"Tôi là COC"

01 Tháng Ba 20185:08 CH(Xem: 15742)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  SÁU 02 MAR 2018


"Tôi là COC"


image001

Ba cái đầu, ba chân vạc đỡ "cái nồi nhang khói Biển Đông". Ảnh minh họa VH từ nguồn TT.

image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

(nhuận sắc)

25/2/2018


Cách đây 160 năm, ngày 31 tháng 8 năm 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ quân bộ lẫn quân thủy tấn công Đà Nẵng lần thứ nhất. Đó là trận đánh mở đầu cho cuộc chiến tranh Việt - Pháp 1858-1884.


Cách đây 53 năm, ngày 08 tháng Ba năm 1965, Mỹ đổ bộ 3,500 Thủy quân Lục chiến lên bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng.


image003

Ngày 8 Tháng 3 năm 1965, một đơn vị Thủy quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng. The first months of 1965 also saw the arrival of the first US combat troops. On March 8th some 3,500 Marines landed at ‘China Beach’, near Da Nang.AP


Ngày 04 tháng Ba năm 2018, một tiểu hạm đội thuộc Hạm đội 3, Soái hạm Mẫu hạm USS Carl Vinson dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc (tướng  3 sao) John Fuller cùng với nhóm chiến hạm tác chiến sẽ có mặt 5 ngày ở cảng Đà Nẵng (Tiên Sa/Sơn Trà) từ 5-9/3/2018.


Lịch sử lại lập lại ở Đà Nẵng? Hình thức "đổ quân" chẳng khác nhau bao nhiêu, xem ra cũng na ná. Một đàng thực dân đưa quân vào chiếm đất chiếm biển nước Việt, một đàng chống chủ nghĩa cộng sản, một đàng ngăn chận mộng bành trướng bá quyền phương Bắc "độc chiếm" Biển Đông.


Địa hình đổ quân năm xưa đến năm nay là một: Đà Nẵng.


Hình như cứ bắt đầu một cuộc chiến, cường quốc đặc biệt là cường quốc hải quân chọn Đà Nẵng ra vào là nơi lý tưởng. Có lẽ đường biển vào lục địa Đông Dương, Đà nẵng là của ngõ tiếp giáp tốt nhất. Biển sâu, nước trong leo lẻo, bãi thoai thoải.


Thiên nhiên ưu đãi, và ông Trời định vị Đà Nẵng ở vào cái thế chẳng đặng đừng.


So về lịch sử hai cuộc "đổ quân" trước kia của Pháp-Tây Ban Nha năm 1858 và Mỹ vào Đà Nẵng năm 1965, lần này, đại quân Mẫu hạm Soái hạm USS Carl Vinson tiến vào Đà Nẵng trang bị vũ khí cực kỳ tối tân, quan quân áp đảo.


Đà Nẵng lần này không phải đón những người khách không mời. Khách được mời từ bờ bên kia thế giới..


Tết năm nay, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thân hành xuống thủ phủ Đà Nẵng chúc tết, quê hươg của ông ở Quảng Nam cách Sơn trà chẳng bao xa. Thật ra ông mượn cớ chúc tết để chuẩn bị cho USS Carl Vinson cập cảng. Lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm thời nguyên tử ghé thăm, rõ là ngoạn mục.


Hầu như ông thủ tướng rất chu đáo sắp xếp mọi sự, từ nội bộ chính trị đến ngoại giao đến quân sự. Đón 6000 quân thủy đến đâu phải chuyện chơi.


Sàigon Hà Nội cho là dấu hiệu chiều hướng tốt cho Việt Nam? Hy vọng các ủy viên phe ta thân Mỹ xoa tay. OK!


Giới quan sát đánh giá sau cuộc hội đàm với TT Trump ở tòa Bạch Ốc, Tt Phúc chứng tỏ ông sẽ là người hùng đưa Việt Nam rẽ bước ngoặt từ "đối tác toàn diện" đến tầm nhìn "đối tác chiến lược" với Hoa Kỳ (kẻ thù cũ), mà bấy lâu nay phe kia cứ ỡm ờ.


image004

TT Nguyễn Xuân Phúc và TT Donald Trump bắt tay nhau ở phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc ngày 31/5/2017. AP. Trong chuyến thăm này, câu chuyện bàn bạc về khả năng đưa Mẫu hạm neo ở cảng Việt Nam (chưa nêu rõ cụ thể cảng nào), cùng các thỏa thuận tăng cường "hợp tác hải quân" hai nước.


Ông Phúc là người đại diện cho Bộ chính trị đảng CSVN ký kết với Tổng thống Mỹ bản Tuyên bố chung ngày 31/5/2017 tại tòa Bạch Ốc. (Điều 13 trong Toàn văn tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ 2017, lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quyền được tiếp cận tự do và mở khu vực Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, tầm quan trọng của việc duy trì thương mại hợp pháp không bị cản trở, và sự cần thiết phải tôn trọng tự do hàng hải - hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Lãnh đạo hai nước kêu gọi thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý).


Đường đi


image005

Đường đi của USS Carl Vinson từ vịnh Subic qua Đà Nẵng. Hải đồ minh họa VĂN HÓA MAP


Trước khi "thăm" cảng Đà Nẵng, Vinson thả neo ở ngoài khơi vịnh Subic Philippines 5 ngày từ  17-21/2/2018, (năm 2014, Manila và Washington đã ký kết "Hiệp định hợp tác phòng thủ tăng cường" dài 10 năm. Hiệp định này cho phép Hải quân Mỹ sử dụng vịnh Subic như là một căn cứ hậu cần, yểm trợ, phối hợp các cuộc tập trận hải quân với Philippines).


Dự đoán đường đi của USS Carl Vinson dưới sự chỉ huy của Phó Đố đốc John Fuller (tướng 3 sao) từ vịnh Subic (biển Tây Philippines) băng ngang qua vùng biển Quốc tế (gần như bao trùm lưỡi bò 9 đoạn) tiến vào vùng biển Đông Việt Nam.


Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson lớp Nimitz thuộc Hạm đội 3, là soái hạm chỉ huy cụm tàu tấn công (gọi tắt là cụm tấn công Vinson), bao gồm tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain, khu trục hạm USS Wayne E. Meyer và khu trục hạm USS Michael Murphy. Chiến đấu cơ các loại trên boong Vinson gần trăm chiếc với 6000 sĩ quan thủy thủ điều hành.


Nhóm tác chiến Mẫu hạm Vinson phối hợp với Hạm đội 7 lởn vởn ngoài khơi. Mỗi hạm đội có nhiệm vụ chiến thuật tác chiến khác nhau. Một thông tin từ hải quân Hạm đội 7 nghiêng về các phi vụ tuần tra ban đêm.


image006

USS Carl Vinson ở vịnh Subic Philippines.


Biển Quốc tế


image007

Ngày 12/7/2016,"Tôi là Hạm trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


Từ những năm 2009, 2010, 2016, các Mẫu hạm USS John C. Stennis, USS George Washington, USS Ronald Reagan đã cắm chốt và hoạt động tuần tra ở vùng biển quốc tế giữa quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nói như thế không có nghĩa vùng biển quốc tế chỉ thu gọn ở giữa Hoàng Sa - Trường Sa, mà nó bao trùm đường lưỡi bò 9 đoạn Trung Quốc tự vẽ từ thời Tưởng Giới Thạch.


Ngày 12/7/2016, Tòa Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ngày 13/7/2016, Ted Osius nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài PCA bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ là đá nên không được hưởng lãnh hải 12 hải lý.


image008image009

Lưỡi bò 9 đoạn do Trung Hoa Dân Quốc tự vẽ năm 1947 (mầu xanh nhạt). Vùng biển quốc tế (mầu xanh đậm). Hải đồ minh họa VĂN HÓA MAP.


Nếu lấy Đà Nẵng (miền Trung VN) làm điểm xuất phát, địa hình của cụm tác chiến Vinson bao trùm bể hướng đông bắc (Vịnh Bắc Bộ), đông, phủ sóng hỏa lực 200 hải lý tính từ bờ biển miền trung VN ra khơi, mục tiêu gần nhất là quần đảo Hoàng Sa có đảo Phú Lâm (Woody Island là căn cứ hải không quân của Trung Quốc.


Nếu lấy Biển quốc tế tọa độ giữa Hoàng Sa và Trường Sa là điểm xuất phát, địa hình của Hạm đội 7 bao trùm bể phía đông hướng về Philippines và đông bắc hướng về bãi đá ngầm Macclesfield bank thông ra eo Luzon.


image010

Vị trí từ Đà Nẵng nhìn ra các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1947, 1974.


 Theo lịch trình, Vinson sau khi thả neo ở Đà Nẵng 5 ngày, sau đó đi đâu hay hiện diện thường trực tại Đà Nẵng - chưa thể biết được. 


image011

Vị trí Đà Nẵngvà Cam Ranh nhìn ra Biển Đông. VĂN HÓA MAP


image012

Vùng biển cực nam quần đảo Trường Sa (mầu tím). VĂN HÓA MAP


Nước bước


Theo luật pháp hàng hải quốc tế, USS Carl Vinson có quyền qua lại vô hại các vùng biển luật pháp cho phép. Vinson thực hiện quyền tuần tra phủ bạt súng, dĩ nhiên, thực hiện quyền hành quân mở bạt súng ở các vùng biển có quân "cướp biển". 


Băng ngang qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Chiến dịch tự do hàng hải của Vinson tung bay lá cờ sao Hoa Kỳ, có thể hành quân ngang qua các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng như Ga Ven, SuBi, Chữ Thập. Tuy nhiên, chưa biết nhóm tác chiến Vinson có thâm nhập sâu vào bên trong 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo (PCA không công nhận), hay chỉ đi thuyền vào.


Căn cứ SuBi và đảo Song Tử Tây có lẽ gần nhất so với đường đi của Vinson. Từ Subic tới Đà Nẵng, Vinson sẽ hành quân ngang qua Triton Island nằm cách Đà Nẵng khoảng 150 hải lý. (ảnh dưới, ngày 31 tháng Giêng, 2016, quân Trung Quốc trên đảo Triton đứng ngó chiến hạm USS Curtis Wilbur áp sát 12 hải lý).


image013

Triton Island 31 tháng Giêng, 2016.


Bảo vệ an ninh 5 ngày cho Carl Vinson đến "thăm" cảng Tiên Sa Đà Nẵng là nhiệm vụ hàng đầu của nước chủ nhà. Vinson là khách mời "danh dự" của Việt Nam. Trên nguyên tắc khách mời đến "ngự" ở Đà Nẵng không có "hành vi tác chiến" hay gây hấn với nước nào.


Trong bối cảnh các quốc gia không ven biển và ven biển (ASEAN +CHINA) bị dẫn đầu bởi Trung Quốc đang nỗ lực đạt tới các điều khoản trong bản dự thảo Khung ở Biển Đông (COC), việc một hàng không mẫu hạm nguyên tử Mỹ được Việt Nam mời đến ngự ở cảng Đà Nẵng hẳn không thuần túy "thăm" mà là chỉ dấu biểu tỏ chủ trương "đối tác toàn diện" Việt- Mỹ, trong đó ý niệm "hợp tác đối tác hải quân" ưu tiên hàng đầu. 


Phía chủ nhà, để bảo vệ an ninh hoàn hảo cho Vinson, rút kinh nghiệm từ vụ tổ chức APEC 2017, từ trong nội địa Đà Nẵng đến trên không, mặt biển, lòng biển không thể để xẩy ra một sự cố nào. Hôm 08/2/2018, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định số 16/2018/NĐ-CP ra quy định hàng hải tính từ nội thủy đến vùng lãnh hải: "Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch".        


Câu hỏi được đặt ra tiếp: Vinson "thăm" 5 ngày xong còn việc gì nữa? Cụm tác chiến Vinson có diễn ra các hoạt động tác chiến nào ở Biển Đông hay chỉ thị uy. Tuy nhiên, khi Mỹ quyết định  chọn Đà Nẵng thay vì Cam Ranh, cảng Sơn Trà và vùng biển này tất nhiên đã được khảo sát rất kỹ.


Tuần trước trả lời phóng viên báo The Diplomat Magazine, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết rằng "việc quân sự hóa trên biển của Trung Quốc là một phần lý do ông chuyển chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ từ khủng bố sang đối phó với Trung Quốc và Nga". Ông nói: "Điều làm cho sự cạnh tranh rõ ràng là sự biến đổi của đảo san hô và các đặc điểm ở Biển Đông thành các tiền đồn quân sự." (Bill Gertz - Wednesday, February 21, 2018).


image014

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng VN Ngô Xuân Lịch duyệt hàng quân danh dự ở Bộ Quốc phòng Hà Nội hôm 25/1/2018. AP


Ngũ giác đài (Hải quân Hoa Kỳ) sau các cuộc tuần tra, do thám địch tình ở Biển Đông, biển Nam Trung Hoa, biển Tây Philippines, USS Carl Vinson là thông điệp quân sự cứng rắn nhắm vào Trung Quốc. Triển khai Mẫu Hạm nguyên tử tác chiến USS Carl Vinson tới hoạt động ở Biển Đông và "trụ" ở Đà Nẵng, Hoa Kỳ chứng tỏ cho các quốc gia ven biển Đông Nam Á thấy rằng, các bạn yên tâm, vùng biển này không phải là cái "ao nhà" của Trung Quốc.


Mỹ có ý đồ hủy diệt 7 căn cứ quân sự của Trung Quốc xây dựng ở trung tâm quần đảo Trường Sa không? Câu trả lời vào thời điểm này nghiêng về "không".


Chiến tranh nếu bùng nổ, con đường lưu thông hàng hải của hàng ngàn thương thuyền qua lại tuyến Nam-Bắc Á sẽ đình trệ, bế tắc. Thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Để đi tới các giải pháp hòa bình chấm dứt chiến tranh, các bên phải kéo dài cả năm. Thất thoát hàng ngàn tỉ. Điều đó chẳng ai muốn cả.


Chiến tranh không phải là phương tiện đạt tới các tiêu chí chính trị trên bàn đàm phán. Xung đột quân sự nhường chỗ cho xung đột ngoại giao diễn ra trên bàn hội nghị chính là những yêu sách đòi hỏi của các bên phải được hài hòa quyền và lợi.


Tất nhiên không có cuộc đàm phán chính trị nào mà không có áp lực quân sự bên cạnh. Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh (cả hai miền nam bắc) đã học được rất nhiều bài học cục diện chiến trường là đáp số trên bàn hội nghị.


Tưởng cũng xin nhắc lại Trung Quốc nhiều lần lên tiếng bác bỏ sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông. Lập luận vô lý này hầu như đã bị phế bỏ. Nhưng cũng phải nhận thấy rằng Việt Nam  hầu như đã chọn hướng Quốc Tế Hóa Biển Đông bằng cách mở đường cho chiến hạm Mỹ, quốc tế và cả Trung Quốc ghé Cam Ranh Bay Hotel như cơm bữa.


Tất nhiên, đường đi, nước bước của Carl Vinson chỉ là dự đoán.


"Tôi là COC"


image015

Ngày 5/8/17 tại Manila, các ngoại trưởng ASEAN đã đạt được sự nhất trí về dự thảo Khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).


Nhiều năm trước đây, Trung Quốc giật dây ASEAN ký kết thỏa ước DOC ở Nong Pênh năm 2002, lợi dụng Hoa Thịnh Đốn lơ là, Bắc Kinh tiến thêm bước nữa - mua chuộc, hù dọa ASEAN ngồi vào thảo luận về Bộ Quy tắc Ứng xử Cụ thể ở Biển Đông (COC) gần nhất vào năm 2017 tại Manila.


Rõ ràng việc quân Mỹ - USS Carl Vinson "trụ" ở Đà Nẵng trước mắt làm giảm bớt tâm lý dư luận từ lâu thường cho Hà Nội lệ thuộc sâu vào Bắc Kinh, đồng thời về mặt nổi nó cũng xóa tan ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc ít ra trên biển cả. Tuy muộn còn hơn không, lấy trường hợp bài học vụ HD-981 xâm lấn lãnh hải trong thềm lục địa miền trung làm thí dụ.


Việc Carl Vinson trụ ở Đà Nẵng có tạo mối liên hệ hữu cơ tác động đến các cuộc đàm phán tiếp tục COC? Có lẽ đây là câu hỏi không thừa.


Trong hai ngày 27-28 tháng 11 năm 2017, tại Sàigon, Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 9 với chủ đề: “Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”; trong phiên 7 khi thảo luận về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) nội dung và tiến trình, liệu COC có thể thiết lập một khuôn khổ cho cơ chế hợp tác quốc tế trong đó có Ấn, Nhật, Úc, Singapore, New Zealand, Pháp, Anh, Nga ...


Điều đáng chú ý là nội dung và tiến trình đạt tới các điều khoản cụ thể COC, Việt Nam là hạt nhân có tính quyết định đi ngược lại với ý muốn của Trung Quốc. Tận dụng thế cân bằng quân sự từ  Mỹ, cán cân trên bàn đàm phán có khả năng nghêng lệch lợi thế cho yêu sách của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung.


Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố hồi đầu tháng Ba 2017 rằng Trung Quốc và 10 nước trong khối "đã đạt được bản dự thảo đầu tiên của COC" và hài lòng với dự thảo này.


Đến đây thì vai trò ngoại giao của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh rất đắc thời hợp thế. Ông Minh đã từng đả kích Ngoại trưởng Vương Nghị trong hội nghị thiết kế bản dự thảo Khung COC ở Manila năm ngoái, năm nay người ta hy vọng ông Minh tiếp tục đả kích Vương Nghị.


image016

Hai khuôn mặt lạnh lùng và cái bắt tay không thân thiện giữa Ngoại trưởng Phạm Bình Minh (phải) và Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 8/8/2017 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN.


Nếu USS Carl Vinson là kết quả của Bản Ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng (MOU) ký năm 2011, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng (JVS) ký năm 2015, Kế hoạch hành động 3 năm giai đoạn 2018-2020 và thỏa thuận của cuộc hội đàm Phúc-Trump 31/5/2107, thì vai trò của ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bắt lấy cơ hội thời cơ để "lên gân" ở bàn đàm phán COC sắp tới sao cho "sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý".


Một yếu tố "nhức đầu" không kém đối với các ủy viên chính trị Việt Nam, bên cạnh các văn bản chính trị, Mỹ tận tình giúp Việt Nam giữ được thế cân bằng quân sự ở Biển Đông, (bàn giao khá nhiều các tiểu đỉnh tối tân tuần tra duyên hải, huấn luyện chuyên viên các ngành quân sự, bán quân sự), nhưng đứng trước lời kêu gọi của TT Trump ở APEC Đà Nẵng khuyên Việt Nam nên mua vũ khí từ Hoa Kỳ, Hà Nội sẽ trả lời sao?


Trước đây Việt Nam đã bỏ ra hơn 4 tỉ đôla mua tầu ngầm của Nga, vậy nay có định mua thêm tầu ngầm, máy bay Mỹ, Mẫu hạm của Pháp, Nhật tương đối thích hợp với bộ máy vũ khí và địa hình Biển Đông vào biên chế quốc phòng không?


image017

Cửa xuống tầu ngầm Kilo 636 Nga. Ảnh có tính minh họa trích từ Google.


Mẫu hạm USS Carl Vinson "ngự" ở cảng Đà Nẵng không chỉ đơn thuần biểu đạt  sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Trong cuộc tranh chấp quyền và lợi đa phương đa dạng ở Biển Đông, sự hiện diện của Vinson ví như ông "quân cảnh" bảo vệ cho dịch vụ thương mại, bảo vệ an ninh chính trị cho khu vực.


Ngày 17/11/2015, khi đến thăm Manila, Tổng thống Obama đã lên thăm soái hạm Gregorio del Pilar của Hải Quân Philippines. Tại đây, ông Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ». Tổng thống Obama nói “Chuyến viếng thăm của tôi tới nơi này nêu bật quyết tâm chung của chúng ta đối với an ninh của vùng biển của khu vực này và đối với tự do hàng hải.” Ông cũng cho rằng “Các lực lượng hải quân có nhiều năng lực hơn và quan hệ đối tác với Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng cho nền an ninh của khu vực này.” (theo VOA, RFI).


image018

Tổng thống Barak Obama phát biểu trên soái hạm G.del Pilar của Philippines ở Subic Manila ngày 17/11/2015.Reuters.


Tiếp nối con đường của TT Obama, ngày 17 tháng Hai, 2018, trên Mẫu hạm Carl Vinson neo ở vịnh Subic Manila, ở khoang chứa máy bay, Sĩ quan Trung úy Hải quân Tim Hawkins nói với The Associated Press rằng Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện tuần tra hàng hải và trên không trong vùng biển này suốt 70 năm để thúc đẩy an ninh và  bảo đảm dòng lưu thông thương mại không bị cản trở, đó là điều quan trọng về thương mại cho nền kinh tế châu Á và Mỹ;


Luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi hoạt động ở đây, cho phép chúng tôi bay ở đây, cho phép chúng tôi luyện tập ở đây, cho phép chúng tôi đi thuyền ở đây, và đó là những gì chúng tôi đang làm và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó".


image019

Ảnh trên: AP - Sĩ quan Hải quân Tim Hawkins nói với Associated Press ở hầm chứa máy bay USS Carl Vinson đang neo ở vịnh Subic Manila hôm 17 tháng Hai 2018. Lt. Cmdr. Tim Hawkins told The Associated Press on board the USS Carl Vinson that the Navy has carried out routine patrols at sea and in the air in the region for 70 years to promote security and guarantee the unimpeded flow of trade that’s crucial for Asian and U.S. economies. “International law allows us to operate here, allows us to fly here, allows us to train here, allows us to sail here, and that’s what we’re doing and we’re going to continue to do that,” Hawkins said Saturday on the flight deck of the 95,000-ton warship, which anchored at Manila Bay while on a visit to the Philippines. (The Dipomat)


Trên trang The Dilpomat 21/2/2018, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết việc quân sự hóa trên biển của Trung Quốc là một phần lý do ông chuyển chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ từ khủng bố sang đối phó với Trung Quốc và Nga.


Biện giải cho tư duy chiến lược an ninh đối phó Trung Quốc (có cả Nga), ông Mattis nói: "Điều làm cho sự cạnh tranh rõ ràng là sự biến đổi các đảo san hô và các đặc điểm thực thể nguyên trạng ở Biển Đông thành các tiền đồn quân sự".


image020


Tóm lại, về quân sự, Mỹ điều động USS Carl Vinson và nhóm chiến hạm tác chiến đến Biển Đông để thực thi quyền tự do hàng hải-hàng không, chứng minh Hoa Kỳ đã từng hiện diện ở vùng biển này 70 năm qua và bây giờ tiếp tục hiện diện.


Về thương mại, Mỹ không chỉ bảo vệ tuyến đường qua lại Nam Bắc Á của hàng ngàn thương thuyền Mỹ và đồng minh mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều có quyền lợi thông thương qua tuyến đường băng ngang biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines và biển nam Trung Hoa.


Về an ninh lâu dài, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã xác định sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông là mang lại sự ổn định và hòa bình cho vùng biển, tạo niềm tin cho các nước ven biển thấy rõ chính sách của Hoa Kỳ vừa cứng vừa mềm, không để cho nước lớn ỷ vào sức mạnh bắt nạt nước nhỏ.


Bên cạnh chiến dịch khởi động cụm tác chiến USS Vinson, các thử nghiệm vũ khí thế hệ mới ở Biển Đông mở màn cho nghệ thuật chiến tranh thế kỷ 21.


Trong diễn văn Thông điệp Liên bang của TT Nga Putin 2018, ông nói: " Tốc độ của những biến đổi về công nghệ ngày càng gia tăng. Những ai nắm bắt được làn sóng đó thì có khả năng vượt lên phía trước. Nước Nga không thể làm được điều đó thì sẽ bị con sóng đó nhấn chìm. Sự lạc hậu sẽ làm xói mòn tiềm năng của con người".


Có thể nói thêm Việt Nam nr6n bắt chước Nga "không thể làm được điều đó thì sẽ bị con sóng đó nhấn chìm".


Thế hệ công nghệ tin học cực kỳ thông minh sẽ làm đảo lộn mọi tư duy chiến thuật chiến lược của các nhà quân sự-chiến tranh học. Bản chất và đặc điểm của chiến tranh tin học sẽ thay đổi do bộ óc thông minh của con người.


Rồi đây, nhân sự sẽ được thay thế bằng người máy. Những chiến hạm, chiến đấu cơ, tàu ngầm, vũ khí hải quân và tình báo biển không người lái sẽ vần vũ ở Biển Đông. Chẳng đặng đừng, Biển Đông, trở thành một thao trường đại dương "tác chiến ảo" lý tưởng cho các thủy sư , đô đốc, đề đốc tranh tài trên biển cả ở đầu thế kỷ 21.


Trong diễn văn Thông điệp Liên bang của TT Nga Putin 2018, ông nói: " Tốc độ của những biến đổi về công nghệ ngày càng gia tăng. Những ai nắm bắt được làn sóng đó thì có khả năng vượt lên phía trước. Nước Nga không thể làm được điều đó thì sẽ bị con sóng đó nhấn chìm. Sự lạc hậu sẽ làm xói mòn tiềm năng của con người".


Có thể nói thêm: "Việt Nam Nga không thể làm được điều đó thì sẽ bị con sóng đó nhấn chìm".


Thế hệ công nghệ tin học cực kỳ thông minh sẽ làm đảo lộn mọi tư duy chiến thuật chiến lược của các nhà quân sự-chiến tranh học. Bản chất và đặc điểm của chiến tranh tin học sẽ thay đổi do bộ óc thông minh của con người.


Rồi đây, nhân sự sẽ được thay thế bằng người máy. Những chiến hạm, chiến đấu cơ, tàu ngầm, vũ khí hải quân và tình báo biển không người lái sẽ vần vũ ở Biển Đông. Chẳng đặng đừng, Biển Đông, trở thành một thao trường đại dương "tác chiến ảo" lý tưởng cho các thủy sư , đô đốc, đề đốc tranh tài trên biển cả ở đầu thế kỷ 21.


image021

TT Donald Trump và USS Cal Vinson. Ảnh minh họa nguồn Zing.


Việt Nam đang cấp tập hiện đại hóa hải quân, sắm các loại vũ khí cho bộ binh, thiết giáp, tên lửa phòng không, vũ khí, vệ tinh tình báo công nghệ tin học. Tốc độ của công nghệ tin học ngày càng gia tăng chóng mặt, tất nhiên, hấp lực biến đổi của nó thu hút và kích thích bộ óc thông minh của con người tột cùng. 


Việc Mẫu hạm USS Carl Vinson và các chiến hạm tối tân nhất của Hoa Kỳ đến Đà Nẵng là cơ hội tuyệt vời các tướng lãnh hải quân Việt thâu lượm công nghệ hải quân tiên tiến nhất thế giới, đặc biệt về sức mạnh ngầm của tầu ngầm nguyên tử không một quốc gia nào có thể qua mặt được Mỹ.


Ngoài ra, Mẫu hạm trực thăng Tonnerre chỉ huy và đổ bộ của Pháp cũng như Mẫu hạm trực thăng Izumo tối tân nhất của Nhật rất thích hợp với khả năng quân sự của VN và mặt trận Biển Đông.


Tạm kết


Một phỏng đoán trừu tượng: để đáp lại USS Carl Vinson, một cử chỉ quân túy đối trọng "đẹp" của Bắc Kinh, họ có thể gởi nhóm tác chiến Liêu Ninh tới "thăm" cảng quốc tế Cam Ranh, Đà Nẵng hoặc Hải Phòng. Liêu Ninh đã từng tập trận ở Biển Đông.


Tin bổ sung


image022

Đại sứ Phạm Quang Vinh (giữa), Phó trợ lý Ngoại trưởng Patrick Murphy và Đại uý Chris Hill trên đài chỉ huy Mẫu hạm USS H.W. Bush. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam.


Tin mới nhất cho biết bên kia bờ Đông nước Mỹ, một hoạt động khác thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam diễn ra ở bộ Tư lệnh hải quân Đại Tây Dương Naval Station Norfolk, tiểu bang Virginia.


Vào ngày 21/2/2018, Hà Nội đã cử Đại sứ Việt Nam tại Mỹ ông Phạm Quang Vinh đến thăm chính thức Hàng không Mẫu hạm USS H.W.Bush (CVN77) tại Norfolk, theo thông cáo Bộ ngoại giao. Thứ trưởng Hải quân Thomas Modly, Phó đô đốc Roy Kelly, Tư lệnh Hải quân Đại Tây Dương đã làm việc chung với Đại sứ Vinh.


Nội dung hai ngày làm việc ở bờ Đông chưa tiết lộ, nhưng động thái diễn ra ở bờ Đông (Virginia) trong lúc Carl Vinson có căn cứ ở bờ Tây (San Diego) đang từ Subic hướng về Đà Nẵng.


Có vẻ như Việt Nam rất "mặn mà" với Mẫu hạm, một căn cứ, một sân bay khổng lồ di động hoàn toàn khác với sân bay "chết cố định" ví dụ như Chữ Thập, SuBi, Vành Khăn tự ném cát đá vào chân rồi rơi vào thế "việt vị"./


Lý Kiến Trúc


California 28/2/2018


image023

Cô Lê Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao sẽ thông báo nhều chi tiết chung quanh Mẫu hạm USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào ngày 5/3/2018.


image024

Bãi biển Mỹ Khê và linh tượng Phật Bà Quan Thế Âm bên kia bán đảo Sơn Trà. Ảnh LKT


image025

Mẫu hạm Liêu Ninh tập trận với cụm tàu tác chiến bao quanh.


image026

Tuần dương hạm tên lửa dẫn đường Mẫu hạm USS Carl Vinson và cụm tàu tác chiến bao quanh.


image027

NORFOLK (Dec. 10, 2011) The aircraft carrier USS George H.W. Bush (CVN 77) pulls into Naval Station Norfolk following a seven-month deployment to the U.S. 5th and 6th Fleet areas of responsibility. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Rafael Martie/Released)


image028

Mẫu hạm trực thăng Izumo tối tân nhất của Nhật. (rất thích hợp với VN và Biển Đông).


image029

Japanese Maritime Self-Defense Force has unveiled Izumo Class helicopter destroyer Izumo Class Helicopter Destroyer which has a flight deck of  250 meters and is capable of operating 14 helicopters for anti-submarine warfare missions. Global Military Review.


image030

Mẫu hạm trực thăng Tonnerre chỉ huy và đổ bộ của Pháp ghé Cam Ranh Bay Hotel ngày 2-6/5/2016 trước khi Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thăm Việt Nam. (rất thích hợp với VN và Biển Đông).


++++++++++++++++++++++++++++++++


THAM KHẢO:


- Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ 2017.


-USS Ronald Reagan "đóng đô" giữa biển Hoàng Sa-Trường Sa

- Tuyên bố báo chí của Mỹ / Toàn văn phán quyết của PCA


- Mỹ lôi kéo Việt Nam ngừng mua vũ khí của Nga?


- ASEAN 50: Vương Nghị phát "điên" vì Phạm Bình Minh?


-Philippines giang hai tay chào đón Mỹ


- Trên soái hạm BRP Gregorio del Pilar, TT Obama gởi "thông điệp chiến hạm" đến đồng minh và đối phương.  


- Nga thử nghiệm hơn 200 mẫu vũ khí mới tại Syria. 


- Thông điệp Liên bang của TT Nga Putin.


 - Đại sứ Phạm Quang Vinh thăm tàu Mẫu hạm Mỹ ở Virginia.

31 Tháng Giêng 2015(Xem: 34762)
Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 19365)
Mỗi khi anh Val Gruener đến mở cửa trang trại Modisa thì sư tử Sirga lúc nào cũng nhảy chồm lên ôm cổ “ân nhân” Gruener, còn anh thì mở vòng tay ôm Sirga thắm thiết.Video Sirga nhảy lên ôm cổ Gruener được đồng nghiệp John Hawkins đưa lên kênh You Tube ngày 21-8-2014, đến nay thu hút hơn 10 triệu lượt người xem.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 19239)
Trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 23015)
Nhà văn Giao Chỉ San Jose: "Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai?... Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam... Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng"... Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng. Nhà báo Lý Kiến Trúc: "Không ai có thể lãng quên dù quá khứ trôi đi phũ phàng; dù 40 năm qua, người dân Việt Nam trong ngoài nước đều muốn quên đi tháng Tư 1975. Nhưng Last Days in Vietnam, thêm một lần nữa, làm mũi dao trí mạng đâm vào tim. Vẫn biết rằng, Việt Mỹ đã lật sang trang sử mới ..."
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 19872)
Những phát biểu quan trọng của Đức Giáo Hoàng Francis:“Cô bé là người duy nhất đã đưa ra một câu hỏi mà hiện không có câu trả lời và cô bé thậm chí không thể biểu hiện nó bằng lời nói mà chỉ bằng nước mắt”...; Câu hỏi của con…hầu như không có câu trả lời”... "Người Công giáo không phải ‘sinh đẻ như thỏ"... "Không hề có chuyện Ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ gặp khó khăn với Trung Quốc... "Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đang mắc ‘15 căn bệnh"... "Không ai có quyền mang tôn giáo ra để chế diễu, không ai được quyền trêu chọc niềm tin của người khác"... Ảnh trái: Giáo hoàng John Paul II tại Denver Colorado. Photo: LKT. Ảnh phải Giáo hoàng Francis tại Manila. Photo: AFP
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19201)
Khi nghĩ về người chồng đã quá cố trong ngày 19/1, bà Sinh nói bà ‘buồn nhưng hãnh diện’. Bà cho biết sau khi bà chuyển về nhà mới hồi năm ngoái với sự trợ giúp một phần của Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa thì giờ đây ông Thà ‘đã có bàn thờ đàng hoàng’. Khi được hỏi chính quyền địa phương nơi bà cư trú có ai đến thăm viếng, ủy lạo nhân ngày kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa hay không, bà Sinh nói: “Làm sao có chuyện đó? Họ không có biết gì hết. Mình có phải là người của chế độ mới đâu.”
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 18192)
Sáng ngày 15-1-2015, ĐTC giã từ Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC băng ngang không phận các nước Sri Lanka, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn cho Việt Nam có nội dung như sau:
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 22068)
Hoàn cầu Thời báo gọi ông Đinh La Thăng đã "tìm cách khơi gợi lại tư tưởng chống Trung Quốc ở trong nước" khi cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc. Phản hồi lại bài báo này, báo Giao thông Vận tải nói bài của báo Hoàn cầu cố tình "chính trị hóa", thổi phồng sự việc theo kiểu suy diễn, quy chụp trắng trợn.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 19100)
BBC: Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện, trong giai đoạn 2010-2012 có chừng 57% tổng số tiền Việt kiều gửi về từ Hoa Kỳ, tiếp đến là từ Canada 8,4%, Đức 6%, Campuchia và Pháp mỗi nước 4%. Theo thống kê chính thức của nhà nước, từ 1991 tới nay nguồn tiền kiều hối VN nhận được đã đạt trên 90 tỷ đôla. VOA: Việt Nam được dự báo sẽ nhận từ 13 đến 14 tỷ đô la kiều hối trong năm nay, tăng từ mức 12 tỷ đô la của năm 2014. Hơn phân nửa số này xuất phát từ Hoa Kỳ.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 30124)
Sau Đại hội VI "glasnost-perestroika", Nguyễn Văn Linh Tổng bí thư đảng CSVN tuyên bố thời kỳ mở cửa không tránh khỏi ruồi nhặng bay vào... Oái ăm thay, chẳng thấy ruồi mà chỉ thấy giòi từ trong mâu thuẫn nội tại lòi ra lúc nhúc. Theo Chân dung Quyền lực 9.1.15: Không thể phản biện, không thể phủ nhận những thông tin mà CDQL đã đưa, thậm chí truyền thông nhà nước truyền tải theo ngay sau đó, đặc biệt liên quan đến những âm mưu chính trị thấp hèn, khối tài sản tham nhũng cực lớn ở đỉnh cao quyền lực…
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19512)
Tiến sỹ Nguyễn Quang A:“Ngay khi mà ông ấy từ Đà Nẵng bắt đầu ra Hà Nội thì tôi đã đánh giá là tương lai chính trị của ông ấy đã chấm dứt, bởi vì chưa ra đến Hà Nội thì ông ấy đã kêu là “nhận [hối lộ] thì hốt hết”. Nguyên một cách phát ngôn như vậy thì ông ấy đã tự kết liễu con đường chính trị của ông ấy. Bằng những phát ngôn tưởng như được lòng dân nhưng mà đối với một chính trị gia thì đấy là phát ngôn rất là không khôn ngoan.”
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19525)
Người ta không ngại một người bệnh sắp chết đưa về quê quán an dưỡng, nhưng lo ngại những giấy tờ gì đi theo sau đó. Nhưng những giấy tờ ấy đã viết ra từ “hang ổ Đế Quốc”, nơi mà CIA chắc cũng không bỏ lỡ cơ hội thủ đắc những thông tin cần thiết để sử dụng trong tương lai.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18732)
VATICAN - Đức Thánh Cha Francis tuyên bố bổ nhiệm 15 Hồng Y mới vào ngày 14-2-2015, trong đó có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM giáo phận Hà Nội. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 4-1-2015 với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Francis nói:
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 18327)
Nhật báo Văn Hóa - California kính chúc quốc gia Hoa Kỳ hùng cường; quốc gia Việt Nam tươi sáng; và quý thân hữu, quý bạn đọc, quý mạnh thường quân năm mới 2015 tràn đầy niềm vui hạnh phúc thắng lợi.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18593)
Giới chức Indonesia đính chính chỉ mới tìm được ba thi thể, chứ không phải 40 người như hải quân nói ban đầu. Đây là thông báo mới nhất của người đứng đầu nhóm tìm kiếm Indonesia, Bambang Soelistyo. (theo BBC). Nghệ sĩ Ấn Độ Sudarsan Pattnaik chỉnh sửa những nét cuối cùng cho tác phẩm điêu khắc trên cát của mình về hai chiếc máy bay mất tích, QZ8501 của hãng AirAsia và MH370 của Malayasia Airlines, trên Bãi biển Golden Sea ở Puri, khoảng 65 km về phía đông thành phố Bhubaneswar, Ấn Độ. (Ảnh: VOA)
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19211)
Tình khúc vượt thời gian - Vũ Thành An và những bài tình ca sẽ diễn ra vào lúc 20g ngày 27-12 tại nhà hát Hòa Bình, truyền hình trực tiếp trên VTV9, tiếp sóng trên VTV Huế, VTV Phú Yên - Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng và Đài PTTH Bình Phước...
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22490)
Tòa Bạch Ốc: “Chúng tôi không đứng về phía nào trong vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, nhưng chúng tôi giữ quan điểm liên quan tới cách thức xử lý tranh chấp cũng như liệu các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của một nước có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không”, hồi đáp có đoạn.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19490)
Giáo hoàng Francis đã phê phán gay gắt tình trạng quan liêu ở Vatican trong một thông điệp tiền Giáng sinh gửi đến các vị hồng y. Ngài than phiền về ‘bệnh Alzheimer tinh thần’, ‘sự khủng bố bằng lời đồn đại’, ‘suy nghĩ ngày một cứng rắn’, và ‘cảm giác mình là mãi mãi và không ai đụng được đến mình’. Ngài nói Giáo triều Roma – cơ quản điều hành tối cao của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã – đang mắc ‘15 căn bệnh’ mà Ngài muốn chữa trị trong năm mới.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20052)
Hai cảnh sát viên – Wenjian Liu và Rafael Ramos, đang ngồi trên xe cảnh sát của họ trong khu Bedford-Stuyvesant ở Brooklyn khi hung thủ Ismayyil Brinsley, 28 tuổi, đi bộ tới gần họ rồi nổ súng. Sau đó, Brinsley chạy tới một trạm xe điện ngầm rồi tự sát ở đó.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20085)
Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ. Trong số 16 nhà báo và cây bút bị cầm tù ở Việt Nam, CPJ nhắc đến các trường hợp nhiều người biết đến như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.