Mẹ cổ tích và câu chuyện vùng "Biển Quốc Tế"

19 Tháng Tám 20187:58 CH(Xem: 12344)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 20 AUG 2018


Mẹ cổ tích và câu chuyện vùng "Biển Quốc Tế"


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

Kỳ 2 bổ túc (tiếp theo kỳ 1)

20/8/2018


- Mẹ cổ tích và câu chuyện Biển Đông-Đông Hải.


image001

Hải đồ minh họa mặt trận Biển Đông-Đông Hải- Vùng Biển Quốc Tế. VĂN HÓA MAP


I.


Trong bài viết kỳ 1 nói về chuyện thời ông Duẩn ở miền Bắc, thời ông Thiệu ở miền Nam, tình hình Việt Nam trong bàn cờ thế giới nay đã khác, khác rất xa.


Hội chứng Hợp tác xã, nhân dân làm chủ, chế độ bao cấp tem phiếu "quê kệch" lộ ra bản chất nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu khi đoàn quân "tiến về Sàigon ta quét sạch giặc thù". Ông Duẩn "quê một cục" khi thấy quân giải phóng của mình "ngơ ngác" trước miền Nam "oằn oại dưới gót giày xâm lược xiềng xích đế quốc Mỹ", ông bèn tung ra khẩu hiệu "chủ nghĩa Mác Lênin bách chiến bách thắng" cho đỡ "ngượng".


Về phía ông Thiệu, ván bài "tháu cáy" hai trận đánh ở cao nguyên Phước Long và Ban Mê Thuột, (tin tưởng người đồng minh lớn là TT Nixon rớt đài vụ Watergate), tin rằng người Mỹ phải trở lại do Bắc Việt vi phạm hiệp định Paris. Hậu quả tối hậu của Quốc hội Mỹ là cắt mọi kinh phí viện trợ cho miền Nam VN sau khi ký Hiệp định Paris 1973. Không ông tổng thống Mỹ nào dám bất tuân dân sự. Lá bài "tháu cáy" của ông Thiệu rơi vào hư vô. Trong một đêm, Ban Mê Thuột rơi vào tay các sư đoàn Bắc Việt.


Thủ đô Sàigon, hòn ngọc viễn đông tiêu biểu cho sự viện trợ hàng tỉ tỉ đôla hào nhoáng và chủ nghĩa tự do hào phóng, giờ thứ 25 rơi vào hội chứng "di tản". Hội chứng bắt nguồn từ việc di tản chiến thuật Quân đoàn-Quân khu II sau trận Ban Mê Thuột, kéo theo hàng vạn chiến sĩ và đồng bào vùng II rồi đến vùng I lũ lượt chạy giặc về phía nam.


Quân ta đành phải nghẹn ngào di tản. Ưu tiên cho những ai đủ điều kiện "biến" đi Mỹ. Vinh danh cho những vị tướng, quan, quân tuẫn tiết trận tiền. Buồn cho những người bị "mê hoặc" bởi hai chữ "hòa bình" (*) nên ở lại ăn ... bo bo và ngậm ngùi nếm mùi "cải tạo" trong hàng trăm trại tập trung trong rừng rú.


image003

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, một trong 5 vị tướng tuẫn tiết sau ngày 30 tháng Tư 1975.


image004

Việt Mỹ oai phong lẫm liệt.


image005

Bộ đội xe tăng T54 cầm cờ MTDTGPMNVN trông cũng oai ra phết trước Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.


Xem thêm bài phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa:


- "30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam".


II.


Sau 45 năm chấm dứt chiến tranh nóng, có lẽ cũng nên suy ngẫm từ cuộc chiến trên mảnh đất chữ S tới "Mặt trận Biển Đông-Đông Hải".


Với quyền chỉ huy tối cao, ông Duẩn ở Hà Nội đưa ra các lệnh tuyên chiến: 1. Lệnh tổng khởi nghĩa chiến tranh chống Mỹ cứu nước. 2. Lệnh tổng công kích và nổi dậy năm Mậu Thân 1968. 3. Lệnh Tổng tấn công giải phóng miền Nam năm 1975. Tất cả nguồn tài trợ phục vụ cho chiến trường  đều cậy vào Trung cộng và Nga xô. Sinh lực chính là nhân dân miền Bắc, sinh lực phụ là dân chúng miền Nam đứng dưới cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. 


Ông Thiệu ở Sàigon sử dụng tất cả nguồn viện trợ của Mỹ phục vụ cho chiến trường. Sinh lực chính là quân Mỹ, quân đồng minh, sinh lực phụ là quân lực VNCH. Ông Thiệu đưa ra các quân lệnh như lệnh tuyên chiến: 1. Phòng thủ toàn cõi miền Nam từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau bằng cách kiện toàn, nâng cấp hàng trăm đơn vị Địa phương quân chủ lực cho địa phương, các đơn vị chủ lực tổng trừ bị, và các đơn vị dã chiến chuyên môn. 2. Thỏa thuận cho quân đội Mỹ vào tham chiến trực tiếp cùng với đồng minh là các nước Nam Hàn, Thái lan, Úc, New Zealand, Philippines (dù TQLC Mỹ đã đổ bộ xong rồi ở Đà Nẵng). 3. Thời gian đầu, quân đội Mỹ là lực lượng đối đầu với bộ đội chính quy Bắc Việt và Địa phương quân đánh nhau với du kích MTDTGPMN/VN ở địa phương. 4. Hậu cao điểm của cuộc chiến "Vietnam War", Sàigon lãnh sứ mạng "Việt Nam hóa chiến tranh". 5. Lệnh cho quân tổng trừ bị là sư đoàn Nhẩy dù, sư đoàn Thủy quân Lục chiến, binh chủng Biệt động quân vượt đất Lào tấn công các căn cứ hậu cần của miền Bắc ở Tchepone. Cuộc tấn công của Sàigon qua đất Lào được coi là cuộc hành quân quy mô và tổn thất lớn nhất của Quân lực VNCH trong cuộc chiến Đông Dương 2. Dư luận chính trị nghi ngờ rằng chiến dịch Lam Sơn 719 đẻ ra từ ông Thiệu hay từ nơi nào khác? (2)


Về ý thức hệ và ngoại giao chính trị, ông Duẩn hô hào "... ta đánh đây là đánh cho Nga Sô và Trung Quốc", (phải hiểu ông Duẩn nói ta đánh đây là đánh cho phe Xã hội Chủ nghĩa). Ông Thiệu hộ hào ta chiến đấu cho tự do và thế giới tự do. (3)


Nhưng đến tháng Hai năm 1972, khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon lần đầu tiên đặt chân tới kinh đô Trung Nam Hải thưởng thức món Vịt Bắc Kinh, cụng ly với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, thì kể như cái thời ông Duẩn hô hào đánh cho "Mỹ cút Ngụy nhào", nhấp nháy những chỉ dấu giai đoạn chót của cuộc chiến Đông Dương 2 sắp chấm hết, ông Duẩn rắp tâm mưu lược "giải phóng miền Nam".


Cái thời miền Nam Việt Nam chiến đấu cho tự do ông THiệu biết rất rõ cuộc chiến sắp đến ngày lụi tàn nên ông ra sức chuẩn bị tái tranh cử và thiết lập kế hoạch thờ ihậu chiến. Ngược lại, nhiều chính khách độc lập ở miền Nam không chính quyền nhìn thấy tương lai đen tối của Sàigon tự hỏi: Người Mỹ muốn gì đây khi đi bắt chân bắt tay với Trung cộng? Người Mỹ có bỏ rơi Sàigon chăng khi đi đêm tối ngày với Hà Nội?


Chỉ một năm sau năm 1972, câu hỏi người Mỹ muốn gì được quyết định vào tháng Giêng năm 1973. Hội nghị 4 bên tham chiến họp ở Paris là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đồng ký kết đình chiến trong thắng lợi của Henry Kissiger và Lê Đức Thọ giải Nobel Hòa Bình.


Một cách đơn giản về các điểm chủ yếu của Hiệp định Paris 1973 chấm dứt chiến tranh "Vietnam War" và "Việt Nam hóa chiến tranh" là: 1/ Mỹ rút toàn bộ quân lực trên bộ, dưới sông, ngoài biển về nước. 2/ Bắc Việt có quyền để lại ba trăm nghìn quân chính quy ở miến Nam. 3/ Sàigon và MTDTGPMNVN hiệp thương với nhau để tiến tới một giải pháp "Hòa hợp hòa giải" dân tộc. (Điềm số 1 có nghĩa là ngoài biển Đông không còn bóng dáng Đệ thất Hạm đội tham chiến nữa. Nếu còn thì họa chăng để làm việc khác).


Chỉ một năm sau năm 1973, hai biến cố lớn mà phe CS VN và Trung cộng đạt được là: - Ngày 19 tháng Giêng năm 1974, Bắc Kinh xua hải quân đánh bại hải quân Sàigon chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. - Ngày 30 tháng Tư năm 1975, Hà Nội tung hàng chục sư đoàn chính quy vượt vĩ tuyến 17 tràn xuống chiếm Huế, Đà Nẵng, và cuối cùng "giải phóng" thủ đô Sàigon "thoát khỏi đế quốc Mỹ"!


Hậu quả cuộc chiến "Vietnam War và Quốc-Cộng": Hơn 3 triệu người Việt thiệt mạng. (Có thể còn nhiều hơn nữa).  


Kết quả phía miền Bắc: Đảng CSVN và chủ nghĩa cộng sản độc quyền thống trị Việt Nam thống nhất sơn hà từ Lạng Sơn đến Cà Mau, xóa tên Sàigon, thủ đô là Hà Nội.


Kết quả phía miền Nam:. Gần 3 triệu người Việt "thoát" được ách cộng sản, vượt biên vượt biển vượt không, lưu vong, định cư trên khắp thế giới. VNCH đóng sổ. Hai chữ Sàigon mất tăm trên bản đồ thế giới.


Khủng khiếp nhất hậu quả để lại trong đất nước và dân tộc Việt Nam là di sản chiến tranh vẫn tồn tại trong con người. Chiến tranh có nghĩa là giành dật cái sống và cái chết. Chiến tranh vẫn tồn tại trong con người Việt Nam là sự giành dật cái sống trong xã hội mới. Hầu như bất kỳ một người Việt Nam nào trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khốc liệt, nhiều chế độ khác nhau, đều mang tâm trạng "kỳ vọng, "phẫn uất" và "chán nản".


Kỳ vọng về tương lai tươi sáng khi sơn hà không còn tiếng súng, hòa bình và thương yêu, hận thù tan rã; phẫn uất vì đặc tính "ưu việt" của dân tộc Việt là tham nhũng và bóc lột, ích kỷ và thủ lợi; phẫn uất về một xã hội lấy con người làm trọng mà mạng sống con người coi như rác; chán nản vì chuyện nước non ba sinh hương lửa nhạt như nước ốc, lênh đênh vậ nước như con thuyền giữa bão tố BIển Đông, càng chán nản hơn nữa vì riết rồi người ta buông xuôi tất cả cho nó chết luôn, mất nước cho nó mất luôn, Hán hóa cho nó hán luôn. Thoát sao được khi cái vòng kim cô Trung cộng đã gắn chặt trên đầu.   


image006

Ngày 21 tháng Tư năm 1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lên TV tố cáo Mỹ bỏ rơi Saigon và sau đó cùng vợ nửa đêm 26/4/1975 bỏ chạy vào phi trường Tân Sơn Nhất bay qua Đài Loan.


image007

Trong một cuộc gặp gỡ thân mật với giới báo chí Sàigon, có một ký giả hỏi Tổng thống thích nhạc của ai, tông tông trả lời tôi thích nhạc Trịnh Công Sơn. Tuy là một tướng lãnh nhưng tông tông là một cây văn nghệ, ông là "nghệ sĩ" chơi trống. Hình trên cho thấy ông Thiệu đang đánh trống chung vui với các em thiếu niên ban nhạc Hướng đạo. Có một dạo dư luận Sàigon ồn lên vụ ông Thiệu "văn nghệ văn gừng" với Ca sĩ Kim Loan từng là xướng ngôn viên đài phát thanh Sàigon. Báo Văn Hóa có dịp gặp Ca sĩ Kim Loan ở bên Đức qua chơi Little Saigon; trong bài phỏng vấn ngắn đăng trên tờ Văn Hóa Magazine, Kim Loan xác nhận không có chuyện "tình cảm" giữa cô với tông tông. 


image008

Ngày 29/4/1975, Nguyên Phó TT Nguyễn Cao Kỳ và Trung tướng Ngô Quang Trưởng tư lệnh Quân đoàn I VNCH bỏ chạy ra HKMH Mỹ ngoài biển Đông. Tướng Kỳ khi làm Thủ tướng (1965-1967) kiêm Tư lệnh Không quân, ông là tay văn nghệ văn gừng rất được lòng giới văn nghệ sĩ. Khá nhiều văn nghệ sĩ ở các lãnh vực Âm nhạc, Hội họa, Văn học "đầu quân" vào lực lượng không quân do ông chỉ huy; trong bộ tư lệnh không quân ở Tân Sơn Nhất có câu lạc bộ văn nghệ nổi tiếng là Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc, là nơi gặp gỡ quen thuộc của giới văn nghệ sĩ Sàigon. Ông Kỳ rất ưa thích ca khúc "Đôi mắt người Sơn Tây" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ông Kỳ sinh ở Sơn Tây năm Canh Ngọ 1930. 


image009

Một trong cả triệungười lính trẻ VNCH. Người lính này còn sống hay mất, hay là một thương phế binh trong và sau chiến tranh, nhưng chắc chắn cậu ta không thuộc bất cứ diện nào để được tị nạn qua Mỹ, trừ phi vượt biên.  


III.


Các bên muốn gì? Hà Nội muốn gì?


image010

Cú bắt tay lịch sử ra chiều "ta hiểu nhau lắm" giữa Richard Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972 tại Bắc Kinh.


image011

Mao đang "dạy dỗ" hay "nhắn nhủ" Henry Kissiger ở Bắc Kinh.


image012

Chu Ân Lai gắp thức ăn cho Henry Kissinger tại Bắc Kinh 1972.


image013

Cú bắt tay lịch sử ra chiều "ta hiểu nhau lắm" giữa Donald Trump và Tập Cận Bình năm 2018 tại Bắc Kinh. Bóng dáng Vladimir Putin lấp ló phía sau. Ảnh có tính minh họa.


Tính từ năm 1975 đến nay, 45 năm trôi qua biết bao nhiêu là biến động. Nếu thế kỷ 20 được tiếng là lưỡng cực đối đầu bởi hai phe: đứng đầu chủ nghĩa Tự do là Hoa Kỳ và chủ nghĩa Xã hội Cộng sản đứng đầu là Liên Sô. (Hoa Kỳ hòa hoãn với Trung Quốc để đánh Liên Xô) 


Mới bước vào hai thập niên đầu thế kỷ 21, nền trật tự thế giới và khu vực Đông nam á đã chóng mặt bởi ba bộ óc Donald Trump, Vladimir Putin và Tập Cận Bình.


Tất nhiên vị trí địa dư hiểm yếu của Việt Nam và Biển Đông không thể thoát được vòng xoáy thế lực quốc tế.


Thứ nhất là giấc mơ Trung Quốc vĩ đại trỗi dậy điển hình là Tập Cận Bình đang ra sức tận dụng hành lang đường bộ và đường biển phục vụ cho "Một vành đai Một con đường". Giấc mơ thứ hai là thuyết "Make America Great Again", "America First" kèm theo chuỗi chiến lược "Ấn độ-Thái bình dương" của Donald Trump, nhằm ngăn chận thế lực Bắc Kinh đang vươn lên ở Châu á Thái bình dương và hàng hóa thương mại của Bắc Kinh đang lũng đoạn thế giới; Giấc mơ thứ ba thuộc về Vladimir Putin phục sinh cường quốc vũ khí, khuynh đảo và chia rẽ châu Âu.


Trong ba vận động viên hàng đầu thế giới, hai tay đua chiến lược Putin và Cận Bình khó lòng vượt qua Trump. Trump-America vẫn phải là cường quốc giữ ngôi vị số một. Muốn giữ ngôi vị số một, Hoa Thịnh Đốn hòa hoãn (lẫn o bế Mạc Tư Khoa) để dồn sức vào cuộc chiến thương mại hạ bệ Bắc Kinh tương tự như thời Tổng thống Ronald Reagan hạ gục Liên Sô bằng cuộc chiến "Star War" và giải phóng Đông Âu.  


Hà Nội muốn gì? 


image014

Biển Đông-Đông Hải, mắt xích cực kỳ quan trọng đối với "Một vành đai Một con đường " và chuỗi chiến lược Ấn độ-Thái bình Dương.


Trước mắt, hẳn Việt Nam đã nhìn thấy tầm nhìn về một Trung Quốc vĩ đại của chủ tịch họ Tập là sự thịnh vượng, đoàn kết và hùng mạnh, khi họ Tập lật ngửa con bài sẵn sàng sáp nhập Biển Đông- Đông Hải vào bản đồ Trung Quốc, sẵn sàng chia đôi Thái bình dương, tương tự như Nga  sáp nhập bán đảo Crimea vào bản đồ Liên bang Nga và chia để trị NATO ở châu Âu.


Nói đến việc họ Tập lật ngửa con bài Biển Đông-Đông Hải không thể không nhắc tới các thỏa hiệp giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong khoảng ba thập niên qua. Thật ra trong quá khứ, Bắc Kinh đã "chơi" Hà Nội nhiều cú lừa đau đớn. Hà Nội vì sự "toàn vẹn lãnh thổ - lãnh hải" trên biên giới đất liền và biên giới hải đảo, vì sự tồn vong của đảng, nên "không thể cưỡng lại" đầu hàng âm mưu thâm độc về lâu về dài của Trung Nam Hải.


Không nói đến các sự kiện khác về an ninh quốc gia, nội bản "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (viết tắt là DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8", cho thấy Asean và  Hà Nội đã rơi vào vòng xoáy của Bắc Kinh về chủ quyền hải đảo Biển Đông-Đông Hải (1).


(Nhân đây người viết cũng xin nhắc lại danh từ biển Đông Hải do báo Văn Hóa đặt, là khu vực biển lớn mà các giới chức Hoa kỳ gọi là vùng "Biển quốc tế". Vùng biển này nằm giữa và ngoài đường ranh vùng biển EEZ của các nước ven biển là :Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia. Tất nhiên Trung Quốc không bao giờ chấp nhận. Các cuộc đối đầu nắn gân nhau giữa Mỹ và Bắc Kinh, gần đây nhất là vụ Thám thính cơ P-8A Poseidon của Mỹ bay chụp ảnh trên đầu các đảo nhân tạo gây căng thẳng cực độ, nhưng vẫn chưa có phi công nào nổi nóng bóp cò, tức là đạn đã lên nòng nhưng chưa bóp, và giả sử nếu có trận đụng độ "nóng" nổ ra, nó chỉ có tính "cục bộ" bất ngờ của "giặc lái" hay "hạm lái", ngay tức khắc nó sẽ được dập tắt ngay bằng các thỏa ước của các cường quốc ở Đông Hải).  


Sự "va chạm giới hạn" nóng nếu có trên không hoặc dưới biển xẩy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể không nằm một trong các phương án đi tìm một giải pháp, thỏa hiệp song phương, đa phương ở Biển Đông-Đông Hải.


Trước đây thời Tổng thống George W. Bush (2001) đã phải giải quyết êm thấm vụ va chạm trên không giữa một Thám thính cơ của Mỹ và một chiến đấu cơ của Trung Quốc gần đảo Hải Nam. Không quân Trung Quốc đã buộc thám thính cơ này phải hạ cánh xuống Hải Nam và sau đó đã "xẻ thịt" nó để nghiên cứu và ... tái chế biến. Vụ việc sau huề cả làng.


Tổng thống Barack Obama nhậm chức chưa đầy hai tháng, ngày 8 tháng Ba, 2009, Hải quân Mỹ đã "nhức đầu vừa phải" việc 5, 6 tầu cá "đặc công biển" cỏn con của Trung Quốc vây, chận hung hãn, tạo nguy hiểm ngay trước mũi Thám thính hạm USNS Impeccable cách 75 dặm về phía nam đảo Hải Nam. Lính ngư dân TQ ra tận mũi khoang tàu cá la lối om sòm, xua đuổi không cho tầu Mỹ tiến sâu thêm vào vùng biển đảo Hải Nam (là căn cứ tầu ngầm của Trung Quốc). Cuối cùng USNS Impeccable phải quay mũi trở về nơi xuất phát. Vụ việc sau huề cả làng.


Ngày 20/7/2012, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra Tuyên bố “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông”.


Ngày 03/8/2012, Patrick Ventrell, Quyền Phó Phát ngôn viên, Văn phòng Quan hệ Báo chí Thủ đô Washington đưa ra bản Tuyên bố báo chí có những điểm đáng chú ý như sau: "Hoa Kỳ thúc giục các bên tiến hành các bước để làm giảm căng thẳng phù hợp với tinh thần của Tuyên bố năm 1992 của ASEAN về Biển Nam Trung Hoa và Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về Ứng xử của Các Bên ở Biển Nam Trung Hoa". "Hoa Kỳ tán thành Bộ Nguyên tắc 6 Điểm của ASEAN về Biển Nam Trung Hoa".


Nhận định về các thỏa thuận giữa Trung Quốc và của Asean trong đó Việt Nam được coi là nhân tố hàng đầu kế đến là Philippines, về phản ứng ngoại giao của Hoa Kỳ "leo thang các tuyên bố có tính đối đầu, các bất đồng về khai thác tài nguyên, các hành động kinh tế có tính cưỡng ép",  rốt cuộc chỉ là lá bài ngoại giao vuốt đuôi Bắc Kinh - rơi vào hư vô.


Năm 2013, Bắc Kinh tiến hành chiến dịch khống chế "mặt trận Đông Hải" bằng cách nạo vét, xây dựng 7 đảo nhân tạo khổng lồ có sân bay phản lực, quân hải cảng sâu, giàn rada, trại lính, v,v... ở khu vực biển trung tâm quần đảo Trường Sa, tạo thành 7 căn cứ hỏa lực liên hoàn trấn thủ điều mà Hoa Kỳ gọi là vùng "Biển quốc tế". 


image015

Hội nghị về COC giữa ASEAN + Trung Quốc về Biển Đông diễn ở Vân Nam Trung Quốc tháng 6, 2016. Reuters.


Cuộc họp giữa các quan chức cấp cao Trung Quốc - ASEAN về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã diễn ra trong hai ngày 15 và 16.8.2016 ở Mãn Châu Lý, khu tự trị Nội Mông, miền bắc Trung Quốc. Sau cuộc họp này, các quan chức đã đồng ý kế hoạch giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua đàm phán và sử dụng khuôn khổ các quy tắc của khu vực, theo Tân Hoa xã.


Đại diện ASEAN và Trung Quốc nhất trí tiếp tục thực thi DOC và tái khẳng định các kế hoạch giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, quản lý các bất đồng dựa vào khuôn khổ các quy tắc của khu vực.


Theo Nikkei Asian Review (Nhật) sáng 17.8.2016, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân khẳng định một Dự thảo khung của COC sẽ được đưa ra vào giữa năm 2017. (17/08/2016 Thanh Niên Online).


Sau hội nghị Siêm Riệp ở Cambodia tháng Ba năm 2017, ngày 19 tháng Năm 2017, Bắc Kinh lại dắt Asean (đầu hàng) bước vào lộ trình COC họp ở đất Guiyang (Quý Dương) tỉnh Quangxi (Quảng Tây).


image016

Siêm Riệp, Cambodia. NET


Bản "Dự thảo khung COC" ở Siêm Riệp là bản Minh ước COC mang hội ở đất Quý Dương, một lần nữa công nhận Bắc Kinh là đầu tầu lãnh đạo chiến quốc sách COC. Các ngoại trưởng Asean đã ký vào đó, (ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh đã ký vào đó), và Dự thảo khung COC" đã công bố cho toàn thế giới biết vào tháng 11, 2017 ở thủ đô Manila quốc đảo Philippines.


Không còn có gì để nghị luận hay chối cãi, COC chính là "Văn bản cuối cùng" mà Vương Nghị tuyên bố chắc nịch trong cuộc họp báo tại Singapore hôm 04/8/2018.


Vương Nghị nhân dịp này nhắc lại việc Trung Quốc và ASEAN hôm 04/8/18, thông báo đã đạt được một "Văn bản duy nhất" làm nền tảng cho các cuộc thương lượng về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định là các cuộc thương lượng này có thể diễn ra rất nhanh "nếu không có những sự phá rối từ bên ngoài". Việc đạt được văn bản duy nhất cho cuộc thương lượng về COC đã được Trung Quốc và ASEAN ca ngợi như là một "bước tiến ngàn dặm". (RFI)


image017

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị và Ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh.


"Ăn miếng trả miếng" vụ Hoa Kỳ không cho Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC 2018,    Vương Nghị biện minh cho việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, khẳng định đó chỉ là một "hành động tự vệ", nhằm đáp lại những áp lực về an ninh của Hoa Kỳ và các nước khác ngoài khu vực.


"Bước tiến ngàn dặm" của Minh ước COC là sự dẫn dắt thành công của Bắc Kinh có khả năng "đá" Mỹ ra khỏi Biển Đông-Đông Hải, hoặc ngược lại, Mỹ muốn gì ở vùng biển 3,5 km2 này thì phải "hội ý" với Bắc Kinh. COC là bộ luật hàng hải đặc biệt áp dụng cho Biển Đông-Đông Hải. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 đối với Bộ luật ngàn dặm COC đi chỗ khác chơi, kể như vô giá trị.


Các bên Asean coi như đầu hàng, Tổng thống Donald Trump và đồng minh có thuận thảo theo ý Bắc Kinh không? Chờ xem.


Không còn luận điệu nào sáng sủa hơn nữa ở các ngôn từ ngoại giao của Bắc Kinh che đậy âm mưu chia đôi Thái Bình Dương và chuẩn bị sáp nhập Biển Đông- Đông Hải vào bản đồ "Trung Hoa vĩ đại".


Câu hỏi đặt ra cho Việt Nam: Hà Nội muốn gì?/


Lý Kiến Trúc


15/8/2018


Chú thích:


(*) Hai chữ "hòa bình" đã đến với miền Nam Việt Nam 9 năm là món quà hậu hĩnh của Hiệp định đình chiến Geneve 1954, nhưng tiếc thay Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu không đủ sức giữ nên bị hại.


(1) biển Đông Hải: xem chú thích ở kỳ 1.


(2) Chiến tranh Đông Dương lần 2, là tên gọi được dùng để phân biệt với Chiến tranh Đông Dương lần 1 (1945-1955), Chiến tranh Đông Dương lần 3 (1975-1989, gồm 3 cuộc xung đột ở Campuchia và trận đánh Việt-Trung ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc).


(3) Đối với các nhà lãnh đạo của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thì đây là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sảnchủ nghĩa chống Cộng. Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á (Xem Thuyết Domino), và đã đứng ra cáng đáng chi phí cho cả cuộc chiến, và trong giai đoạn 1965-1973 quân đội Mỹ đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường. Theo quan điểm của những người ủng hộ chính sách của Mỹ, cuộc chiến này là cuộc chiến giữ miền Nam Việt Nam và Đông Nam Á không thuộc về những người cộng sản. (wikipedia).

30 Tháng Chín 2015(Xem: 21971)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail từ các thân hữu ở Houston cho biết thông tin nhất về vụ chùa Phật Quang như sau: Xin kính gởi đến quí đạo hữu hai hồ sơ của Orange County. Hồ sơ thứ nhất chuyển chủ quyền (bán) chùa Phật Quang cho một công ty ở Texas dưới tên Phương Que Bui Inc.
23 Tháng Chín 2015(Xem: 18950)
- Lời tòa soạn: Dựa trên bản đánh máy của đạo hữu Thục Vũ, Văn Hóa thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái. Trong audio này có đoạn Ht Quảng Độ đưa ra câu hỏi, có đoạn Hòa thượng ý kiến. Bài phân tích không có ý thiên vị hay chỉ trích cá nhân nào, chỉ mong suy xét ra sự thật và tất nhiên không tránh được chủ quan. Tòa soạn xin ghi nhận những ý kiến đóng góp hơn thiệt của quí bạn đọc và nhất là của quí đạo hữu Phật tử - thường xuyên theo dõi "biến cố chùa Phật Quang". - Đặc biệt xin cám ơn đạo hữu Thục vũ đã bỏ công sức ra nghe, đánh máy audio. Trân trọng. (VH)
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17907)
"Thưa đúng: Chưa có văn kiện chính thức nào "khai tử" GHPGVNTN, nhưng, có một con vi trùng tối độc, con" vi trùng trong sư tử ăn thịt sư tử”. Con vi trùng này có thể không có một người nào do Cộng sản cài vào! Nhưng với mưu mô chức quỷ biến hóa vô lường, xuất quỉ nhập thần từ xa vạn dặm, nó đã ăn thịt dần dần Giáo hội Mẹ từ trong nước ra hải ngoại!"
17 Tháng Chín 2015(Xem: 17157)
"Ngài QĐ: Cho nên tôi phải lo thế nào phải chuyển ra trước Pháp lý ra nước ngoài chờ thời thôi! Để giữ Pháp lý đó, tôi đề phòng thế này, mình đưa ra chính thức có cái văn kiện của VP1 bây giờ chính thức, là một Giáo chỉ (12) của tôi trước khi chết, mình chuyển cái này ra VP2 giữ luôn. Sau mà, nếu mà mình nói, dĩ nhiên có thời hạn thôi chứ không có cái gì vĩnh viễn trong này, nếu không còn cái chế độ CS này nữa nhất định có một chế độ mới lên, không nhiều thì ít chắc họ cũng có thiện cảm với GH, đúng không?"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 19687)
Lời tòa soạn: Dựa trên bản đánh máy của đạo hữu Thục Vũ, Văn Hóa thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái. Trong audio này có đoạn Ht Quảng Độ đưa ra câu hỏi, có đoạn Hòa thượng ý kiến. Bài phân tích không có ý thiên vị hay chỉ trích cá nhân nào, chỉ mong suy xét ra sự thật và tất nhiên không tránh được sự chủ quan. Tòa soạn xin ghi nhận những ý kiến của quí bạn đọc và nhất là của quí đạo hữu Phật tử thường xuyên theo dõi "biến cố chùa Phật Quang". Đặc biệt xin cám ơn đạo hữu Thục vũ đã bỏ công sức ra nghe, đánh máy audio. Trân trọng. (VH)
13 Tháng Chín 2015(Xem: 19522)
Một Email đặc biệt liên quan tới "VPII-VHĐ hải ngoại" Trích: "Kính gởi nhà báo Lý Kiến Trúc, "Đọc tin tức trên Nhật Báo Văn Hóa-Cali, tôi thấy được sự quan tâm của ông vể GHPGVNTN, đặc biệt cách đây 1 hay 2 năm là bài báo nói về lần ông diện kiến HT Quảng Độ. "Lần này, tôi thấy ông đã cẩn thận đưa những dữ kiện, văn kiện của GH để những độc giả theo dõi tình hình GH. Tuy nhiên, có 1 văn kiện mà tôi nghĩ rằng ông nên tìm hiểu kỹ hơn để viết đúng sự thật về những diễn tiến của tình hình GH. Đó chính là văn kiện ông trích từ “Tiếng nói lương tri” về việc HT Thích Trí Lãng từ nhiệm dựa trên TCBC của PTTPGQT."
10 Tháng Chín 2015(Xem: 19594)
“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ."
09 Tháng Chín 2015(Xem: 18751)
“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 22708)
- "Mối thâm tình giữa Gs Võ Văn Ái và sư Giác Đẳng thâm sâu không kém gì mối thâm tình trước đây của ông với sư Viên Lý, viện chủ hai ngôi chùa nổi tiếng Diệu Pháp ở Quận Los và Điều Ngự ở Quận Cam. Trong phần trả lời phỏng vấn nhà báo Dương Phục ở Houston, ông Ái xác nhận chính ông đã đưa tận tay sư Giác Đẳng Giáo chỉ số 12 và trong nhiều Thông cáo của Phòng TTPGQT Paris, ông Ái đã cổ võ Phật tử nhiệt tình đóng góp cho "Ngôi chùa chung!" - "Dựa vào những "thắc mắc" dưới đây, báo Văn Hóa trân trọng ghi nhận và loan tải ý kiến của nhiều quí vị trên diễn đàn và trên email của tòa soạn. Nếu có đóng góp ý kiến xin quí vị vui lòng gởi về Email: lykientrucvaama@gmail.com. Cảm tạ." (VH)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 23563)
Grant Deed là bằng khoán được công nhận bởi luật pháp Mỹ người đứng tên trong đó là sỡ hữu chủ một tài sản vật chất. Chữ ký chứng nhận trong tờ bằng khoán Grant Deed ký ngày 3 tháng 9, 2014 công nhận sở hữu chủ của tòa nhà (ngôi chùa Tung Shin) mang tên là UBCV-Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
04 Tháng Chín 2015(Xem: 21151)
Từ ngày 03/7/2014 đến ngày 20/8/2015.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 20125)
"Kết liễu" Giáo hội Mẹ ở hải ngoại, tội đồ này thuộc về những ai?
31 Tháng Tám 2015(Xem: 17749)
* Tóm tắt bối cảnh lịch sử ra đời GHPGVNTN. * Những quỷ kế hãm hại các Thầy và đưa GHPGVNTN vào bế tắc. * Tình thế ứng xử "lúng túng" hiện nay của GHPGVNTN. * 15 năm Bồ Tát cô đơn giữa bốn bức tường Thanh Minh Thiền Viện.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 26403)
- Thầy ban rằng: "Con thuyền Giáo hội đang trong cơn phong ba bão táp, những ai không muốn gánh vác con thuyền trong giai đoạn này thì cứ bước sang thuyền khác. Chỉ xin để lại những người còn lại quyết sống chết với con thuyền, chứ đừng nhẫn tâm tìm cách nhận chìm con thuyền đã từng một thời đưa quí vị lên đỉnh vinh quang..." - Đệ tử chúng con xin phụ họa: "Hiện nay, giới quan sát cho rằng GHPGVNTN đang có dấu hiệu "suy tàn" theo áp lực của thời thế. Chúng con không tin như vậy. Đức Đệ ngũ Tăng thống tuổi hạc đã cao, tuy Ngài vẫn kiên cường dẫn thuyền chở đạo vượt qua khổ ải, vẫn giương buồm từ bi chuyển hóa nhất thống nền Việt Phật ngàn năm văn hiến; nhưng bóng tối không tha, bọn tài công tìm mọi cách bẻ lái con thuyền vào vòng xoáy triệt tiêu. May thay, nhờ lượng hải hà của Đức Thế Tôn che chở, nhờ đức Bi Trí Dũng của vị Thuyền trưởng tối cao thề đứng thẳng hai chân, con thuyền Giáo hội tuy rạn vỡ, rách nát, vẫn đưa tứ chúng về nơi bến bờ an lạc."
26 Tháng Tám 2015(Xem: 20662)
- "Tháng 8 Năm 1995 HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh bị "tòa án nhân dân" TPHCM kết án tù và lưu đầy quản chế. Kể từ đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước phát động lời kêu gọi Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam." - Loạt bài chia làm 3 kỳ.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 17597)
"Đây là loại mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quyết định của Bộ Quốc Phòng Việt Nam và hiện đang được lực lượng hải quan lập biên bản tạm giữ và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ mục đích nhập vào Việt Nam."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 20822)
* Trận đấu Võ Văn Ái-Ỷ Lan / Giác Đẳng-Ngọc Hân, ai thắng ai? * được quyền kiểm soát sự minh bạch của chương mục Giáo hội, ngoài cô Ngọc Hân ?! * Nếu tài chánh bất minh, VHĐ sẽ nhờ luật pháp Hoa Kỳ can thiệp. Viện Hóa Đạo đã ra Thông Tư số 34, ngày 21.7.2015 gởi đến Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, yêu cầu Thượng Tọa phải minh bạch hóa những việc sau : - công bố hồ sơ đăng bạ Pháp Lý VPII/VHĐ. - công bố việc đăng ký sở hửu chủ Chùa Phật Quang. - công bố rõ ràng tài chánh trong việc vận động mua Chùa Phật Quang. - công bố việc cứu trợ Philippines (đã hai năm qua). - công bố cuộc cứu trợ Nepal gần đây.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 20342)
- TRÍCH: "Chương mục « Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - GHPGVNTN » không được ghi tên Thượng tọa và Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Tổng thủ qũy Văn Phòng II VHĐ, hoặc Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường, Tổng thủ qũy Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, mà là Thượng Tọa và cô Ngọc Hân." - "Viện Hóa Đạo cũng biết rằng việc đăng ký sở hữu chủ chùa Phật Quang theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng và đã được Giáo hôi trong nước chuẩn y, gồm 3 chức danh : Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Chủ Tịch VPII VHĐ, nhưng Thượng Tọa chỉ đăng ký tên Thượng Tọa mà thôi."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20367)
Ảnh bên: trích từ "Tiếng nói lương tri"