Việt Nam cũng đang 'xây cất ở Biển Đông'

20 Tháng Mười Hai 201710:13 CH(Xem: 12602)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  TƯ  20  DEC  2017


Việt Nam cũng đang 'xây cất ở Biển Đông'


image001Bản quyền hình ảnh DigitalGlobe Image caption Hình ảnh DigitalGlobe cho rằng Việt Nam xây ụ cạn ở khu Đá Tây


Việt Nam đang có hoạt động nâng cấp vùng biển của mình ở Biển Đông trong lúc Trung Quốc tiếp tục cải tạo để duy trì các căn cứ không quân và hải quân của mình ở các khu vực đang có tranh chấp trên biển này, hãng Bloomberg đưa tin 17/12.


Hãng tin này dẫn hình ảnh do vệ tinh DigitalGlobe chụp hồi tháng Chín cho thấy một số cơ sở mới, trong đó có một ụ cạn ở khu Đá Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 680 km về hướng đông nam, có thể cho phép tàu thuyền ghé qua để bảo dưỡng và tuần tra trong thời gian dài hơn.


image002

Bản quyền hình ảnh CSIS Image caption Trung Quốc xây cất trên Đá Subi


Mới hồi tháng 11, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày của Chủ tịch Tập Cận Bình, các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trên biển và phấn đấu cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định.


Tuyên bố chung của hai bên nói sẽ "kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, không mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông".


Quy mô bồi đắp


Tuy quy mô rất nhỏ nếu so với những gì Trung Quốc đang làm, điều này cho thấy Hà Nội muốn giữ đất ở tuyến đường thủy đang trong vòng tranh chấp, ngay cả khi điều đó có nguy cơ làm phật lòng Bắc Kinh, vẫn theo Bloomberg.


Việt Nam đã bồi đắp khoảng 120 mẫu Anh trên 10 đảo nhỏ kể từ năm 2014, theo tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ.


image003

Bản quyền hình ảnh DigitalGlobe Image caption Trung Quốc: Hình vệ tinh cho thấy cơ sở của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập


Việt Nam đã kéo dài đường băng và tăng cường khả năng về radar và tuần tra.


Để so sánh, Trung Quốc đã bồi đắp hơn 3.200 mẫu Anh trên bảy điểm ở quần đảo Trường Sa, xây dựng các cảng, hải đăng và đường băng mà họ nói chủ yếu phục vụ mục đích dân sự hoặc phòng thủ.


Trung Quốc đòi chủ quyền với hơn 80% Biển Đông, nơi có lượng thương mại toàn cầu trị giá khoảng 3,4 nghìn tỷ đôla qua lại.


Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền vùng biển này chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, và Đài Loan. Trong năm qua, Hà Nội đã trở thành nước có tiếng nói mạnh nhất chống lại các tuyên bố của Trung Quốc.


Mâu thuẫn tiềm tàng


Bloomberg trích lời Bill Hayton, một nhà nghiên cứu tại Viện Chatham, London, nói hoạt động nâng cấp mới nhất của Việt Nam ở Đá Tây diễn ra sau khi tin cho hay Trung Quốc đã gây áp lực, buộc Việt Nam phải ngừng khoan tại khu vực tranh chấp mà Việt Nam đã cho Repsol SA của Tây Ban Nha thuê.


Một điều khác cũng gây mâu thuẫn tiềm tàng giữa Hà Nội và Bắc Kinh là cuộc đàm phán được nối lại về Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên.


Mặc dù đã thông qua văn kiện khung dài một trang hồi tháng Tám, trong đó kêu gọi các bên cam kết thực hiện các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc muốn bộ quy tắc này có tính tự nguyện, trong khi Việt Nam lại muốn nó có tính ràng buộc pháp lý.


image004

Bản quyền hình ảnh CSIS Image caption Cơ sở xây cất cho phi cơ hạng nặng Y-8 của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa


Trong bài viết trên Tạp chí Forbes hôm 19/12, ông Peter Pham, Giám đốc điều hành của hãng Phoenix Capital cho rằng mối lo của các nước láng giềng rằng Bắc Kinh muốn làm chủ vùng biển này, cũng như các nguồn lợi và các tuyến giao thương, không phải là không có cơ sở.


"Ngoài chuyện "quân sự hóa" các bãi đá, Trung Quốc cũng nói đến chuyện thành lập 'Vùng nhận dạng phòng không' trên vùng biển này, buộc bất kỳ máy bay nào bay qua vùng biển phải xin phép Trung Quốc trước khi bay," ông Pham viết.


Tình hình hiện nay ở Biển Đông không dễ cho các nước nhỏ. Dù nhiều nước đang tìm sự ủng hộ quân sự của Mỹ, Trung Quốc có sức mạnh kinh tế nổi bật không thể chối cãi ở khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á.


Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Phillipines buộc phải cân nhắc kỹ làm thế nào để khẳng định chủ quyền mà không gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của mình, theo ông Peter Pham./ (BBC 19/12/2017)

01 Tháng Tám 2016(Xem: 13446)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12680)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13588)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14859)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13101)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14230)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18663)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14354)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15645)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14918)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13335)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14817)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 14085)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16123)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13677)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.