Nhôm TQ 'đội lốt' hàng VN xuất qua Mỹ trốn thuế

11 Tháng Giêng 20185:18 CH(Xem: 12819)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  SÁU  12 JAN  2018


Mỹ chặn nhôm Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt Nam  


image003

Nhôm của Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam.


Các nhà sản xuất nhôm Mỹ đang vận động để ban hành các biện pháp bảo vệ thương mại đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi có cáo buộc cho rằng Tập đoàn China Zhongwang Holdings Ltd. của Trung Quốc và các công ty thành viên đã trốn thuế chống bán phá giá bằng cách vận chuyển nhôm qua ngả Việt Nam.


Hãng tin Reuters hôm 10/1 trích dẫn hồ sơ kiện của Hội đồng Các nhà sản xuất nhôm Mỹ (AEC) gửi cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói rằng sản phẩm nhôm lá của Tập đoàn Zhongwang đã được nhập vào Việt Nam thông qua công ty con là Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam, để hợp thức hóa trước khi xuất khẩu sang Mỹ.


Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang áp thuế suất 106% lên các sản phẩm nhôm ép của Trung Quốc.


Tập đoàn Zhongwang nói với Reuters rằng “các cáo buộc này không có căn cứ.”


Trao đổi với VOA-Việt ngữ, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn nói rằng động thái này chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho các công ty Việt Nam, tuy nhiên các biện pháp bảo vệ của AEC là rất ‘hợp lý’ do Hoa Kỳ nhằm vào đối thủ thương mại Trung Quốc.


“Tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều hiểu rằng Hoa Kỳ áp thuế này không nhằm mục đích đối phó với hàng xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam, mà là có xuất xứ từ Trung Quốc, nhằm tránh việc các doanh nghiệp Trung Quốc mượn con đường xuất khẩu từ Việt Nam để né thuế nhập khẩu của Mỹ. Tôi thấy việc làm của chính phủ Mỹ như vậy là hợp lý.”


Hoa Kỳ áp thuế này không nhằm mục đích đối phó với hàng xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam, mà là có xuất xứ từ Trung Quốc, nhằm tránh việc các doanh nghiệp Trung Quốc mượn con đường xuất khẩu từ Việt Nam để né thuế nhập khẩu của Mỹ.


Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn


Vụ kiện chống bán phá giá diễn ra sau khi Mỹ có một loạt động thái nhằm ngăn chặn nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm áp thuế sơ bộ đối với giấy bạc và điều tra vào các tấm hợp kim nhôm nhập từ Trung Quốc.


Chủ tịch AEC Jeff Henderson nói với báo chí: “Cần phải chấm dứt những hành vi trắng trợn nhằm trốn thuế và tuồn những sản phẩm nhôm Trung Quốc để cạnh tranh không công bằng trên thị trường Mỹ.”


image002

Bản hiệu Tập đoàn China Zhongwang Holdings


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng cho biết ông đang cân nhắc các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhôm với lý do ‘bảo vệ an ninh quốc gia.’


Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sẽ trình lên Tổng thống Trump các khuyến nghị điều tra nhôm nhập khẩu vào ngày 22/1 sắp tới.


Ông Huỳnh Bửu Sơn nói rằng việc Việt Nam làm rõ xuất xứ nhôm là điều rất quan trọng.


“Việc chứng nhận xuất xứ những mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam cần phải xác minh lại, chủ yếu là từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.”


Trước đó vào tháng 6/2017, bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Vũng Tàu, xác nhận với báo chí rằng đơn vị này đã dừng cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nhôm của Công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam.


Hãng tin Reuters trích hồ sơ vụ kiện này nói AEC đã cung cấp bằng chứng cho thấy công ty con của Zhongwang tại Việt Nam đã thay đổi hình dạng của các sản phẩm nhôm ép của Trung Quốc một cách không đáng kể rồi sau đó nói số nhôm này có nguồn gốc từ Việt Nam.


Kinh tế gia Lê Đăng Doanh trước đây nói với VOA: "Nếu nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam thì đấy là một tín hiệu hết sức xấu và nguy hiểm."


Vào tháng 5 năm ngoái, truyền thông trong nước đăng tin một đoàn kiểm tra của 3 bộ – Công thương, Tài chính và Kế hoạch & Đầu tư – đã tiến hành kiểm tra tại Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam có trụ sở tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, nhiệm vụ của đoàn kiểm tra là tìm hiểu việc vận chuyển nhôm có nguồn gốc Trung Quốc vào Việt Nam.


Một phóng sự điều tra của tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã phát hiện một số lượng lớn hàng phôi nhôm được phủ bạt đen, canh giữ bởi nhân viên an ninh tuần tra bằng xe máy, mang theo dùi cui ở một nhà máy trong khu cảng Vũng Tàu.


Theo nguồn tin này, hàng loạt động thái bất thường trong xuất nhập khẩu nhôm giữa Trung Quốc, Mỹ, Mexico và Việt Nam đều có liên hệ tới tỷ phú Trung Quốc Liu Zhongtian – người được cho là đang giấu 1 triệu tấn nhôm trị giá 2 tỷ đô la để thao túng thị trường.


Theo Dịch vụ Thông tin Thương mại Toàn cầu (GTIS) chuyên theo dõi các hoạt động thương mại trên thế giới, Việt Nam là đích đến của 91% lượng xuất khẩu phôi nhôm./ (theo10/01/2018)


Việt Nam nghi ngờ kho nhôm khổng lồ của tỷ phú Trung Quốc


image004

Tỷ phú Trung Quốc Lưu Trung Thiên (Liu Zhongtian) được cho là có liên quan đến kho nhôm lớn nhất thế giới được đưa từ Mexico tới Việt Nam.


Hơn nửa năm sau khi tờ Wall Street Journal (WSJ) đăng loạt bài điều tra về kho nhôm lớn nhất thế giới của 1 tỷ phú Trung Quốc được chuyển tới Bà Rịa-Vũng Tàu từ Mexico, chính phủ Việt Nam đã quyết định điều tra nghi vấn này.


Hôm 3/5, đồng loạt các báo mạng trong nước đăng tin một đoàn kiểm tra của 3 bộ – Công thương, Tài chính và Kế hoạch & Đầu tư – sẽ tiến hành kiểm tra tại Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam có trụ sở tại thành phố cảng phía nam trong tháng này. Theo chỉ đạo của phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, nhiệm vụ của đoàn kiểm tra là tìm hiểu việc vận chuyển nhôm có nguồn gốc Trung Quốc vào Việt Nam.


"...hiện nay ở một số nước, người ta đang quan tâm đến việc liệu Việt Nam sẽ là một nơi để xuất khẩu hộ Trung Quốc và nhôm Trung Quốc sang Việt Nam sẽ đội lốt nhôm Việt Nam để được hưởng các ưu đãi thuế mà các hàng hóa Việt Nam được hưởng."


Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế


Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam là một dự án do 2 người Trung Quốc quốc tịch Úc góp vốn làm chủ đầu tư, ông Jacky Cheung và ông Wang Ton. Theo Dân Trí, công ty này đang gấp rút được xây dựng với mục tiêu đầu tư nhà máy sản xuất nhôm định hình.


Theo điều tra của WSJ vào năm ngoái, kho nhôm của Mexico đang nằm phủ bạt ở Bà Rịa-Vũng Tàu được cho là có liên quan đến người giàu nhất Trung Quốc, ông Lưu Trung Thiên (Liu Zhongtian).


Bình luận với VOA Việt Ngữ về động thái này của chính phủ Việt Nam, tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói “việc kiểm tra này là cần thiết để tránh bị đối mặt với các kiện cáo khác đối với Việt Nam.”


image005

Đoàn thanh tra của 3 bộ sẽ điều tra nguồn gốc kho nhôm khổng lồ được vận chuyển từ Trung Quốc tới Bà Rịa-Vũng Tàu. (www.gva.com.vn)


Ông Doanh giải thích rằng "bởi vì hiện nay ở một số nước, người ta đang quan tâm đến việc liệu Việt Nam sẽ là một nơi để xuất khẩu hộ Trung Quốc và nhôm Trung Quốc sang Việt Nam sẽ đội lốt nhôm Việt Nam để được hưởng các ưu đãi thuế mà các hàng hóa Việt Nam được hưởng. Nếu như điều ấy mà thành sự thật thì sẽ rất tai hại bởi vì người ta sẽ có sự nghi ngờ và việc kiểm soát các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên rất ngặt nghèo."


Theo tổ chức GTIS chuyên theo dõi các hoạt động thương mại toàn cầu, Việt Nam là đích đến của 91% lượng xuất khẩu phôi nhôm. Công ty này cho rằng đây là một tuyến thương mại nhôm không phổ biến trong những năm gần đây.


"Nếu nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam thí đấy là một tín hiệu hết sức xấu và nguy hiểm."


Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế


Loạt phóng sự điều tra của WSJ năm ngoái cho biết hành trình của kho nhôm từ Mexico sang Việt Nam tình cờ trùng với thời điểm nhôm xuất vào Việt Nam từ Trung Quốc tăng đột biến qua các cảng có mối quan hệ mật thiết với nhà tỷ phú họ Lưu, chủ tịch tập đoàn nhôm khổng lồ China Zhongwang. Nhà tỷ phú này bị các nhà quản lý thương mại nhôm cáo buộc có hành vi xuất khẩu nhôm sang các nước thứ 3 như Mexico hay Việt Nam để tái xuất sang Mỹ hay các thị trường bị áp thuế.


Mỹ áp thuế đối với các mặt hàng nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc tới hơn 370% trong khi nhôm Việt Nam xuất vào Mỹ chỉ phại chịu thuế 5%. Việc áp thuế cao lên các mặt hàng nhôm của Trung Quốc được áp dụng vào năm 2010 sau khi các cơ quan chức năng Mỹ nghi ngờ về dọc dịch chuyển nhôm bất thường. Năm 2009, lượng nhôm Trung Quốc xuất sang Mỹ tăng đột biến lên mức 192.000 tấn, gấp đôi so với 1 năm trước đó. Theo số liệu của GTIS, giá nhôm nhập khẩu tại Mỹ giảm tới 30% vào thời điểm đó.


image006

Theo điều tra của WSJ, công ty TNHH China Zhongwang được cho chủ sở hữu của kho nhôm 500.000 tấn đang được phủ bạt ở Bà Rịa-Vũng Tàu.



Cựu viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh nói quyết định điều tra của 3 bộ cho thấy Việt Nam “ nhận thức đầy đủ nguy cơ đó và có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn.” Ông nhận định rằng "nếu nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam thí đấy là một tín hiệu hết sức xấu và nguy hiểm. Có thể dùng khái niệm “con sâu bỏ dầu nồi canh”. Đây có thể là một sản phẩm của 1 doanh nghiệp nào đấy, nếu như gian lận, thì có thể làm hại đến cả nền kinh tế. Và điều ấy thì không thể nào chấp nhận."


Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam có nhà máy sản xuất nhôm lớn nhất Việt Nam và một trong những nhà máy lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á – theo giới thiệu trên trang web chủ của công ty này. Đây là công ty được cho rằng duy nhất ở Việt Nam có khả năng quản lý kho hàng khổng lồ như vậy, theo người sáng lập Habor Aluminum Intelligence LLC, tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường nhôm toàn cầu trong đó có Việt Nam, nói với WSJ.


Theo WSJ, tỷ phú Lưu – với tài sản được Forbes định giá 3.2 tỷ đô la, và tập đoàn China Zhongwang đã phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến kho nhôm 500.000 tấn biến mất bí ẩn ở Mexico rồi sau đó xuất hiện ở Việt Nam./ (theo VOA 05/05/2017)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15243)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15746)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13578)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15492)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18189)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15716)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16259)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16282)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17523)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21444)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14877)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13558)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20502)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16654)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13088)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13559)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14085)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14642)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".