.


Trung Quốc đã “chèn thêm nhiều ‘chiến lược thuốc độc’” vào dự thảo văn bản đàm phán, dù biết rằng chúng không thể chấp nhận được đối với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền, nhà nghiên cứu Poling nói. Việt Nam và Indonesia cũng nằm trong những nước “không bắt đầu”, ông Poling nói thêm.


Để phê chuẩn một bộ quy tắc ứng xử, “tất cả các bên sẽ cần phải thể hiện rất nhiều sáng tạo và ý chí chính trị”, theo bài bình luận ngày 11/10 của Viện Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á.


Ý tưởng của Thủ tướng Lý về việc hoàn thành bộ quy tắc vào năm 2021 có thể là cách của Trung Quốc nói với ASEAN rằng nước này cam kết theo lịch trình đó, ông Alexander Huang, giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Loan nói.


“Đối với tôi, tôi chú ý nhiều hơn đến chuyện xác định một ngày kết thúc hoặc hạn chót để ký bộ quy tắc ứng xử cho chính họ”, ông Huang nói thêm.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 18096)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18111)
Tướng Vịnh: "Sắp tới đây, giữa hai nước có những cuộc gặp cấp cao hơn và nội dung quan trọng hơn... "chúng ta cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây.. "sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông hay rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương thì nó không phụ thuộc vào ý chí của Việt Nam nữa.. "nếu như tàu bè, máy bay của Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, không gây phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực, không đe dọa đến an ninh khu vực thì Việt Nam hoàn toàn không có ý kiến gì..."Tôi lo ngại nhất là chúng ta bị dính líu đến các đối đầu giữa các nước lớn và chúng ta cần kiên định không đứng về bên nào..."Trong cuộc gặp ông Tôn Kiến Quốc, tôi xin nói thẳng là các đồng chí sai rồi..." (tựa của VH)
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20133)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh ký kết văn kiện "Tầm nhìn" hôm thứ Hai 01/6/15 tại Hà Nội. (Ảnh AP). Bộ trưởng Ashton Carter chào mừng "Tầm nhìn" bằng món quà viện trợ cho VN 18 triệu đôla để mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28, cung ứng cho Cảnh sát biển VN. Shark-28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19210)
Hôm 02/06/2015, trong buổi đón tiếp và trao đổi với đại diện giới trẻ hoạt động xã hội của Đông Nam Á tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp và « ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ » hiếp đáp láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông.
31 Tháng Năm 2015(Xem: 17241)
"Tứ giác chéo hỏa lực" số 1 đảo nhân tạo Xu Bi, số 2 Chữ Thập, số 3 Gạc Ma, số 4 Vành Khăn có cự ly cách nhau trên dưới 200km, với tên lửa tầm trung hoạt động hữu hiệu, chính xác, phối hợp với với sân bay chiến đấu cơ, hầu hết các căn cứ hỏa lực của Việt Nam và Philippines nằm trong tầm ngắm của "mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo". Căn cứ Xu Bi cách đảo Thị Tứ do Philippines đóng quân có 25km. Vấn đề là mục tiêu chính của mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo nhắm vào ai, nhắm vào đâu! Sa bàn của Văn Hóa Map.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 17113)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19161)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16563)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18181)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17212)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21126)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17690)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16923)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24671)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19951)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18132)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16430)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16859)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18699)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24411)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.