Bill Hayton: 'Tuyên bố chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ lỗi dịch thuật'

10 Tháng Tư 20187:00 CH(Xem: 11820)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 11 APRIL 2018


'Tuyên bố chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ lỗi dịch thuật'


Bill Hayton BBC News


BBC 09/4/2018


 image026

Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Images Image caption Trung Quốc ngày nay vẽ bản đồ và tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông dựa theo 'đường chữ U' được dựng từ cách diễn giải, dịch thuật sai lầm, theo tác giả Bill Hayton


Biển Đông là nơi nguy hiểm, bởi nơi đây có những tranh giành, tranh cãi chồng chéo giữa các nước.


Tình trạng tranh giành xảy ra đối với các nguồn tài nguyên biển. Tình trạng tranh giành xảy ra trong việc giữ thế cân bằng quyền lực trong khu vực.


Thế nhưng nằm bên dưới tất cả những thứ đó là việc tranh chấp chủ quyền quốc gia đối với hàng trăm hòn đảo, bãi đá nhỏ xíu.


Nếu nhìn vào mức độ chú ý đối với các cuộc tranh chấp hiện nay, thì quả rất đáng ngạc nhiên là không mấy ai chú tâm đến vấn đề gốc rễ.


Các chính phủ thì thích vờ như các tuyên bố chủ quyền của họ đối với các đảo, các bãi đá trên biển là có tính lịch sử và logic.


Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu vấn đề, tôi thấy rõ rằng điều này không hề đúng.


Hiện hầu hết các rắc rối ở Biển Đông tập trung vào khu vực Quần đảo Trường Sa và một ít thực thể ngầm gần sát với bờ biển của Việt Nam và Borneo.


Đây là những điểm nằm rất xa phần Trung Hoa lục địa, và Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ nguồn gốc chính xác làm cơ sở cho tuyên bố của mình đối với các điểm này.


Theo nghiên cứu riêng của mình, tôi đi đến kết luận rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ mới nổi lên, phát sinh từ việc biên dịch tồi và những đánh dấu không đúng trên bản đồ hồi thập niên 1930.


Kết luận của tôi là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Quần đảo Trường Sa thực ra là một sai lầm.


image027

Cuối Twitter tin bởi @bill_hayton


Tuyên bố chủ quyền đầu tiên


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông bắt đầu từ năm 1907, từ chuyện người ta phát hiện ra là có một thương gia Nhật Bản hoạt động tại đảo Pratas (nằm giữa Hong Kong và Đài Loan).


Nishizawa Yoshiji khi đó đang khai thác phân chim tại đảo, và những lời đồn đại đã lan đến tận nước Mỹ.


Chính phủ Mỹ thông báo cho nhà Thanh vào cuối 1907, nhưng phải tới hơn một năm sau Bắc Kinh mới gửi một tàu ra điều tra.


Vào tháng Ba 1909, tin đồn được xác nhận là chính xác.


image028

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Việt Nam từng tổ chức triển lãm, trưng bày các bản đồ cổ để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa


Điều này làm dấy lên các cuộc phản đối tại miền nam Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản đồng ý đàm phán, cuối cùng dẫn tới việc Nhật thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Pratas.


Tuy nhiên, cùng lúc, giới chức ở miền nam Trung Quốc biết về sự tồn tại của Quần đảo Hoàng Sa và bắt đầu lo rằng Nhật có thể sẽ chiếm khu vực này.


Điều này dẫn tới một cuộc thám hiểm vào tháng Năm và tháng Sáu 1909, qua đó Trung Quốc chính thức lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa.


Các tàu Trung Quốc đã trú lại quần đảo chỉ trong ba ngày trước khi quay về.


Chính quyền sau đó hoàn toàn không quan tâm đến nữa, và đã không quay trở lại cho tới thập niên 1920.


Nhầm lẫn


Một vụ việc quan trọng xảy ra sau đó đã dẫn đến sự nhầm lẫn, mà ảnh hưởng của nó vẫn còn ở Biển Đông ngày nay.


Vào tháng Mười Hai 1931, Pháp tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa. Chín tháng sau đó, Trung Quốc phản đối.


Tháng Bảy 1933, trong lúc chính phủ hai nước vẫn đang tranh cãi về Quần đảo Hoàng Sa, Pháp tuyên bố sáp nhập thêm sáu đảo thuộc Quần đảo Trường Sa.


image029

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


Điều này khiến Trung Quốc rất bối rối.


Dựa trên các văn bản chính thức và báo chí thời đó, ta có thể thấy rằng giới chức Trung Quốc không hề biết về sự khác biệt giữa Trường Sa và Hoàng Sa.


Họ nghĩ rằng các đảo mà Pháp vừa sáp nhập vào thì chính là các đảo mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền hồi 1909.


Phải mất đến nhiều tuần điều này mới được làm sáng tỏ.


Trong các cuộc thảo luận, hải quân Trung Hoa Dân Quốc gửi điện tín cho Bộ Ngoại giao, xác quyết rằng Quần đảo Trường Sa không tồn tại! Cuối cùng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không phản đối các hành động của Pháp nữa.Tuy nhiên, sự bối rối nhầm lẫn này khiến cho Ủy ban Nghiên cứu Bản đồ Lãnh thổ và Lãnh hải của Trung Quốc tiến hành điều tra.


Trong số các nhiệm vụ của ủy ban có việc điều tra và diễn giải các bản đồ để thể hiện đâu là Hoàng Sa, đâu là Trường Sa.


Ủy ban cũng đặt tên tiếng Hoa cho các quần đảo, nhưng đơn giản chỉ là dịch thuật hoặc chuyển ngữ.


Bãi đá North Danger Reef (có nghĩa là bãi đá nguy hiểm ở phía bắc) được dịch sang tiếng Hoa thành Bắc Hiểm Tiêu (北險礁 ).


Quần đảo Trường Sa trở thành Tư Ba Lạp Thoát Đảo (斯巴拉脫島) (chuyển ngữ từ tên của vị thuyền trưởng người Anh, Richard Spratly), còn cụm bãi cạn Luconia được chuyển ngữ thành Lô Khang Ni Á Than (盧康尼亞滩).


Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ủy ban đã có một số sai lầm. Cơ quan này có vẻ đặc biệt lẫn lộn trong việc hiểu nghĩa các thuật ngữ hàng hải trong tiếng Anh, từ 'bank' (bãi ngầm) và từ 'shoal' (bãi nông).


image030

Bản quyền hình ảnh GREG BAKER/AFP/Getty Images Image caption Một bản đồ của Trung Quốc trong đó thể hiện đường chữ U trên biển Đông


Cả hai từ này đều có nghĩa là một khu vực nước nông trên biển. Từ 'bank' mô tả một diện tích đất trồi lên từ đáy biển, trong lúc từ 'shoal' là cách mô tả trong hàng hải, bắt nguồn từ tiếng Anh cổ, có nghĩa là 'nông'.


Tuy nhiên, ủy ban đã chọn dịch cả hai chữ này thành 'than' (灘), là cách dịch xa xôi để chỉ 'bãi cát', một thực thể có thể nằm trên hoặc dưới mặt nước.


Ủy ban đã đặt tên cho một thực thể dưới nước, James Shoal (bãi ngầm James), cái tên Trung Quốc là Tằng Mỗ Than (曾姆滩), và một nơi khác, Vanguard Bank (bãi Tư Chính), cái tên Tiền Vệ Than (前衛滩).


Tằng Mỗ là chuyển ngữ từ 'James', và Tiền Vệ Than là dịch từ chữ 'vanguard', tức tiên phong, còn chữ Than là dịch chung cho cả hai từ 'bank' và 'shoal'. Việc dịch thuật như vậy đã tạo ra những hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta sẽ thấy.


Vào năm 1936, Bạch Mi Sơ (白眉初), người sáng lập ra Hiệp hội Địa lý Trung Quốc, đã dùng các thông tin của ủy ban để xuất bản tập bản đồ Trung Quốc mà ông soạn, Trung Hoa Kiến thiết Tân đồ (中華建設新圖).


Dựa vào bản dịch của ủy ban, ông đã tạo ra sai phạm to lớn: Ông vẽ bãi ngầm James và bãi Tư Chính thành các đảo.


image031


Bản quyền hình ảnh TED ALJIBE/AFP/Getty Images Image caption Tuyên bố chủ quyền đối với đường lưỡi bò của Trung Quốc khiến các nước láng giềng tức giận, đặc biệt là Việt Nam và Philippines


Sau đó, ông thêm một đường hình chữ U ở Biển Đông, với điểm xa nhất về phía nam là bãi ngầm James, và điểm xa nhất về phía tây nam là bãi Tư Chính.


Ý định của ông Bạch là hoàn toàn rõ ràng - đường vẽ này đánh dấu sự hiểu biết "khoa học" của ông về lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc.


Do sai phạm này của ông mà bãi ngầm James và bãi Tư Chính sau đó trở thành giới hạn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.


Đó là lần đầu tiên đường chữ U được vẽ trên một tấm bản đồ Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là một tài liệu của nhà nước mà chỉ là sản phẩm của một cá nhân đơn lẻ.


Tuyên bố chủ quyền của nhà nước


Tuy nhiên, sau Đệ nhị Thế chiến, hai đệ tử của ông Bạch là Phó Giác Kim (傅角今) và Trịnh Tư Ước (鄭資約) được Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc thuê tư vấn về biên giới lãnh thổ.


Hai người này đã vẽ các bản đồ cho chính phủ vào năm 1946 và 1947, dẫn đến việc Trung Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.


Các ông Phó và Trịnh đã dùng bản đồ của ông Bạch cùng 'đường chữ U'. Do vậy, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với cả các thực thể ngầm dưới nước là bãi ngầm James và bãi Tư Chính.


Điều này hoàn toàn vô lý, trừ phi bạn hiểu được phần kỳ quặc này của lịch sử. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc được đưa ra là kết quả của một loạt những sai lầm.


Dẫu chính quyền Trung Quốc ngày nay (CHND Trung Hoa) muốn nói rằng họ có quyền từ xưa và chủ quyền lịch sử đối với các bãi ngầm, bãi đá ở Biển Đông, nhưng việc nghiên cứu chi tiết các bằng chứng cho thấy thực sự điều này mới chỉ xảy ra vào nửa đầu thế kỷ 20 mà thôi, và nó cũng thay đổi trong khoảng thời gian 40 năm. Triều nhà Thanh lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1909, nhưng không hề tuyên bố gì đối với Quần đảo Trường Sa cho đến tận 1948, và toàn bộ quá trình này chứa đựng nhiều nhầm lẫn và hiểu sai.


Trên đây là nội dung tóm tắt một bài nghiên cứu của tác giả Bill Hayton, phóng viên BBC đồng thời là học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House tại London, Anh Quốc, sẽ đăng trên tạp chí 'Modern China' với tiêu đề 'The Modern Origins of China's South China Sea Claims: Maps, Misunderstandings, and the Maritime Geobody'.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15248)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15749)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13580)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15495)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18193)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15721)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16267)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16293)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17528)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21460)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14880)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13559)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20505)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16655)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13090)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13562)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14089)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14644)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".