TP.HCM sẽ di dời toàn bộ cảng trên sông Sài Gòn

23 Tháng Mười 20188:04 CH(Xem: 14672)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 24 OCT 2018


image008


TP.HCM sẽ di dời toàn bộ cảng trên sông Sài Gòn


Zing 12/03/2018


Trước mắt có 10 bến cảng phải di dời theo quy hoạch chi tiết về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn 2020. Các cảng còn lại di dời hoặc chấm dứt hoạt động sau thời gian này.


Theo công bố quy hoạch chi tiết về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT), Bộ xác định nhóm cảng biển Đông Nam bộ có 4 cảng biển, gồm cảng TP.HCM, cảng Đồng Nai, cảng Vũng Tàu (bao gồm Côn Đảo) và cảng Bình Dương.


Trong đó, nhóm cảng TP.HCM được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, gồm khu bến trên sông Sài Gòn, khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai, khu bến trên sông Nhà Bè, khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.


image024

Cảng Tân Thuận sẽ được di dời về Hiệp Phước (Nhà Bè). Ảnh: Lê Quân.


Bộ GTVT xác định khu bến trên sông Sài Gòn phải thực hiện di dời, chuyển đổi công năng theo quyết định của Thủ tướng, với 10 bến cảng được xác định. Trong đó, di dời bến cảng Tân Thuận, quận 7 (thuộc cảng Sài Gòn) ra khu vực Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) phù hợp với tiến trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 4).


Công bố này cũng xác định khu bến cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp, Nhà Bè) là khu bến cảng chính của cảng biển TP.HCM trong tương lai, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container, tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải đến 50.000 tấn, tàu chở container đến 4.000 TEU (1 TEU tương đương 1 container 20 feet); một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.


Riêng cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, cuối năm 2017 UBND TP.HCM đã yêu cầu bảo đảm thời gian bàn giao mặt bằng trước ngày 31/12/2018. Sau khi di dời xong, mặt bằng sẽ được bàn giao cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông thực hiện dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội. 


Dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội là nhà cao tầng chức năng hỗn hợp, gồm trung tâm thương mại dịch vụ, với 3.116 căn hộ, biệt thự 32 căn, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phê duyệt của UBND TP.HCM về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của tiểu khu cảng quận 4.


Địa điểm thực hiện dự án tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội là phường 12, 13 và 18 của quận 4, TP.HCM, với diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng khoảng 31,5 ha.


Theo Bộ GTVT, những bến cảng chưa di dời tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng và nghiên cứu di dời sau năm 2020, hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn. 


Về định hướng ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2020, theo Bộ GTVT là phát triển cảng biển nhóm 5, sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư khu bến cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2, nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2) và các nút kết nối với khu bến Cát Lái.


Trong hạng mục đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tập trung xây dựng trước đoạn Biên Hòa - Cái Mép, tăng cường khả năng kết nối khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải. Trong đó có xây dựng tuyến đường liên cảng, các tuyến đường kết nối tới các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải; xây dựng đường vào các bến cảng khu vực Hiệp Phước... (Bình Nguyên)


Soi quỹ đất của cảng Sài Gòn


05-06-2015


image025


Tổng diện tích đất mà công ty cảng Sài Gòn đang sử dụng là 1,8 triệu m2 trong đó diện tích thuê là 558 nghìn m2, diện tích đất giao là 1,27 triệu m2. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp là 246,5 tỷ đồng.


Ngày 30/06 tới đây, Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn sẽ được IPO với giá khởi điểm 11.500 đồng/cp. Đáng chú ý, dù chỉ có 16,5% cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược nhưng đã có 3 nhà đầu đăng ký mua với lượng đặt mua lên đến 102% vốn điều lệ.


Trong đó, Tập đoàn Vingroup ( VIC ) đăng ký mua 80% và hai ngân hàng VPBank, Vietinbank mỗi ngân hàng đăng ký mua 11%.


Chưa nói đến hoạt động kinh doanh chính của cảng Sài Gòn – một trong những cảng lớn nhất Việt Nam thì nhìn vào quỹ đất của công ty cũng hiểu được vì sao đợt IPO này có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.


Theo bản công bố thông tin, tổng diện tích đất mà công ty cảng Sài Gòn  đang sử dụng là 1.833.217,6 m2 trong đó diện tích thuê là 557.939 m2, diện tích đất giao là 1.274.765 m2. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp là 246,5 tỷ đồng.


image026


Tuy nhiên, theo chủ trương di dời các cảng trên sông Sài Gòn trong phạm vi nội thành TpHCM, khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, cảng hành khách tàu biển và các đơn vị khu 3 sẽ bị di dời và chuyển đổi công năng. Khi hệ thống cảng biển hơn trăm năm tuổi nằm dọc sông Sài Gòn trong đó có khu Nhà Rồng – Khánh Hội  được di dời, dải đất bờ Tây sông Sài Gòn thực sự trở thành một dải đất vàng.


Đối với cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, công ty đã làm việc cùng các đối tác thành lập một pháp nhân mới là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông để thực hiện dự án chuyển đổi công năng cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và cảng Sài Gòn khi rời về cụm cảng Hiệp Phước. Công ty này sẽ ứng trước vốn để xây dựng cảng Sài Gòn – Hiệp Phước cũng như chi phí để phục vụ việc di dời.


Theo đó, Cảng Nhà Rồng Khánh Hội sẽ chính thức di dời sau 18 tháng kể từ khi nhận được khoản vốn đối ứng đầu tiên của Công ty TNHH Đầu tư phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông (dự kiến vào cuối tháng 6/2016).


Báo cáo tài chính của công ty cảng Sài Gòn cho biết, Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội đóng góp trên 25% doanh thu và lợi nhuận hàng năm của cảng Sài Gòn. Khi di dời cảng Nhà Rồng Khánh Hội và Cảng Hành Khách tàu biển, doanh thu cảng sẽ giảm đáng kể vì cảng Sài Gòn Hiệp Phước vẫn đang trong giai đoạn xây dựng dở dang, chưa thể đưa vào khai thác hoàn chỉnh trong khi cảng Tân Thuận chỉ có thể sử dụng theo hiện trạng và không thể mở rộng. Đó là một trong những vấn đề mà cảng Sài Gòn phải đối mặt, dự kiến kể từ năm 2016.


Nhưng trong tương lai xa hơn, khu đất tại Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội hứa hẹn đem lại những khoản doanh thu khổng lồ. Với diện tích đất 91.215,4 m2, khu cảng này có vị trí rất đẹp khi nằm sát trung tâm thành phố và đã được quy hoạch trở thành khu dịch vụ, thương mại, nhà ở, giải trí, văn hóa, y tế, giáo dục... Vào năm ngoái, Công ty Cảng Sài Gòn đã có văn bản gửi UBND TPHCM xin chuyển mục đích sử dụng khu đất này theo hướng giảm các trung tâm thương mại, tăng số lượng căn hộ thương mại.


image027

Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Nguồn: Internet


image008


Nguồn: Fulbright


Không kém cạnh khu Tân Cảng, với tiền thân là một cảng lớn, khu đất Nhà Rồng - Khánh Hội nằm trải dài dọc theo sông Sài Gòn và khu dịch vụ, thương mại, nhà ở … tương lai sẽ có cảnh quan rất đẹp.


image028


Sau khi chuyển đổi công năng, khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội có quy hoạch tổng thể dự kiến như sau:


image029


Việc cầu Thủ Thiêm 3 dự kiến được xây dựng với vị trí cầu bắt đầu từ đường Tôn Đản (Q.4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành và vượt sông Sài Gòn để nối với  khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) sẽ càng gia tăng giá trị cho khu Nhà Rồng – Khánh Hội./ (cafef.vn / Bảo Ngọc - theo InfoNet)

Cảng Sài Gòn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


image030

Cảng Sài Gòn


image031

Cảng Sài Gòn


Cảng Sài Gòn, hay Cảng thành phố Hồ Chí Minh, là một hệ thống các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam (bao gồm cả Đông Nam BộĐồng bằng sông Cửu Long) trong các hoạt động xuất khẩunhập khẩu. Năm 2006, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 35 triệu tấn.[cần dẫn nguồn]


Cụm cảng Sài Gòn bao gồm các khu bến cảng:


Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt di dời, chuyển đổi công năng các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra ngoại thành, cụ thể sẽ là công năng cảng vận tải hàng hóa của các cảng Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận sẽ dời ra cảng Hiệp PhướcNhà Bè, của các cảng còn lại như Tân Cảng sẽ dời đến cảng Cát Lái (Quận 2), nhà máy đóng tàu Ba Son ở Quận 1 cũng sẽ di dời. Các khu bến tàu hiện tại chủ yếu sẽ phục vụ vận tải hành khách với năng lực đón nhận tàu tới 60 nghìn GRT vào năm 2015.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử thành lập

image032


Cảng Sài Gòn, hình chụp khoảng năm 1866. Bức hình này sau đó được khắc vẽ lại trong sách “La France illustrée” (1884) của V. A. Malte-Brun và bài của bác sĩ Albert Morice trong Tour du Monde, 1875.


Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn[1]. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 m2 vào gồm 5 khu vực:


  • Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
  • Khu vực Nhà Rồng (vị trì cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
  • Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
  • Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến.

Đến năm 1939, Sài Gòn trở thành cảng đứng hàng thứ 7 trong số các thương cảng của Đế quốc Pháp, vận chuyển 3.000.000 tấn trong đó 2.000 tấn xuất-nhập hàng hóa tàu biển thuộc mọi quốc tịch.[1]


Vào giữa thập niên 1960 dưới thời Việt Nam Cộng hòa kho Cảng Sài Gòn có diện tích 73.799m² với năng suất chứa 45.000 tấn hàng hóa.[2]


Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển[cần dẫn nguồn]. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:


  • Bến Nhà Rồng (428 m)
  • Bến Khánh Hội (1,264 m)
  • Bến Tân Thuận (866.5 m)

và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông.


Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m² gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830 m cầu tàu, 250.000 m² bãi, và 80.000 m² kho hàng.[cần dẫn nguồn] Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của ngành Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.[cần dẫn nguồn]


Ngày 16/5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu chuyến di dời các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) [3] và sau đó sẽ hình thành nên 1 Khu đô thị cảng Hiệp Phước hiện đại. Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu nạo vét luồng Soài Rạp (trong hệ thống sông Đồng Nai) sâu đến 9m trong năm 2010 để khi cảng Hiệp Phước đưa vào hoạt động sẽ có thể đón các tàu 50.000 tấn (DWT) và sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu 70.000 tấn (DWT) qua đó có thể nâng công suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250 triệu tấn/1 năm.[cần dẫn nguồn] Dự kiến đây sẽ là khu cảng hiện đại nhất Việt Nam cùng với cảng Cát Lái và Cái Mép-Thị Vải./ 

10 Tháng Chín 2015(Xem: 19557)
“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ."
09 Tháng Chín 2015(Xem: 18693)
“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 22661)
- "Mối thâm tình giữa Gs Võ Văn Ái và sư Giác Đẳng thâm sâu không kém gì mối thâm tình trước đây của ông với sư Viên Lý, viện chủ hai ngôi chùa nổi tiếng Diệu Pháp ở Quận Los và Điều Ngự ở Quận Cam. Trong phần trả lời phỏng vấn nhà báo Dương Phục ở Houston, ông Ái xác nhận chính ông đã đưa tận tay sư Giác Đẳng Giáo chỉ số 12 và trong nhiều Thông cáo của Phòng TTPGQT Paris, ông Ái đã cổ võ Phật tử nhiệt tình đóng góp cho "Ngôi chùa chung!" - "Dựa vào những "thắc mắc" dưới đây, báo Văn Hóa trân trọng ghi nhận và loan tải ý kiến của nhiều quí vị trên diễn đàn và trên email của tòa soạn. Nếu có đóng góp ý kiến xin quí vị vui lòng gởi về Email: lykientrucvaama@gmail.com. Cảm tạ." (VH)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 23500)
Grant Deed là bằng khoán được công nhận bởi luật pháp Mỹ người đứng tên trong đó là sỡ hữu chủ một tài sản vật chất. Chữ ký chứng nhận trong tờ bằng khoán Grant Deed ký ngày 3 tháng 9, 2014 công nhận sở hữu chủ của tòa nhà (ngôi chùa Tung Shin) mang tên là UBCV-Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
04 Tháng Chín 2015(Xem: 21092)
Từ ngày 03/7/2014 đến ngày 20/8/2015.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 20089)
"Kết liễu" Giáo hội Mẹ ở hải ngoại, tội đồ này thuộc về những ai?
31 Tháng Tám 2015(Xem: 17680)
* Tóm tắt bối cảnh lịch sử ra đời GHPGVNTN. * Những quỷ kế hãm hại các Thầy và đưa GHPGVNTN vào bế tắc. * Tình thế ứng xử "lúng túng" hiện nay của GHPGVNTN. * 15 năm Bồ Tát cô đơn giữa bốn bức tường Thanh Minh Thiền Viện.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 26353)
- Thầy ban rằng: "Con thuyền Giáo hội đang trong cơn phong ba bão táp, những ai không muốn gánh vác con thuyền trong giai đoạn này thì cứ bước sang thuyền khác. Chỉ xin để lại những người còn lại quyết sống chết với con thuyền, chứ đừng nhẫn tâm tìm cách nhận chìm con thuyền đã từng một thời đưa quí vị lên đỉnh vinh quang..." - Đệ tử chúng con xin phụ họa: "Hiện nay, giới quan sát cho rằng GHPGVNTN đang có dấu hiệu "suy tàn" theo áp lực của thời thế. Chúng con không tin như vậy. Đức Đệ ngũ Tăng thống tuổi hạc đã cao, tuy Ngài vẫn kiên cường dẫn thuyền chở đạo vượt qua khổ ải, vẫn giương buồm từ bi chuyển hóa nhất thống nền Việt Phật ngàn năm văn hiến; nhưng bóng tối không tha, bọn tài công tìm mọi cách bẻ lái con thuyền vào vòng xoáy triệt tiêu. May thay, nhờ lượng hải hà của Đức Thế Tôn che chở, nhờ đức Bi Trí Dũng của vị Thuyền trưởng tối cao thề đứng thẳng hai chân, con thuyền Giáo hội tuy rạn vỡ, rách nát, vẫn đưa tứ chúng về nơi bến bờ an lạc."
26 Tháng Tám 2015(Xem: 20620)
- "Tháng 8 Năm 1995 HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh bị "tòa án nhân dân" TPHCM kết án tù và lưu đầy quản chế. Kể từ đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước phát động lời kêu gọi Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam." - Loạt bài chia làm 3 kỳ.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 17541)
"Đây là loại mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quyết định của Bộ Quốc Phòng Việt Nam và hiện đang được lực lượng hải quan lập biên bản tạm giữ và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ mục đích nhập vào Việt Nam."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 20762)
* Trận đấu Võ Văn Ái-Ỷ Lan / Giác Đẳng-Ngọc Hân, ai thắng ai? * được quyền kiểm soát sự minh bạch của chương mục Giáo hội, ngoài cô Ngọc Hân ?! * Nếu tài chánh bất minh, VHĐ sẽ nhờ luật pháp Hoa Kỳ can thiệp. Viện Hóa Đạo đã ra Thông Tư số 34, ngày 21.7.2015 gởi đến Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, yêu cầu Thượng Tọa phải minh bạch hóa những việc sau : - công bố hồ sơ đăng bạ Pháp Lý VPII/VHĐ. - công bố việc đăng ký sở hửu chủ Chùa Phật Quang. - công bố rõ ràng tài chánh trong việc vận động mua Chùa Phật Quang. - công bố việc cứu trợ Philippines (đã hai năm qua). - công bố cuộc cứu trợ Nepal gần đây.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 20288)
- TRÍCH: "Chương mục « Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - GHPGVNTN » không được ghi tên Thượng tọa và Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Tổng thủ qũy Văn Phòng II VHĐ, hoặc Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường, Tổng thủ qũy Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, mà là Thượng Tọa và cô Ngọc Hân." - "Viện Hóa Đạo cũng biết rằng việc đăng ký sở hữu chủ chùa Phật Quang theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng và đã được Giáo hôi trong nước chuẩn y, gồm 3 chức danh : Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Chủ Tịch VPII VHĐ, nhưng Thượng Tọa chỉ đăng ký tên Thượng Tọa mà thôi."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20333)
Ảnh bên: trích từ "Tiếng nói lương tri"
13 Tháng Tám 2015(Xem: 18339)
(trích) Thông Tư ngày 21-7-2015: (theo PTTPGQUỐC TẾ) Kính xin Thượng tọa báo trình cho Viện Hóa Đạo biết về việc quản trị Chùa Phật Quang như thế nào: - Ai giữ chức vụ Trú trì?- Hội Đồng Quản Trị gồm những ai? - Hội Đồng Điều Hành gồm những ai? - Ban thường trực, nếu có? - Ban nghi lễ, nếu có? - Số tiền Phật Tử cúng dường? - Số tiền Phật Tử cho mượn ngắn hạn? - Số tiền Phật tử cho mượn dài hạn? và ...
11 Tháng Tám 2015(Xem: 19596)
Trích Quyết Định, trang 2: "Dù không còn giữ các nhiệm vụ nói trên, nhưng yêu cầu Thượng tọa làm Báo cáo chi tiết về tài chánh trong việc tạo mãi chùa Phật Quang, giấy tờ chứng minh sở hữu chùa Phật Quang, và chi tiết tài chánh chi thu trong việc cứu trợ Phi Luật Tân và Nepal, đúng theo yêu sách đề qua Thông Tư Viện Hóa Đạo gởi Thượng tọa Quyền Chủ TịchVăn Phòng II Viện Hóa Đạo ngày 21.7.2015". Nghĩa là những sự việc xẩy ra trong thời gian Thượng tọa đảm trách nhiệm vụ Giáo hội giao phó, nhưng chưa hề được báo cáo hay phúc trình về trong nước một lần nào."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 20377)
Sàigon 05/08/2015 - HT Quảng Độ:“Chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. - “Đây là sức mạnh đòn bầy mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam bước lên đường cải cách. Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản. Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này”.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 21521)
"Với văn kiện thứ nhất, là Thông Tư, Viện Hoá Đạo cũng yêu cầu trong vòng 2 tuần lễ mà Thượng toạ Giác Đẳng không gửi Báo cáo tài chánh về, thì Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ra Thông cáo báo chí công bố cho đồng bào Phật tử được biết sự minh bạch của Giáo hội trong việc chi thu tài chánh đến từ đạo tâm đóng góp, hậu thuẫn của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước." XEM THÊM: Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế Paris: Báo cáo tổng số tiền mua Chùa Phật Quang Chùa Phật Quang: (657) 464-9335, (281) 216-3588, (310) 951-8863.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 18113)
"Thứ trưởng Giao thông Malaysia Abdul Aziz Kaprawi vừa xác nhận với AFP rằng mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào đảo Reunion ở Ấn Độ Dương đúng là của máy bay Boeing 777, qua đó gần như đã đặt dấu chấm hết cho số phận của chuyến bay MH370 thuộc Malaysia Airlines." "Nhạc ngu dốt"-"Nhạc bố láo" chơi xỏ Chủ tịch. Những thông báo "nẩy lửa" của Đại sứ Ted Osius tại nhà hàng Zen-Bolsa.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 19951)
(VOA) - Ông Phan Tất Thành: "Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi; ... - "Nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả." (BBC) - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo." - “Rằng hay thì thật là hay – Nhưng tay đạo diễn phim này là ai?” (Nhại Kiều)